Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 12 Bài 1 (sách mới)
(Kết nối tri thức) Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 1: Liên hợp quốc
(Chân trời sáng tạo) Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 1: Liên hợp quốc
Lời giải Lịch Sử 12 Bài 1 sách mới. Mời các bạn đón đọc:
(Chân trời sáng tạo) Giải sgk Lịch Sử 12 Bài 1: Liên hợp quốc
Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) (sách cũ)
A. Lý thuyết bài học
I. HỘI NGHỊ IANTA VÀ NHỮNG THỎA THUẬN CỦA BA CƯỜNG QUỐC
a. Bối cảnh:
- Đầu năm 1945 , Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:
+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
⇒ Một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta ( Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 – 1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô) , Ph. Rudove (Mĩ) và U. Sơcxin (Anh).
U. Sớcsin, Ph. Ru dơ ven, I. Xtalin (từ trái qua phải) tại Hội nghị Ianta
b. Nội dung hội nghị:
1 - Mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
2 - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
3 - Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
- Ở châu Âu:
+ Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liêm xô.
+ Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.
+ Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
- Ở châu Á:
+ Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
+ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.
Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38
+ Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ.
+ Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
c. Hệ quả:
- Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta
Sự phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới theo khuân khổ của trật tự hai cực Ianta
II. SỰ THÀNH KAPAJ LIÊN HỢP QUỐC
1. Sự thành lập:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc → nhân dân thế giới có nguyện vọng chung sống, giữ gìn hòa bình.
- Tại Hội nghị Ianta, các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất thành lập 1 tổ chức quốc tế mang tên Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới.
- Hội nghị Xan Phranxico (tháng 4 đến tháng 6/1945) đã thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
Lễ kí Hiến chương Liên hợp quốc tại Xan Phranxico (Mĩ)
2. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động.
a. Mục tiêu:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
- Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
b. Nguyên tắc hoạt động: Liên hợp quốc hoạt động theo 5 nguyên tắc sau:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
3. Cơ cấu tổ chức:
Gồm 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng Quản thác, tòa án quốc tế và Ban thư kí.
Trụ sở chính của Liên hợp quốc tại Niu Ooc
4. Vai trò:
- Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- Có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực.
- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế,....
III. SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ THỐNG ĐỐI LẬP
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra nhiều sự kiện quan trọng với xu hướng hình thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa:
- Thứ nhất: Sự hình thành của hai nhà nước ở Đức với hai chế độ chính trị khác nhau vào năm 1949.
+ Tháng 9/1949, Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập – đi theo con đường TBCN.
+ Tháng 10/1949, Cộng hòa dân chủ Đức ra đời – đi theo con đường XHCN.
- Thứ hai: Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu và mối quan hệ giữa Liên Xô – các nước Đông Âu ngày càng được củng cố
→ Hệ thống XHCN được hình thành.
- Thứ ba: Mĩ thực hiện kế hoạch Mác-san nhằm mục đích lôi kéo, khống chế các nước Tây Âu vào khối liên minh chống Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới.
⇒ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở châu Âu đã xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu TBCN và Đông Âu XHCN.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
A. HỘI NGHỊ IANTA (2-1945) VÀ NHỮNG THỎA THUẬN CỦA BA CƯỜNG QUỐC
Câu 1: Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào?
A. Anh - Pháp - Mĩ.
B. Anh - Mĩ - Liên Xô.
C. Anh - Pháp - Đức.
D. Mĩ - Liên Xô - Trung Quốc.
Lời giải:
Đầu năm 1945, nguyên thủ ba cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô đã quyết định triệu tập hội nghị cấp cao ba nước tại Ianta (Liên Xô).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc
Lời giải:
Đầu năm 1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các cường quốc đồng minh => Hội nghị Ianta được triệu tập (4 – 11/2/1945).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Tương lai của Nhật Bản được quyết định như thế nào theo Hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng.
B. Nhật Bản vẫn giữ nguyên trạng.
C. Quân đội Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin của Nhật Bản.
D. Nhật Bản trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Lời giải:
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Theo quyết định của hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào cần phải trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ?
A. Đức
B. Mông Cổ
C. Trung Quốc
D. Triều Tiên
Lời giải:
Theo nội dung của Hội nghị Ianta về phân chia phạm vi đóng quân và giải giáp quân đội phát xít của các cường quốc Đồng minh có quy định: Trung Quốc cần phải trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; …
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào sẽ thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu?
A. Liên Xô
B. Mĩ
C. Mĩ, Anh
D. Mĩ, Anh, Pháp
Lời giải:
Theo nội dung của Hội nghị Ianta về phân chia phạm vi đóng quân và giải giáp quân đội phát xít của các cường quốc Đồng minh có quy định: quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Theo quy định của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Liên Xô.
B. Mỹ.
C. Anh.
D. Pháp.
Lời giải:
Theo quy định của Hội nghị Ianta, quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Theo nội dung của Hội nghị Pốtxđam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho ai?
A. Quân đội Anh trên toàn Việt Nam.
B. Quân đội Pháp ở phía Nam vĩ tuyến 16.
C. Quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.
D. Quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16 và quân đội Pháp ở phía Nam.
Lời giải:
Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (Đức, tổ chức từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Liên Xô, Mĩ, Anh
B. Các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.
C. Hoa Kỳ, Anh, Pháp.
D. Anh, Đức, Nhật Bản.
Lời giải:
Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Nội dung nào không phải là mục đích triệu tập Hội nghị Ianta (tháng 2-1945)?
A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
B. Thành lập khối Đồng minh chống phát xít.
C. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
D. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
Lời giải:
- Các đáp án A, C, D: là vấn đề cấp bách đặt ra cho các cường quốc Đồng minh khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết => Cũng đồng thời là mục đích triệu tập hội nghị Ianta (2-1945).
- Đáp án B: khối Đồng minh chống phát xít được thành lập từ năm 1942 -> Đây không phải mục đích triệu tập hội nghị Ianta.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới việc các cường quốc đồng minh triệu tập Hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Yêu cầu nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
B. Yêu cầu tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
C. Yêu cầu thắt chặt khối đồng minh chống phát xít
D. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
Lời giải:
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh. Đó là:
1- Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
2- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
3- Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) (2-1945)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Theo Hội nghị Ianta, để nhanh chóng kết thúc nhanh chiến tranh, ba cường quốc đã thống nhất điều gì?
A. Mĩ sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt quân phiệt Nhật
B. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc
C. Hồng quân Liên Xô tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Bec-lin.
D. Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
Lời giải:
Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Tại sao Liên Xô lại được khôi phục lại những quyền lợi đã mất của nước Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 – 1905)?
A. Do thế và lực của Liên Xô mạnh hơn trước
B. Do Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á
C. Do Liên Xô có công tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu
D. Do sự thỏa hiệp giữa các cường quốc
Lời giải:
Theo quy định của Hội nghị Ianta, hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản bao gồm: giữ nguyên trạng Mông Cổ, khôi phục quyền lợi của nước Nga đã mất trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 (bao gồm việc trả đảo miền Nam Xa – kha – lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu – rin).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?
A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mỹ phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới
B. Trật tự thế giới mới phân thành 2 cực đứng đầu là Mĩ - Liên Xô được đặt khuôn khổ từ Hội nghị Ianta.
C. Ianta là trung tâm của các vấn đề xung đột trên thế giới
D. Ianta là khu vực trung tâm tranh chấp ảnh hưởng giữa Mĩ - Liên Xô sau chiến tranh
Lời giải:
Sở dĩ trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai là vì thế giới có sự phân chia thành 2 cực, đứng đầu mỗi cực là Mĩ và Liên Xô. Sự phân chia này được đặt nền tảng, khuôn khổ từ hội nghị Ianta (4-11/2/1945)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Được thiết lập trên cơ sở áp đặt của các nước thắng trận với các nước thua trận
B. Do các nước tư bản hoàn toàn thao túng
C. Không thỏa mãn được yêu cầu của các bên tham chiến
D. Có sự phân chia thành 2 cực, 2 phe do Mĩ và Liên Xô đứng đầu
Lời giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới chia thành hai phe- tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa- do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Em có nhận xét gì về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Âu giữa các cường quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A. Sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mĩ và Liên Xô
B. Sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa các cường quốc
C. Nước Đức là trung tâm của sự phân chia giữa các cường quốc
D. Sự phân chia diễn ra ở toàn bộ châu Âu
Lời giải:
Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1925), vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Ở đây có sự khác biệt giữa thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít với phân chia phạm vi ảnh hưởng. Việc chiếm đóng có sự tham gia của 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. Phân chia phạm vi ảnh hưởng chỉ có sự tham gia của Liên Xô và Mĩ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) có hạn chế gì?
A. Quá bất công với các nước bại trận và dân tộc thuộc địa
B. Không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tư bản
C. Do các nước tư bản hoàn toàn chi phối
D. Tạo điều kiện để các nước phương Tây khôi phục lại quyền thống trị ở các thuộc địa cũ
Lời giải:
Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây”- quyết định này là tín hiệu của hội nghị cho phép các nước phương Tây quay trở lại tái chiếm, khôi phục quyền thống trị của mình ở các thuộc địa cũ => Gây bất lợi cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ví dụ như ở Đông Nam Á, Hội nghị Ianta quy định các nước này vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây cho nên sau khi chiến tranh kết thúc, các nước phương Tây đã xâm lược trở lại các thuộc địa cũ của mình. Có thể liên hệ với chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu ở giai đoạn 1945 – 1950 (Pháp quay trở lại Việt Nam, Anh quay lại Mã Lai, … )
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Việc triệu tập hội nghị Ianta và một trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?
A. Sự thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các cường quốc sau chiến tranh
B. Nhu cầu thiết lập một nền hòa bình bền vững sau chiến tranh
C. Tham vọng chi phối thế giới của các cường quốc
D. Thái độ coi thường của các nước lớn đối với các dân tộc nhược tiểu
Lời giải:
Quan hệ quốc tế là mối quan hệ giữa các quốc gia trong phạm vi thế giới và trong 4 đáp án trên chỉ có đáp án A đáp ứng được yêu cầu. Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai phản ảnh khoảng cách phát triển giữa các nước ngày càng lớn. Nếu như ở hội nghị Véc-xai (1919) có 27 nước tham dự và 5 nước giữ vai trò chủ chốt; thì ở hội nghị Ianta (1945) chỉ có 3 nước tham dự và 2 nước giữ vai trò chủ chốt.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực gì đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam trong năm 1945?
A. Việt Nam không phải chịu sự tác động của cuộc đối đầu Xô- Mĩ
B. Tiêu diệt phát xít Nhật, tạo thời cơ để nhân dân Việt Nam nổi dậy khởi nghĩa
C. Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ tổ chức Liên Hợp Quốc
D. Việt Nam không bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược
Lời giải:
Việc Hội nghị Ianta chủ trương nhanh chóng tiêu diệt phát xít Nhật. Nhật đầu hàng Đồng minh cũng là mốc đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc - kẻ thù của nhân dân Việt Nam đã gục ngã => Tạo thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tiến hành Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Còn lại việc Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó là sự can thiệp của Mĩ đều bắt nguồn từ hạn chế của hội nghị Ianta. Liên Hợp Quốc thời kì này vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là
A. Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia
B. Giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình
C. Giúp đỡ các quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
D. Duy trì hòa bình an ninh thế giới
Lời giải:
Hiến chương của Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia. Và trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
=> Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc
A. Hội nghị Ianta
B. Hội nghị Xan Phranxico
C. Hội nghị Pốtxđam
D. Hội nghị Pari
Lời giải:
Hội nghị Ianta đã quyết định “thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới”.
=> Hội nghị Ianta đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc.
Đáp án cần chọn là: A
B. SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC
Câu 1: Tổng thư ký Liên Hợp Quốc từ năm 2017 là người nước nào?
A. Tây ban Nha.
B. Hàn Quốc
C. Canada
D. Bồ Đào Nha.
Lời giải:
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc là chức danh đứng đầu Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc. Trong thực tế, Tổng thư ký cũng đồng thời là người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc.
Theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, chức danh Tổng Thư ký được bổ nhiệm bởi Đại hội đồng căn cứ trên sự tiến cử của Hội đồng Bảo an. Tổng thư kí có thể được tái bổ nhiệm.
Tổng thư kí đương nhiệm là António Guterres, người Bồ Đào Nha, nhậm chức vào ngày 1 tháng 1 năm 2017. Nhiệm kì đầu tiên của ông kết thúc vào ngày 30 tháng 12 năm 2021.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Hiến chương của Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào?
A. Hội nghị Ianta
B. Hội nghị Xan Phranxico
C. Hội nghị Pốtxđam
D. Hội nghị Pari
Lời giải:
Từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945, một hội nghị quốc tế lớn họp tại Xan Phranxico với sự tham gia của đại biểu 50 nước để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Cơ quan nào của Liên hợp quốc gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương
A. Đại hội đồng
B. Hội đồng bảo an
C. Hội đồng kinh tế- xã hội
D. Hội đồng Quản thác
Lời giải:
Đại hội đồng gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vị Hiến chương quy định.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp quốc có sự tham gia của đại biểu bao nhiêu nước?
A. 35 nước
B. 48 nước
C. 50 nước
D. 55 nước
Lời giải:
Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ, từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên Hợp quốc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24-10 hàng năm làm ngày Liên hợp quốc là vì đó là ngày
A. Kết thúc chiến tranh lạnh.
B. Bế mạc hội nghị Ianta.
C. Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực.
D. Khai mạc lễ thành lập Liên hợp quốc.
Lời giải:
Ngày 24-10-1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản hiến chương chính thức có hiệu lực. Từ đó, Liên hợp quốc quyết đinh lấy ngày 24-10 hàng năm làm ngày Liên hợp quốc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Vai trò trọng yếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là
A. Giải quyết thỏa đáng các vấn đề về kinh tế - xã hội.
B. Tăng cường quan hệ họp tác giữa các nước
C. Giải quyết mọi công việc của Đại hội đồng
D. Chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Lời giải:
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua mà phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì bắt buộc các nước hội viên của Liên Hiệp Quốc phải thi hành. Hội đồng Bảo an không phục tùng Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Mỗi khi có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an không được thông qua do 1 nước thành viên thường trực bỏ phiếu chống, ta nói rằng nước đó đã phủ quyết.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Cơ quan nào của Liên hợp quốc đóng vai trò là cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới?
A. Đại hội đồng
B. Hội đồng bảo an
C. Tòa án Quốc tế
D. Hội đồng Quản thác
Lời giải:
Hội đồng Bảo an: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào khoảng thời gian nào?
A. 7- 1976
B. 7- 1977
C. 9-1977
D. 7-1979
Lời giải:
Từ tháng 9-1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Lần đầu tiên, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong nhiệm kì nào?
A. 2008 - 2009.
B. 2011 - 2012.
C. 2018 - 2019.
D. 2020 - 2021.
Lời giải:
Ngày 16-10-2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhiệm kì 2008 - 2009.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Đâu không phải là việc làm của Liên Hợp quốc để trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới?
A. Mở rộng kết nạp thành viên trên toàn thế giới.
B. Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực.
C. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.
D. Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,…
Lời giải:
Trong hơn nửa thế kỉ từ khi thành lập đến nay, Liên Hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Liên Hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,…
Dùng phương pháp loại trừ, chọn đáp án A. Việc mở rộng và kết nạp thành viên trên toàn thế giới là một việc làm mang tính tất yếu của Liên Hợp quốc. Không mang ý nghĩa là việc làm thể hiện sự cố gắng của Liên Hợp quốc trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là
A. Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia
B. Giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình
C. Giúp đỡ các quốc gia phát triển kinh tế- xã hội
D. Duy trì hòa bình an ninh thế giới
Lời giải:
Hiến chương của Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia. Và trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
=> Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Việc hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong tổ chức Liên Hợp quốc dựa trên cơ sở nền tảng nào?
A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết.
D. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Lời giải:
Hiến chương của Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia.
Các đáp án A, B, D là nguyên tắc hoạt động của ASEAN.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Mối quan hệ giữa các nước thành viên của Liên hợp quốc được xây dựng dựa trên nền tảng
A. Tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết
B. Tôn trọng quyền độc lập và tự quyết
C. Tôn trọng quyền bình đẳng và tự chủ
D. Tôn trọng quyền tự quyết và toàn vẹn lãnh thổ
Lời giải:
Hiến chương của Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Cơ quan nào của Liên Hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới?
A. Đại hội đồng
B. Hội đồng Bảo an
C. Hội đồng quản thác
D. Tòa án Quốc tế
Lời giải:
Hội đồng bảo an là cơ quan trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải đạt được 9/15 phiếu trong đó có sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên Bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Những quyết định của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua và có giá trị khi
A. Đạt 9/15 phiếu và sự nhất trí của đa số các ủy viên thường trực.
B. Đạt 11/15 phiếu và sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực
C. Đạt 10/15 phiếu và sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực
D. Đạt 9/15 phiếu và sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực
Lời giải:
Hội đồng bảo an là cơ quan trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải đạt được 9/15 phiếu trong đó có sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên Bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Liên Xô là một trong 5 nước Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có vai trò quốc tế như thế nào?
A. Đã duy trì được trật tự thế giới “hai cực” sau chiến tranh.
B. Góp phần làm hạn chế sự thao túng của Mĩ đối với tổ chức Liên Hợp quốc.
C. Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.
D. Để xây dựng Liên hợp quốc thành tổ chức chính trị quốc tế năng động.
Lời giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành, đứng đầu là hai siêu cường Xô, Mĩ. Chính vì thế, Liên Xô là quốc gia hạn chế sự thao túng của Mĩ trên trường quốc tế. Đối với Liên Hợp quốc, mặc dù có 5 cường quốc lớn thuộc ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhưng Liên Xô vẫn là quốc gia có vai trò quan trọng để hạn chế sự thao túng của Mĩ trong tổ chức Liên Hợp quốc. Đây cũng là lí do lí giải cho việc sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Mĩ muốn đơn phương thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” âm mưu bá chủ thế giới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Sự tham gia của Liên Xô với tư cách là ủy viên thường trực có ý nghĩa như thế nào đối với tổ chức Liên hợp quốc?
A. Hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc, đặc biệt là Mĩ.
B. Tăng cường vai trò duy trì hòa bình, an ninh thế giới
C. Thể hiện tính đa dạng trong tổ chức.
D. Kiềm chế sự mâu thuẫn giữa các cường quốc
Lời giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ là đứng đầu hai phe là Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Liên Xô và Mĩ là hai cường quốc đứng đầu hai cực, chỉ cần một bên suy yếu thì bên kia sẽ thao túng nhiều vấn đề chính trị.
Trong khi đó, thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bao gồm 5 quốc gia: Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Nếu không có Liên Xô thì chắc chắn Mĩ sẽ thao túng tổ chức này. Bằng chứng ở việc, sau năm 1991 khi Liên Xô tan rã thì Mĩ đã hướng tới trật tự thế giới “đơn cực” nhằm chi phối và lãnh đạo toàn thế giới.
=> Sự tham gia của Liên Xô- lực lượng đi đầu của phong trào cách mạng thế giới sẽ giúp hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc đối với các vấn đề quốc tế; giúp Liên hợp quốc hoạt động có hiệu quả hơn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Nguyên nhân sâu xa khiến Hội nghị Ianta đưa ra quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp quốc
A. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
B. Các cường quốc tham dự Hội nghị Ianta muốn thông qua tổ chức Liên Hợp quốc để thiết lập một trật tự thế giới mới.
C. Các cường quốc đã ý thức được hậu quả nặng nề của chiến tranh.
D. Duy trì hòa bình thế giới là vấn đề toàn cầu cần có sự chung tay của nhân loại và một công cụ bảo vệ nó.
Lời giải:
- Chiến tranh thế giới thứ hai để lại hậu quả rất nặng nề: Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều làng mạc, thành phố và nhiều cơ sở kinh tế bị tán phá.
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với hậu quả nặng nề của nó đã tạo ra tâm lý sợ chiến tranh và mong muốn bảo vệ hòa bình của nhân loại. Tuy nhiên, hòa bình là vấn đề toàn cầu phải được xây dựng từ sự nỗ lực chung của các quốc gia để đưa ra các giải pháp phù hợp, không phải là trách nhiệm riêng của một quốc gia nào. Và để chung tay xây dựng, giữ gìn nền hòa bình ấy cần có một công cụ để bảo vệ nó => Các cường quốc đã đưa ra quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp quốc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc phản ánh sự chuyển biến như thế nào trong nhận thức của nhân loại về vấn đề hòa bình?
A. Đây là vấn đề toàn cầu cần có sự chung tay của nhân loại và công cụ bảo vệ nó.
B. Cần có những nước lớn đứng ra lãnh đạo nền hòa bình thế giới
C. Phải có một công cụ bảo vệ nền hòa bình thế giới
D. Phải xây dựng được một bộ quy tắc ứng xử chung giữa các nước
Lời giải:
- Chiến tranh thế giới thứ hai để lại hậu quả rất nặng nề, trong sgk lớp 11 đã viết về hậu quả của cuộc chiến tranh này như sau: Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều làng mạc, thành phố và nhiều cơ sở kinh tế bị tán phá.
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với hậu quả nặng nề của nó đã tạo ra tâm lý sợ chiến tranh và mong muốn bảo vệ hòa bình của nhân loại. Tuy nhiên, hòa bình là vấn đề toàn cầu phải được xây dựng từ sự nỗ lực chung của các quốc gia để đưa ra các giải pháp phù hợp, không phải là trách nhiệm riêng của một quốc gia nào. Cho đến hiện nay, trước nhiều vấn đề nhạy cảm như việc Mĩ, các nước phương Tây tấn công Irắc, Ápganixtan, can thiệp vào Libi, … cho thấy vai trò của Liên hợp quốc có phần bị hạn chế, …
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Là một tổ chức chuyên môn của Liên Hợp quốc hoạt động có hiệu quả ở Việt Nam. UNESCO là tên viết tắt của tổ chức nào?
A. Y tế thế giới.
B. Nông nghiệp thế giới.
C. Kinh tế thế giới.
D. Văn hóa, Giáo dục và Khoa học thế giới.
Lời giải:
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).
Đáp án cần chọn là: D
C. Giải bài tập sgk
Trả lời câu hỏi Bài 1 (trang 6): Hãy nêu những quyết định quan trọng của hội nghị Ianta( 2/1945)
Trả lời câu hỏi Bài 1 (trang 8): Nêu mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
Xem thêm các bài học Lịch sử lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
- Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)
- Lịch Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
- Lịch Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- Lịch Sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
- Lịch Sử 12 Bài 6: Nước Mĩ
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều