Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Cánh diều Bài 3 (có đáp án): Nguồn gốc loài người

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Câu 1: Người “Nê-an-đéc-tan” có niên đại khoảng 100 000 năm trước thuộc dạng 

A. Người tối cổ. 

B. Người tinh khôn.

C. Vượn người.

D. Người vượn.

Câu 2: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy xương hoá thạch của Người tối cổ (có niên đại khoảng 2 triệu năm trước) tại địa điểm nào ở Đông Nam Á?

A. Pôn-đa-ung (Mi-an-ma).

B. Gia-va (In-đô-nê-xi-a).

C. Núi Đọ (Việt Nam). 

D. Koo-ta Tam-pan (Ma-lay-xi-a). 

Câu 3: Người tối cổ đã xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm?

A. 15 vạn năm.

B. 3 triệu năm.

C. 4 triệu năm trước.

D. 5 – 6 triệu năm.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm hình thể của Người tối cổ?

A. Đã loại hết dấu tích của vượn trên cơ thể.

B. Trán thấp, bợt ra sau, u mày nổi cao.

C. Trán cao, mặt phẳng.

D. Thể tích não khoảng 1450 cm3.

Câu 5: Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm?

A. 2 vạn năm.

B. 15 vặn năm trước.

C. 4 vạn năm trước.

D. 5 vạn năm.

Câu 6: Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng

A. 600.000 năm trước.

B. 700.000 năm trước.

C. 800.000 năm trước. 

D. 900.000 năm trước.

Câu 7: So với loài Vượn người, về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ tiến hóa hơn hẳn ở điểm nào?

A. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.

B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

C. Thể tích sọ lớn, khoảng 650 cm- 1200cm3.

D. Hoàn toàn di chuyển bằng 4 chi.

Câu 8: Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người diễn ra theo tiến trình

A. vượn người => Người tinh khôn => Người tối cổ.

B. người tối cổ => vượn người => Người tinh khôn

C. vượn người => Người tối cổ => Người tinh khôn.

D. người tinh khôn=> người tối cổ => vượn người.

Câu 9: Những dấu tích nào của người tối cổ được tìm thấy tại Đông Nam Á?

A. Công cụ đồ đồng.

B. Mũi tên, đồ gốm.

C. Di cốt hóa thạch, công cụ đồ đá.

D. Di cốt hóa thạch, công cụ đồ đồng.

Câu 10: Ở Việt Nam, răng hóa thạch của Người tối cổ được tìm thấy tại di chỉ khảo cổ nào?

A. Thẩm Hai (Lạng Sơn).

B. Núi Đọ (Thanh Hóa).

C. Xuân Lộc (Đồng Nai).

D. Quỳnh Văn (Nghệ An).

Câu 11: Ở Việt Nam, công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ của người tối cổ (có niên đại khoảng 400 000 năm trước) đã được phát hiện ở

A. An Khê (Gia Lai).

B. Núi Đọ (Thanh Hóa).

C. Thẩm Khuyên (Lạng Sơn).

D. Xuân Lộc (Đồng Nai).

Câu 12: Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành người tối cổ là sự chuyển biến từ

A. vượn cổ thành người tối cổ.

B. người tối cổ thành người tinh khôn.

C. người tối cổ thành vượn người.

D. người hiện đại thành người tối cổ.

Câu 13: Người tinh khôn còn được gọi là

A. Người hiện đại.

B. Người tối cổ.

C. Vượn người.

D. Người vượn.

Câu 14: Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dấu tích nào của Người tối cổ?

A. Bộ xương hóa thạch.

B. Bộ xương và các công cụ đá mài lưỡi.

C. Răng và công cụ đá ghè đẽo.

D. Hộp sọ và các công cụ kim khí.

Câu 15: Dạng người nào xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm?

A. Người vượn.

B. Người tối cổ.

C. Người tinh khôn.

D. Người hiện đại.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác:


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác