Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 13 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Với câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 13 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Sử 6 Bài 13. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 6 có đáp án cả ba bộ sách hay khác:




Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang (sách cũ)

Câu 1: Văn Lang là một nước

   A. thủ công nghiệp

   B. nông nghiệp

   C. công nghiệp

   D. thương nghiệp

Chọn đáp án: B. nông nghiệp

Giải thích: Cư dân Văn Lang chủ yếu là làm nông nghiệp.

Câu 2: Thời Văn Lang, ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí,… những người thợ thủ công còn biết đúc

   A. cuốc

   B. xẻng

   C. trống đồng, thạp đồng

   D. dao

Chọn đáp án: C. trống đồng, thạp đồng

Giải thích: Việc biết đúc cả trống đồng, thạp đồng là một bước tiến lớn về kĩ thuật. Các sản phẩm này còn là vật tiêu biểu cho nền văn hóa của người Lạc Việt.

Câu 3: Ngoài đúc đồng, người Lạc Việt bắt đầu biết

   A. đánh bắt cá.

   B. đúc tiền.

   C. bước đầu biết rèn sắt.

   D. bước đầu biết mài đá.

Chọn đáp án: C. bước đầu biết mài đá.

Giải thích: SGK Lịch sử 6 trang 38

Câu 4: Việc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng

   A. thuyền

   B. đi bộ

   C. đi ngựa

   D. đi xe đạp

Chọn đáp án: A. thuyền

Giải thích: SGK Lịch sử 6 trang 38

Câu 5: Sau những ngày lao động mệt nhọc, cư dân Văn Lang thường làm gì

   A. chuẩn bị bữa ăn cho hôm sau

   B. nghỉ ngơi

   C. tổ chức lễ hội, vui chơi

   D. rèn đúc công cụ lao động

Chọn đáp án: C. tổ chức lễ hội, vui chơi.

Giải thích: Sau những ngày lao động mệt nhọc, cư dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Một số hình ảnh vui chơi được ghi lại trên mặt trống đồng.

Câu 6: Trong các ngày hội, thường vang lên tiếng

   A. hò reo của người dân.

   B. chế tác công cụ lao động.

   C. trống đồng

   D. đập các thanh tre với nhau

Chọn đáp án: C. trống đồng

Giải thích: Trong các ngày hội, thường vang lên tiếng trống đồng thể hiện điều mong muốn “mưa thuận, gió hòa”.

Câu 7: Đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc của cư dân Văn Lang đã hòa quyện nhau lại trong con người Lạc Việt đương thời, tạo nên

   A. tình cảm cá nhân sâu sắc.

   B. tình cảm cộng đồng sâu sắc.

   C. tình cảm dân tộc sâu sắc.

   D. tình cảm khu vực sâu sắc.

Chọn đáp án: B. tình cảm cộng đồng sâu sắc.

Giải thích: Đời sống vật chất và tinh thần đã giúp cư dân Văn Lang gắn bó với nhau trong mọi hoạt động, tạo nên tình cảm cộng đống sâu sắc.

Câu 8: Tầng lớp cuối cùng trong xã hội Văn Lang là

   A. những người quyền quý

   B. dân tự do

   C. nông dân

   D. nô tì

Chọn đáp án: D. nô tì

Giải thích: Nô tì là tầng lớp cuối cùng của cư dân Văn Lang, trên đó là những người quyền quý và nông dân tự do.

Câu 9: Truyện bánh chưng bánh giầy cho ta biết tục lệ gì của cư dân Văn Lang.

   A. ăn nhiều đồ nếp.

   B. tục thờ cúng tổ tiên.

   C. cư dân Văn Lang không thích ăn đồ nếp.

   D. nhiều trò chơi được tổ chức.

Chọn đáp án: B. tục thờ cúng tổ tiên.

Giải thích: Tục lệ thờ cúng tổ tiên và thắp hương ngày tết bằng bánh chưng đã là một phần không thể thiếu của người Việt từ thời Văn Lang đến tận bây giờ.

Câu 10: Vào những ngày thường, người nam thường

   A. đóng khố, mình trần, đi chân đất

   B. đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày đan bằng lá cây

   C. đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất.

   D. đóng khố, mình trần, đi giày lá.

Chọn đáp án: A. đóng khố, mình trần, đi chân đất.

Giải thích: Đây là kiểu ăn mặc phổ biến của nam thời Văn Lang, được ghi lại trên nhiều mặt trống đồng.

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Lịch Sử lớp 6:

doi-song-vat-chat-va-tinh-than-cua-cu-dan-van-lang.jsp

Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học