Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 10 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Với câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 10 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Sử 6 Bài 10. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 6 có đáp án cả ba bộ sách hay khác:




Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế (sách cũ)

Câu 1: Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn, dần dần đã xuất hiện

   A. Những làng bản thưa thớt dân ở các vùng ven sông.

   B. Những làng bản đông dân ở các vùng ven sông.

   C. Những làng bản thưa thớt dân ở các vùng chân núi.

   D. Những làng bản đông dân ở các vùng chân núi.

Chọn đáp án: B. Những làng bản đông dân ở các vùng ven sông.

Giải thích: Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn, dần dần đã xuất hiện những làng bản đông dân ở các vùng ven sông, đặc biệt là ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai,...

Câu 2: Kim loại đầu tiên được dùng là

   A. Sắt

   B. Đồng

   C. Vàng

   D. Hợp kim

Chọn đáp án: B. Đồng

Giải thích: SGK Lịch sử 6 trang 32

Câu 3: Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?

   A. Cuộc sống của con người được ổn định hơn.

   B. Cuộc sống của con người bấp bênh hơn trước.

   C. Việt Nam là quê hương của cây lúa nước.

   D. Công cụ lao động có sự thay đổi.

Chọn đáp án: A. Cuộc sống của con người được ổn định hơn.

Giải thích: Với sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước, người dân phải sinh sống ven các con sông lớn để canh tác và dần dần định cư luôn tại nơi đó.

Câu 4: Rìu đá có vai mài rộng ra hai mặt hình dáng cân xứng được phát hiện ở niên đại nào?

   A. 4000 – 3500 năm.

   B. 4000 năm.

   C. 3500 năm.

   D. 4000 – 3000 năm.

Chọn đáp án: A. 4000 – 3500 năm.

Giải thích: SGK Lịch sử 6 trang 31

Câu 5: Thuật luyện kim được phát minh nhờ vào nghề nào?

   A. Lúa nước

   B. Làm gốm

   C. Chăn nuôi

   D. Làm đồ trang sức

Chọn đáp án: B. Làm gốm

Giải thích: Nhờ sự phát triển của nghề làm gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.

Câu 6: Ý nghĩa quan trọng nhất của thuật luyện kim ra đời

   A. Cuộc sống ổn định

   B. Của cải dư thừa

   C. Năng xuất lao động tăng lên

   D. Công cụ được cải tiến

Chọn đáp án: C. Năng xuất lao động tăng lên

Giải thích: Thuật luyện kim đã tạo ra nhiều công cụ lao động và từ đó khiến năng suất lao động tăng lên.

Câu 7: Rìu đá của cư dân Phùng Nguyên khác với rìu đá của cư dân khác như thế nào?

   A. Rìu được mài lưỡi sắt hơn

   B. Rìu được mài có vai

   C. Còn thô sơ

   D. Được mài nhẵn và cân xứng

Chọn đáp án: D. Được mài nhẵn và cân xứng

Giải thích: Các nhà khảo cổ đã phát hiện những rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng.

Câu 8: Di chỉ: cục đồng, dây đồng, xỉ đồng được tìm thấy ở

   A. Sơn Vi

   B. Óc Eo

   C. Phùng Nguyên

   D. Đồng Nai

Chọn đáp án: C. Phùng Nguyên

Câu 9: Người nguyên thủy cũng đã biết làm chì lưới để đánh cá bằng

   A. hợp kim

   B. chì

   C. đất nung

   D. vải

Chọn đáp án: C. đất nung

Giải thích: SGK Lịch sử 6 – trang 31

Câu 10: Rìu đá Hoa Lộc được tìm thấy ở tỉnh nào hiện nay?

   A. Lạng Sơn

   B. Bắc Cạn

   C. Thanh Hóa

   D. Lào Cai

Chọn đáp án: C. Thanh Hóa

Giải thích: Hoa Lộc là một vùng thuộc tỉnh Thanh Hóa, tại đây các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ của người nguyên thủy trên đất nước ta.

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Lịch Sử lớp 6:

nhung-chuyen-bien-trong-doi-song-kinh-te.jsp

Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học