Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 9 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Với câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 9 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Sử 6 Bài 9. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 6 có đáp án cả ba bộ sách hay khác:




Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta (sách cũ)

Câu 1: Công cụ của cư dân Hoà Bình - Bắc Sơn là:

   A. Rìu bằng đá được mài ở lưỡi

   B. Rìu bằng hòn cuội

   C. Đá được ghè đẽo thô sơ

   D. A, B, C

Chọn đáp án: A. Rìu bằng đá được mài ở lưỡi

Giải thích: Đến thời Hòa Bình – Bắc Sơn, trình độ chế tác công cụ đã có sự tiến bộ đáng kể. Những chiếc rìu đá đã được mài ở lưỡi để tăng độ sắc cho công cụ.

Câu 2: Người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn - Hạ Long sống

   A. Riêng lẽ

   B. Sống theo gia đình

   C. Từng nhóm, có cùng huyết thống

   D. Bầy đàn

Chọn đáp án: C. Từng nhóm, có cùng huyết thống

Giải thích: Quan hệ xã hội hình thành. Những người cùng huyết thống sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi, có uy tín lên làm chủ.

Câu 3: Văn hoá Bắc Sơn ở sơ kì

   A. Thời đại đá cũ

   B. Thời kì đồ sắt

   C. Thời kì đồ đá mới

   D. Thời kì đồ đồng

Chọn đáp án: C. Thời kì đồ đá mới

Giải thích: Văn hóa Bắc Sơn là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại sau nền văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay từ một vạn đến tám ngàn năm. Bắc Sơn là đặt theo tên huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn), nơi đầu tiên phát hiện những di vật của nền văn hóa này. Các bộ lạc chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã tạo ra nền văn hóa Bắc Sơn.

Câu 4: Cư dân Bắc Sơn chủ yếu sống ở

   A. Ven suối

   B. Hang động mái đá

   C. Biết làm nhà chòi bằng lá

   D. Sống ngoài trời

Chọn đáp án: B. Hang động mái đá

Giải thích: Cư dân Bắc Sơn chủ yếu sống trong hang động, mái đá. Chỉ một bộ phận nhỏ biết làm những túp lều bằng cỏ hoặc lá cây.

Câu 5: Văn hóa Hoà Bình thuộc thời

   A. Đồ đá cũ

   B. Đồ đá mới

   C. Đồ đá cũ sang đồ đá mới

   D. Đồ sắt

Chọn đáp án: C. Đồ đá cũ sang đồ đá mới

Giải thích: Khởi thủy, cụm từ này được dùng để nói đến nền văn hóa cuội được ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội để tạo ra những dụng cụ từ thời kỳ đá cũ đến thời kỳ đá mới.

Câu 6: Người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long không chỉ biết lao động mà còn

   A. làm ra nhiều công cụ mới

   B. làm nhiều đồ trang sức

   C. làm nhiều thuyền

   D. làm nhiều trống đồng.

Chọn đáp án: B. làm nhiều đồ trang sức

Giải thích: Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những vỏ ốc được xuyên lỗ, những vòng tay bằng đá, những hạt chuỗi bằng đất nung,… trong các di chỉ khảo cổ.

Câu 7: Để mô tả cuộc sống của mình, người nguyên thủy đã

   A. ghi chép lại trong các cuốn sử.

   B. vẽ lên mặt trống đồng.

   C. vẽ trên vách hang động.

   D. kể lại cho con cháu nghe.

Chọn đáp án: C. vẽ trên vách hang động.

Giải thích: SGK Lịch sử 6 trang 25

Câu 8: Trong các hang động ở Bắc Sơn, Quỳnh Văn, các nhà khảo cổ đã phát hiện

   A. những bộ xương người được chôn cất

   B. sách cổ được ghi chép lại từ thời nguyên thủy

   C. nhiều mặt trống đồng

   D. nhiều đồ trang sức.

Chọn đáp án: A. những bộ xương người được chôn cất

Giải thích: Trong các hang động ở Bắc Sơn, Quỳnh Văn, các nhà khảo cổ đã phát hiện những bộ xương người được chôn cất, thậm chí ở Quỳnh Văn còn phát hiện những công cụ lao động được chôn cất theo.

Câu 9: Hang Đồng Nội, nơi phát hiện hình mặt người khắc trên vách hang ở tỉnh

   A. Hòa Bình

   B. Lạng Sơn

   C. Thanh Hóa

   D. Hà Nội

Chọn đáp án: A. Hòa Bình

Giải thích: SGK Lịch sử 6, hình 27 trang 29.

Câu 10: Ở nhiều hang động ở Hòa Bình – Bắc Sơn, đã phát hiện những lớp vỏ ốc dày từ

   A. 2 – 3m

   B. 3 – 4m

   C. 4 – 5m

   D. 5 – 6m

Chọn đáp án: B. 3 – 4m

Giải thích: SGK Lịch sử 6 trang 28

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Lịch Sử lớp 6:

doi-song-cua-nguoi-nguyen-thuy-tren-dat-nuoc-ta.jsp

Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học