Kiến thức trọng tâm Địa Lí 11 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
Kiến thức trọng tâm Địa Lí 11 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí lớp 11 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Địa Lí 11 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Địa Lí 11.
- Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
- Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 2: Kinh tế
Kiến thức trọng tâm Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
A. Lý thuyết bài học
- Vị trí:
+ Rìa đông của lục địa Á – Âu.
+ Giáp 14 nước và Thái Bình Dương.
- Lãnh thổ:
+ Rộng 9,5 triệu km2.
+ Gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương.
Điều kiện tự nhiên | Miền Tây | Miền Đông |
---|---|---|
Địa hình | - Núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen các bồn địa. | - Đồng bằng châu thổ rộng lớn |
Sông ngòi | - Đầu nguồn của các con sông lớn phía Đông. - Dòng chảy tạm thời; sông ít, nhỏ, dốc. | - Hạ lưu các sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang. |
Khí hậu | - Ôn đới lục địa khắc nghiệt. | - Phía Bắc ôn đới gió mùa. - Phía Nam cận nhiệt đới gió mùa. |
Khoáng sản. | - Nghèo khoáng sản (than, dầu mỏ). | - Giàu khoáng sản: than, dầu mỏ, sắt… |
Đánh giá | - Thuận lợi: + Lâm nghiệp + Đồng cỏ phát triển chăn nuôi. + Thủy điện. + CN khai khoáng. - Khó khăn: + Khô hạn, khắc nghiệt. + Đất cằn cỗi, địa hình hiểm trở. | - Thuận lợi: + Phát triển nông nghiệp. + Công nghiệp khai khoáng. + Giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút dân cư phát triển kinh tế - xã hội. - Khó khăn: lũ lụt. |
- Đông dân nhất thế giới: 1,3 tỉ người (chiếm 1/5 dân số thế giới)
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên: khá thấp, chỉ còn 0,5% ( thi hành nhiều chính sách dân số rất triệt để).
- Phân bố: không đồng đều (50% tập trung ở phía Đông)
- Tỉ lệ dân thành thị: khá thấp (37%)
- Thành phần dân tộc: đa dạng (56 dân tộc, người Hán chiếm đa số: 94 %.)
- Giáo dục phát triển.
- Nền văn minh lâu đời:
→ Thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội (đặc biệt là du lịch).
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là?
A. Núi cao và hoang mạc.
B. Núi thấp và đồng bằng.
C. Đồng bằng và hoang mạc.
D. Núi thấp và hoang mạc.
Đáp án:
Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là núi cao và hoang mạc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là?
A. Hồng Công và Thượng Hải.
B. Hồng Công và Ma Cao.
C. Hồng Công và Quảng Châu.
D. Ma Cao và Thượng Hải.
Đáp án:
Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là Hồng Công và Ma Cao.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là?
A. Dầu mỏ và khí tự nhiên.
B. Kim cương và than đá.
C. Than đá và khí tự nhiên.
D. Than đá, dầu mỏ, quặng sắt.
Đáp án:
Khóang sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là than đá, dầu mỏ, quặng sắt.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?
A. Khí hậu ôn đới lục địa.
B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
C. Khí hậu ôn đới gió mùa.
D. Khí hậu ôn đới hải dương.
Đáp án:
Kiểu khí hậu ôn đới lục địa với tính chất khô hạn làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Địa hình miền Tây Trung Quốc?
A. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.
B. Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
C. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.
D. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.
Đáp án:
Địa hình miền Tây Trung Quốc gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Trung Quốc?
A. Các thành phố lớn.
B. Các đồng bằng châu thổ.
C. Vùng núi và biên giới.
D. Dọc biên giới phía nam.
Đáp án:
Trung Quốc có > 50 dân tộc, đa số là người Hán > 90%, các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc là?
A. Dân cư phân bố đều khắp lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở nông thôn.
B. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.
C. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Tây.
D. Dân cư phân bố không đều tập trung chủ yếu ở miền Đông.
Đáp án:
Dân cư Trung Quốc phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ (là nơi có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Với đặc điểm “Lãnh thổ trải dài từ khoảng tới và khoảng tới , giáp 14 nước, Trung Quốc có thuận lợi cơ bản về mặt kinh tế - xã hội là?
A. Có nhiều dân tộc cùng sinh sống.
B. Có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
C. Có thể giao lưu với nhiều quốc gia.
D. Phân chia thành 22 tỉnh, 5 khu tự trị.
Đáp án:
Với lãnh thổ trải dài và tiếp giáp với nhiều quốc gia -> tạo điều kiến thuận lợi để Trung Quốc có thể giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế xã hội với các quốc gia láng giềng.
=> Đây là mặt thuận lợi cơ bản về kinh tế - xã hội.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Nhận định nào dưới đây không đúng về đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc?
A. Địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa màu mỡ.
B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
C. Là nơi bắt nguồn của các sông lớn.
D. Khoáng sản kim loại màu là chủ yếu.
Đáp án:
Đặc điểm tự nhiên của miền Đông Trung Quốc:
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa màu mỡ -> nhận xét A đúng
- Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa -> nhận xét B đúng
- Miền Đông chủ yếu là hạ lưu các con sông -> nhận xét C: Là nơi bắt nguồn của các sông lớn -> không đúng
- Khoáng sản gồm than, dầu mỏ, quặng sắt => nhận xét D đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Nhận xét nào sau đây không chính xác về sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
A. Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.
B. Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
C. Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.
D. Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.
Đáp án:
Sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây:
- Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên => nhận xét A đúng.
- Miền Tây khí hậu lục địa khắc nghiệt ít mưa (hình thành các hoang mạc, bán hoang mạc) còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều => nhận xét B đúng.
- Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông (sông Hoàng Hà, Trường Giang…) => nhận xét C đúng.
- Cả hai miền đều tập trung khoáng sản giàu có: miền Đông gồm than, dầu mỏ, quặng sắt; miền Tây có dầu mỏ, quặng sắt.
=> Nhận xét D: Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo là không đúng
Đáp án cần chọn là: D
Kiến thức trọng tâm Bài 10 Tiết 2: Kinh tế
A. Lý thuyết bài học
- Năm 1978: chính sách cải cách, hiện đại hóa nền kinh tế.
- Thành tựu:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất TG, trung bình đạt trên 8%/năm.
+ Tổng GDP đứng thứ 2 TG (439 tỉ USD năm 2015).
+ Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập đầu người tăng nhanh: gấp 5 lần (từ 276 USD - năm 1985 lên 1269 - năm 2004).
- Chính sách phát triển:
+ Thay đổi cơ chế quản lí: “Kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”.
+ Chính sách mở cửa
+ Chính sách công nghiệp mới (năm 1994), tập trung vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.
- Thành tựu:
+ Đứng đầu thế giới về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI – 2004: 60,6 tỉ USD).
+ Cơ cấu ngành: đa dạng.
+ Nhiều sản phẩm đứng đầu thế giới: than, thép, xi măng, phân đạm.
- Phân bố: Tập trung chủ yếu ở miền Đông.
- Chính sách phát triển:
+ Giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: giao thông, thuỷ lợi…
+ Áp dụng KHKT vào sản xuất, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại.
+ Miễn thuế nông nghiệp.
- Thành tựu:
+ Sản lượng nông sản tăng, một số loại đứng đầu thế giới: lương thực, bông, thịt lợn.
+ Trồng trọt chiếm ưu thế hơn so với chăn nuôi.
- Phân bố: tập trung chủ yếu ở phía Đông
- Có mối quan hệ lâu đời.
- Hợp tác trên nhiều lĩnh vực, kim ngạch thương mại 2 chiều ngày càng tăng.
- Phương châm: “ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của?
A. Công cuộc đại nhảy vọt.
B. Cách mạng văn hóa và các kế hoach 5 năm.
C. Công cuộc hiện đại hóa.
D. Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.
Đáp án:
Công cuộc hiện đại hóa đã mang lại những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc về mặt xã hội là?
A. Đời sống nhân dân được cải thiện.
B. Gia tăng dân số giảm.
C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Đáp án:
Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc về mặt xã hội là đời sống nhân dân được cải thiện.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Các xí nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm là kết quả của?
A. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. Chính sách chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
C. Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các đặc khu kinh tế.
D. Chính sách phát triển nền kinh tế chỉ huy.
Đáp án:
Trong quá trình thực hiện chính sách chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường, các nhà máy, xí nghiệp ở Trung Quốc được chủ động trong sản xuất và tiêu thụ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh về?
A. Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.
B. Lực lượng lao động có kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.
C. Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.
D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.
Đáp án:
Trung Quốc sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên liệu sẵn có ở nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp như: vật liệu xây dựng, đồ gốm sứ, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở?
A. Miền Tây.
B. Miền Đông.
C. Ven biển.
D. Gần Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đáp án:
Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh ở Trung Quốc nhờ lực lượng lao động dồi dào ?
A. Chế tạo máy.
B. Dệt may.
C. Sản xuất ô tô.
D. Hóa chất.
Đáp án:
Với chính sách công nghiệp hóa, Trung Quốc đã tận dụng lợi thế về nguồn lao động dồi dào ở nông thôn để phát triển ngành dệt may.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Cây trồng nào chiếm vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc?
A. Lương thực.
B. Củ cải đường.
C. Mía.
D. Chè.
Đáp án:
Cây lương thực có vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Các loại nông sản chính của đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc là?
A. Lúa mì, ngô, củ cải đường.
B. Lúa gạo, mía, bông.
C. Lúa mì, lúa gạo, ngô.
D. Lúa gạo, hướng dương, chè.
Đáp án:
Hoa Bắc, Đông Bắc có thế mạnh về cây lúa mì, ngô, củ cải đường nhờ có các đồng bằng màu mỡ cùng với điều kiện khí hậu ôn đới gió mùa phù hợp với đặc điểm sinh thái của nhóm cây trồng này.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Thế mạnh nào sau đây giúp Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. Khoa học công nghệ hiện đại.
B. Thực hiện chính sách công nghiệp mới.
C. Chính sách mở cửa.
D. Nguyên liệu sẵn có ở nông thôn.
Đáp án:
Với chính sách công nghiệp hóa nông thôn (công nghiệp hương trấn), Trung Quốc đã tận dụng thế mạnh về nguồn nguyên liệu có sẵn ở nông thôn (nguyên liệu từ ngành nông nghiệp) để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Để thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã?
A. Tiến hành cải cách ruộng đất.
B. Tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.
C. Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.
D. Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.
Đáp án:
Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất và mở cửa, cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất này -> nhằm thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Đáp án cần chọn là: C
Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:
- Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
- Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 2: Kinh tế
- Địa Lí 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á
- Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội
- Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2: Kinh tế
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều