Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 11 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Với câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 11 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Sử 6 Bài 11. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 6 có đáp án cả ba bộ sách hay khác:




Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 11: Những chuyển biến về xã hội (sách cũ)

Câu 1: Các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là

   A. thị tộc

   B. bộ lạc

   C.

   D. thôn

Chọn đáp án: B. bộ lạc

Giải thích: Các làng bản ở vùng cao cũng nhiều hơn trước, do con người đã định cư lâu dài. Dần hình thành các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, được gọi là bộ lạc.

Câu 2: Sự phân công công việc như thế nào?

   A. Nam làm việc nặng, săn bắt nữ làm việc nhẹ nhàng, ở nhà

   B. Nam nữ chia đều công việc

   C. Tất cả mọi việc nam làm nữ ở nhà chỉ việc nấu cơm

   D. A, B đúng

Chọn đáp án: A. Nam làm việc nặng, săn bắt nữ làm việc nhẹ nhàng, ở nhà

Giải thích: Với những tiến bộ về công cụ lao động, số người làm nông nghiệp tăng lên; hơn nữa để có người làm việc ngoài đồng phải có người ở nhà lo việc ăn uống. Vì vậy sự phân công lao động trở nên cần thiết. Nam làm việc nặng, săn bắt nữ làm việc nhẹ nhàng, ở nhà

Câu 3: Xã hội có gì đổi mới

   A. Chế độ phụ hệ dần thay thế cho chế độ mẫu hệ

   B. Hình thành làng bản, chiền chạ

   C. Xã hội đã có sự phân giai cấp

   D. A, B, C đúng

Chọn đáp án: D. A, B, C đúng

Giải thích: Sản xuất ngày càng phát triển đã giúp cho cuộc sống của con người ngày càng ổn định. Hơn nữa, vị trí của người đàn ông ngày càng cao hơn trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản.

Câu 4: Những trung tâm văn hóa lớn được hình thành từ khi nào?

   A. Thế kỷ VI đến thế kỷ II TCN

   B. Thế kỷ VII đến thế kỷ I TCN

   C. Thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN

   D. Thế kỷ VIII đến thế kỷ II TCN

Chọn đáp án: C. Thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN

Giải thích: Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN, trên đất nước ta đã hình thành những nền văn hóa phát triển cao như Óc Eo (An Giang), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Đông Sơn,…

Câu 5: Văn hóa Đông Sơn ở khu vực nào?

   A. Tây Nam Bộ

   B. Nam Trung Bộ

   C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

   D. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Chọn đáp án: D. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Giải thích: Tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều di chỉ khảo cổ ở thời văn hóa Đông Sơn có giá trị về nhiều mặt.

Câu 6: Vào thời văn hóa Đông Sơn, đồ đá gần như được thay thế bởi

   A. đồ đồng.

   B. đồ sắt.

   C. đất nung.

   D. xương thú.

Chọn đáp án: A. đồ đồng.

Giải thích: Vào thời văn hóa Đông Sơn, đồ đồng gần như thay thế cho đồ đá. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng loạt công cụ, vũ khí đồng.

Câu 7: Sử cũ gọi chung cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là

   A. người Nam Việt.

   B. người Lạc Việt.

   C. người Đại Việt.

   D. người Bách Việt.

Chọn đáp án: B. người Lạc Việt.

Giải thích: Cuộc sống của người Lạc Việt ở thời văn hóa Đông Sơn đã có phần ổn định hơn trước.

Câu 8: Người được bầu để quản lí làng bản phải có các tiêu chí

   A. Những người trẻ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản.

   B. Những người già, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản.

   C. Những người trẻ, có ít kinh nghiệm trong sản xuất nhưng có nhiều kinh nghiệm trong gia đình, làng bản.

   D. Những người già, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản.

Chọn đáp án: B. Những người già, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản.

Giải thích: Những người già, có nhiều kinh nghiệm thường được người dân tin tưởng và chọn làm người đứng đầu, quản lí làng bản.

Câu 9: Đúc đồng, làm đồ trang sức thời nguyên thủy về sau được gọi chung là

   A. các nghề thương nghiệp

   B. các nghề thủ công

   C. các nghề nông nghiệp.

   D. các nghề nội thương.

Chọn đáp án: B. các nghề thủ công

Giải thích: Thủ công có nghĩa là những nghề cần dùng công sức, bàn tay của người thợ để làm ra sản phẩm.

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Lịch Sử lớp 6:

nhung-chuyen-bien-ve-xa-hoi.jsp

Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học