Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 13 Cánh diều năm 2024 có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 13: Nhà nước Âu Lạc có đáp án sách Cánh diều giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 6.

Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Sau khi đánh thắng quân Tần, hai vùng đất cũ của người Âu Việt và Lạc Việt hợp thành một nước mới có tên là

A. Đại Việt.

B. Âu Lạc.

C. Văn Lang.

D. Đại Cồ Việt.

Câu 2. Nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng

A. thế kỉ III TCN.

B. thế kỉ VII TCN.

C. thế kỉ X TCN.

D. thế kỉ V TCN.

Câu 3. Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã rời đô từ Phong Châu (Phú Thọ) về

A. Phú Xuân (Huế).

B. Hoa Lư (Ninh Bình). 

C. Vạn An (Nghệ An).

D. Phong Khê (Hà Nội).

Câu 4. Ai là người lãnh đạo nhân dân Âu Việt và Lạc Việt đánh thắng quân Tần xâm lược?

A. Thục Phán.

B. Hùng Vương.

C. Lạc hầu.

D. Lạc tướng.

Câu 5. Dưới thời Âu Lạc, người đứng đầu các chiềng, chạ được gọi 

A. Lạc hầu.

B. Lạc tướng.

C. Bồ chính.

D. Quan Lang.

Câu 6. Quân Tần tiến hành xâm lược nhà nước Văn Lang vào khoảng thời gian nào?

A. Cuổi thế kỉ I TCN.

B. Cuổi thế kỉ II TCN.

C. Cuổi thế kỉ III TCN.

D. Cuổi thế kỉ IV TCN.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 7. Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc được xây dựng trên cơ sở nào?

A. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần

B. Tổ chức thị tộc, bộ lạc của người Âu Lạc

C. Tổ chức thị tộc, bộ lạc của người Lạc Việt 

D. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang

Câu 8. Có nhiều nguyên nhân khiến An Dương Vương quyết định rời đô từ Phong Châu (Phú Thọ) về Phong Khê (Hà Nội), ngoại trừ việc Phong Khê là vùng đất

A. có dân cư đông đúc.

B. nằm ở trung tâm đất nước.

C. thuận lợi cho việc đi lại.

D. địa thế hiểm trở, nhiều cạm bẫy.

Câu 9. Vũ khí đặc sắc của người Việt cổ thời Âu Lạc là

A. nỏ Liên Châu.

B. súng thần cơ.

C. ngư lôi.

D. súng trường.

Câu hỏi vận dụng

Câu 10. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân phát triển kinh tế của nước Âu Lạc?

A. Tinh thần lao động sáng tạo, cần cù của nhân dân.

B. Đất nước được độc lập để phát triển ổn định.

C. Kết thừa những thành tựu đã đạt được từ thời Văn Lang. 

D. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị với nhân dân chưa sâu sắc.

Câu 11. Ai là người lãnh đạo nhân dân đánh thắng quân Tần xâm lược?

A. Thục Phán.

B. Hùng Vương.

C. Lạc hầu.

D. Lạc tướng.

Câu 12. Thời kì An Dương Vương gắn liền với sự tích nổi tiếng nào trong lịch sử dân tộc?

A. Thánh Gióng.

B. Bánh chưng - bánh giầy.

C. Mị Châu - Trọng Thủy.

D. Âu Cơ - Lạc Long Quân.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp của An Dương Vương để củng cố an ninh quốc phòng quốc gia?

A. Xây dựng thành Cổ Loa kiên cố.

B. Xây dựng lực lượng quân đội mạnh.

C. Trang bị vũ khí đã có nhiều cải tiến.

D. Không đồng ý với đề nghị cầu hòa của Triệu Đà.

Câu 14. Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương?

A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

B. Cả nước chia làm nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu.

C. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính.

D. Quyền lực của vua được tăng cường hơn.

Câu 15. Bài học kinh nghiệm lớn nhất cần rút ra sau thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà xâm lược là gì?

A. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.

B. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.

C. Luôn đề cao cảnh giác với kẻ thù. 

D. Phát huy tinh thần đoàn kết trong toàn dân.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác