Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 12 Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Lịch sử lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021, VietJack biên soạn Lịch Sử 12 Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000) theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Lịch sử 12.
A. Lý thuyết bài học
I. ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG
1. Hoàn cảnh lịch sử mới
* Tình hình thế giới:
- Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước Đông Âu ⇒ để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đồng thời đặt ra yêu cầu cho Việt Nam phải xem xét lại con đường phát triển của mình (do quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam có sự học hỏi kinh nghiệm của Liên Xô).
- Công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc bước đầu đạt được nhiều thành tựu ⇒ để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hoàn cầu hóa ⇒ đặt ra cho Việt Nam yêu cầu phải tiến hành cải đổi mới cách, mở cửa,...
* Tình hình Việt Nam:
- Do sai lầm về chủ trương, chính sách trong việc thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), đầu những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội => Để khắc phục, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và bảo vệ và phát triển Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần phải tiến hành đổi mới.
- Việt Nam đang có những bất lợi trong quan hệ quốc tế (với Mĩ, Trung Quốc, ASEAN,...) => cần phải điều chỉnh chính sách đối ngoại.
2. Đường lối đổi mới của Đảng
- Đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI (1986), được điều chỉnh, bổ sung, phát triển qua các kì Đại hội.
a. Quan điểm chung
- Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
- Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, trải qua 1 quá trình lâu dài.
- Đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới về chính trị, song đổi mới kinh tế là trọng tâm.
3. Nội dung chính
- Về kinh tế:
+ Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.
+ Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Về chính trị:
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
+ Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
+ Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986 – 2000)
1. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1986 – 1990
a. Đại hội VI (tháng 12/1986) mở đầu công cuộc đổi mới
* Hoàn cảnh:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Dưới tác động của hoàn cảnh lịch sử mới, tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập ⇒ xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới.
* Nội dung:
- Khẳng định tiếp tục đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế - xã hội chủ nghĩa.
- Nhận thức đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỷ lịch sử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện đang ở chặng đầu tiên.
- Trước mắt, trong năm năm 1986 – 1990, cần tập sức người, sức của thực hiện Ba chương trình kinh tế về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Muốn vậy thì nông – lâm - ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí hàng đầu. Nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên về vốn đầu tư, về năng lực, vật tư, lao động kỹ thuật.
b. Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới
- Lương thực, thực phẩm: từ chỗ thiếu ăn hàng năm (năm 1988, ta phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo), đến năm 1990, Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.
- Hàng hóa trên thị trường dồi dào, nhất là hàng tiêu dùng, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tăng. Các cơ sở sản xuất đã gắn chặt với nhu cầu thị trường.
- Kinh tế đối ngoại: phát triển nhanh và mở rộng về quy mô, hình thức. Hàng xuất khẩu tăng ba lần.
Xuất khẩu gạo tại cảng Sài Gòn
⇒ Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
2. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1991 – 1995
a. Đại hội VII (tháng 6/1991) tiếp tục sự nghiệp đổi mới
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đại hội VII (tháng 6/1991) đã:
- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
- Đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu; khắc phục các khó khăn, yếu kém và điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên.
- Thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”.
- Đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạc 5 năm 1991 – 1995:
+ Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát. Ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.
+ Ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế; đẩy mạnh Ba chương trình kinh tế và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa.
b. Tiến bộ và hạn chế của sự nghiệp đổi mới
* Tiến bộ:
- Kinh tế:
+ Tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục. Kinh tế tăng trưởng nhanh, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm là 8,2%.
+ Nạn lạm phát ở mức cao từng bước bị đẩy lùi.
+ Kinh tế đối ngoại phát triển, thị trường xuất nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh.
- Hoạt động khoa học - công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường.
- Chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được củng cố.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại:
+ Phá thế bị bao vây, cô lập; tham gia tích cực vào hoạt động của cộng đồng quốc tế, quan hệ với hơn 160 nước.
+ Ngày 11/7/1995, Việt Nam và Hoa Kì thiết lập quan hệ ngoại giao.
+ Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.
Lễ kết nạp Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức ASEAN (1995)
* Hạn chế:
- Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu, trình độ khoa học và công nghệ chuyển biến chậm...
- Tham nhũng, lãng phí, buôn lậu...chưa được ngăn chặn.
- Sự phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, đời sống nhân dân còn khó khăn.
3. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1996 - 2000)
a. Đại hội VIII (6/1996) đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đại hội VIII (tháng 6/1996) đã:
- Tổng kết 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đề ra chủ trương,nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
- Khẳng định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
- Đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1996 – 2000:
+ Đẩy mạnh đổi mới toàn diện và đồng bộ, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
+ Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững.
+ Giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao tích lũy nội bộ từ nền kinh tế.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
b. Chuyển biến tiến bộ và khó khăn, hạn chế của công cuộc đổi mới.
* Tiến bộ:
- Kinh tế:
+ Kinh tế vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm 7%.
+ Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển.
- Khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực. Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất.
Cầu Mĩ Thuận bắc qua sông Tiền
* Khó khăn và hạn chế.
- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao. Hiệu quả sức cạnh tranh thấp.
- Kinh tế Nhà nước chưa tương xứng với vai trò chủ đạo, kinh tế tập thế chưa mạnh.
- Hoạt động khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.
- Tỉ lệ thất nghiệp cao, đời sống nhân dân, nhất là nông dân, ở một số vùng còn thấp.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?
A. Du nhập những luồng tư tưởng mới vào Việt Nam
B. Làm xuất hiện những giai cấp mới ở Việt Nam
C. Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu độc lập
D. Làm cho phong trào yêu nước mang màu sắc mới
Lời giải:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương đã dẫn tới sự xuất hiện những giai cấp mới ở Việt Nam. Những giai cấp mới tiếp thu những tư tưởng mới sẽ làm cho phong trào yêu nước Việt Nam mang màu sắc mới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá lý luận cách mạng gì về Việt Nam?
A. Chủ nghĩa Mác- Lênin
B. Lý luận cách mạng vô sản
C. Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc
D. Chủ nghĩa Mác
Lời giải:
Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Đây là một điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi không trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin mà có sự biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Qúa trình truyền bá này được thể hiện cụ thể thông qua hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu lịch sử Việt Nam khước từ khuynh hướng tư sản, lựa chọn đi theo khuynh hướng vô sản?
A. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
B. Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập
C. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại
D. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và phong trào cách mạng 1930-1931
Lời giải:
Khởi nghĩa Yên Bái thất bại và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 đánh dấu lịch sử Việt Nam khước từ khuynh hướng tư sản, lựa chọn đi theo khuynh hướng vô sản
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1954 là
A. Kháng chiến chống Pháp
B. Xây dựng chế độ mới ở Việt Nam
C. Kháng chiến - kiến quốc
D. Bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám
Lời giải:
Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1954 là kháng chiến- kiến quốc để bảo vệ và phát huy thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945- độc lập dân tộc và chính quyền nhà nước
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 -1975 là
A. Kháng chiến chống Mĩ cứu nước
B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội
C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam
D. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
Lời giải:
Xuất phát từ tình hình đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, với những điều kiện lịch sử cụ thể khác biệt, Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ cho cách mạng từng miền và nhiệm vụ chung là “kháng chiến chống Mĩ, cứu nước” để thống nhất đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Chiến thắng nào trong thời kì 1954 - 1975 đánh dấu bước phát triển từ đấu tranh chính trị phát triển lên khởi nghĩa?
A. Phong trào “Đồng khởi” 1959-1960.
B. Đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968
C. Đánh thắng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973)
D. Đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965)
Lời giải:
Ở miền Nam, tiến hành cuộc đấu tranh chính trị phát triển lên khởi nghĩa bắt đầu từ phong trào “Đồng Khởi” năm 1959 - 1960. Hành động khủng bố của chính quyền Mĩ - Diệm khiến cho nhân dân miền Nam không thể tiếp tục con đường đấu tranh chính trị hòa bình, mà buộc phải khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Sự du nhập sâu rộng lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước?
A. Làm cho phong trào yêu nước Việt Nam mang màu sắc mới
B. Làm cho phong trào yêu nước ngả dần sang quỹ đạo vô sản
C. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước
D. Đặt ra yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam
Lời giải:
Sự du nhập sâu rộng lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam đã làm cho phong trào yêu nước thoát dần khỏi quỹ đạo dân chủ tư sản, ngả dần sang quỹ đạo vô sản. Từ đó thúc đẩy phong trào yêu nước theo con đường vô sản phát triển (biểu hiện rõ nét là sự thành lập ba tổ chức cộng sản) và đặt ra yêu cầu phải thành lập một Đảng Cộng sản.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Yêu cầu cấp thiết đặt ra cho Việt Nam vào đầu năm 1930 là
A. Đánh bại hoàn toàn khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản.
B. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản
C. Giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối
D. Thúc đẩy phong trào công nhân trở thành phong trào tự giác
Lời giải:
Do sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ, năm 1929, ở Việt Nam đã xuất hiện 3 tổ chức cộng sản. Tuy nhiên các tổ chức này lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau gây ra nguy cơ chia rẽ lớn. Trong bối cảnh đó, yêu cầu cấp thiết của lịch sử Việt Nam đầu năm 1930 là thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản để tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Đâu là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945?
A. Giải phóng dân tộc
B. Thổ địa cách mạng
C. Giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày
D. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ
Lời giải:
Trong bối cảnh mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam thuộc địa là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai nên nhiệm vụ hàng đầu của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là giải phóng dân tộc. Chính vì thế, khi xét tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945 thì cuộc cách mạng này được coi là cách mạng giải phóng dân tộc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Ý nào sau đây phản ánh đúng tiến trình phát triển của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1954 -1975 là
A. Đấu tranh chính trị- Khởi nghĩa- chiến tranh giải phóng
B. Khởi nghĩa- Chiến tranh giải phóng
C. Đấu tranh chính trị- Khởi nghĩa từng phần- Tổng khởi nghĩa
D. Đấu tranh chính trị- Khởi nghĩa từng phần- Tổng tiến công và nổi dậy
Lời giải:
Tiến trình phát triển của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1954-1975 là đi từ đấu tranh chính trị phát triển lên khởi nghĩa (từ “Đồng Khởi” 1959-1960), rồi chiến tranh giải phóng (từ giữa năm 1961), kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh trải qua 5 giai đoạn, lần lượt đánh bài 4 chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000 là
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam
B. Sự đoàn kết, đồng lòng giữa Đảng và nhân dân
C. Sự ủng hộ của quốc tế
D. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn
Lời giải:
Nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000 là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối cách mạng đúng đắn, độc lập, tự chủ, sáng tạo. Vì nếu không có sự lãnh đạo của Đảng sức mạnh của toàn dân tộc sẽ không được quy tụ, phát huy một cách triệt để để làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cần được Việt Nam vận dụng như thế nào trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia hiện nay?
A. Tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới
B. Dựa vào các văn bản pháp lý quốc tế để đấu tranh
C. Xây dựng tiềm lực quốc gia hùng mạnh
D. Kết hợp xây dựng tiềm lực quốc gia với tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
Lời giải:
Để cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia được thực hiện có hiệu quả cần phải kết hợp giữa việc xây dựng tiềm lực quốc gia hùng mạnh (bao gồm sự hùng mạnh về kinh tế đi liền với sự hiện đại của cơ sở vật chất – kĩ thuật và chất lượng nguồn nhân lực) với tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới. Đó chính là bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại trong lịch sử mà Đảng cần vận dụng trong tình hình hiện nay
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Bài học lịch sử lớn nhất hiện nay được đúc rút từ công tác xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam là gì?
A. Đảng tập hợp tất cả các tầng lớp và giai cấp trong xã hội.
B. Đại đoàn kết dân tộc.
C. Thành lập các hiệp hội yêu nước.
D. Chủ nghĩa xã hội gắn liền với độc lập dân tộc.
Lời giải:
Bài học lịch sử lớn nhất hiện nay được đúc rút từ công tác xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam là thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Nguyên tắc cơ bản của Việt Nam trong quá trình đấu tranh để giành, bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến hiện nay là
A. Nắm vững quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản
B. Kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
C. Kiên quyết giữ vững độc lập dân tộc trong mọi tình huống
D. Bảo đảm quyền làm chủ thuộc về quần chúng
Lời giải:
Kể từ khi ra đời năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam đã giương cao hai ngọn cờ chiến lược là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (chống Pháp, Mĩ giành độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội). Thực tiễn quá trình đấu tranh để giành, bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay đều dựa trên nguyên tắc cơ bản này.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: “Con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng. Đó là con đường nối liền Bắc - Nam, thống nhất nước nhà, là con đường tương lai giàu có của Tổ quốc ta và là con đường đoàn kêt của các dân tộc ba nước Đông Dương” (Lê Duẩn). “Con đường” được nhắc đến trong đoạn trích trên là
A. Đường lối cách mạng.
B. Đường lối chiến lược.
C. Đường Trường Sơn.
D. Đường 9 Nam Lào.
Lời giải:
Con đường được nhắc đến trong đoạn trích trên là đường Trường Sơn, được khai thông từ năm 1959.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá là “cái mốc chói lọi bằng vàng”?
A. Biên giới Thu - Đông năm 1950.
B. Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
D. Điện Biên Phủ năm 1954.
Lời giải:
Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
Trong bài báo “Nhân ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ” (với bút danh Chiến Sĩ) đăng trên báo “Nhân Dân”, Bác viết: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn... Với tinh thần quyết chiến quyết thắng của Điện Biên Phủ, từ nay về sau nhân dân miền Nam chắc sẽ thắng lợi hơn nữa. Muốn tránh một thất bại như ở Điện Biên Phủ và muốn khỏi mất thể diện, thì đế quốc Mỹ chỉ có một cách là chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược, rút ngay quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, để nhân dân miền Nam tự giải quyết lấy vấn đề nội bộ của mình”.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Nhân tố quyết định đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là
A. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
B. Sự ủng hộ giúp đỡ của các nước trên thế giới.
C. Truyền thống yêu nước của dân tộc.
D. Khối đoàn kết toàn dân.
Lời giải:
Hiện nay, sự lãnh đạo của Đảng vẫn luôn là nhân tố quyết định đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt ta có nhiều thuận lợi từ kết quả đạt được của 30 năm đổi mới, nhưng vẫn đang đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ, tác động trực tiếp tới sự ổn định chính trị, chủ quyền lãnh thổ, an ninh, trật tự và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
=> Đảng giữ vững vai trò lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt, đồng thời đảm bảo tính đúng đắn, sáng tạo, sáng suốt trong mọi chủ trương, đường lối, quyết định lãnh đạo, chỉ đạo. Đồng thời,Đảng lãnh đạo nhân dân quyết liệt đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Bài học kinh nghiệm về nhân tố hàng đầu đảm bảo thẳng lợi của cách mạng Việt Nam (1930 - 1975) là
A. xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân.
B. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH.
C. truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.
D. sự lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt, chủ động của Đảng.
Lời giải:
Bài học kinh nghiệm về nhân tố hàng đầu đảm bảo thẳng lợi của cách mạng Việt Nam (1930 - 1975) là sự lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt, chủ động của Đảng. Bởi, trước khi Đảng ra đời thì phong trào đấu tranh dù có phát triển mạnh mẽ đến đâu cuối cùng vẫn thất bại. Từ khi Đảng ra đời, với đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tại, linh hoạt của Đảng mà ta đã giành được những thắng lợi to lớn trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Nguyên nhân quyết định nhất để dân tộc Việt Nam có thể đương đầu với các thế lực ngoại xâm trong nửa sau thế kỉ XX là
A. tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, lao động cần cù sáng tạo của nhân dân Việt Nam.
B. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng đúng đắn.
C. hoàn cảnh quốc tế vô cùng thuận lợi, sự giúp đỡ to lớn của bạn bè thế giới.
D. tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân ba nước Đông Dương.
Lời giải:
Nguyên nhân quyết định nhất để dân tộc Việt Nam có thể đương đầu với các thế lực ngoại xâm trong nửa sau thế kỉ XX là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng đúng đắn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20: Thực tiễn lịch sử Việt Nam cho thấy kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ cứu nước (1954-1975) thực chất là
A. Hai giai đoạn song song một tiến trình cách mạng.
B. Hai thời kỳ của một nhiệm vụ chiến lược cách mạng dân tộc.
C. Thực hiện một đường lối giải phóng dân tộc.
D. Hai bước phát triển tất yếu của một tiến trình cách mạng.
Lời giải:
Xét đáp án D: đây là hai bước phát triển tất yếu của một tiến trình cách mạng vì một mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân:
- Với cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, chỉ miền Bắc được giải phóng và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam phải tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
- Với cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhân dân Việt Nam đã tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở cả hai miền, tiếp tục hoàn thiện mục tiêu chung duy nhất là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cho đến năm 1975, sau cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975, nhiệm vụ đó đã hoàn thành, cả nước bước vào thời kì khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đáp án cần chọn là: D
C. Giải bài tập sgk
Câu 1 (trang 216 sgk Lịch Sử 12): Nêu ý nghĩa của những thành tựu ...
Câu 2 (trang 216 sgk Lịch Sử 12): Hãy nêu những khó khăn ...
Xem thêm các bài học Lịch sử lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
- Lịch Sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
- Lịch Sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)
- Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)
- Lịch Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
- Lịch Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều