Đề thi Vật Lí 9 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (15 đề)
Tuyển chọn 15 Đề thi Vật Lí 9 Giữa học kì 1 năm học 2024 - 2025 có ma trận chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Vật Lí 9 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa Học kì 1 môn Vật Lí 9.
Cấp độ Tên Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
||||||
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
|||||||||
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||
- Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn – Định luật Ôm. - Đoạn mạch mắc nối tiếp – Đoạn mạch mắc song song. - Sự phụ thuộc của điện trở và các yếu tố của dây dẫn – Biến trở. |
1. Viết được công thức tính I, U, Rtđ đối với đoạn mạch nối tiếp, song song. 2. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. |
4. Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở. 5. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn. |
10. Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản đoạn mạch nối tiếp, song song. 11. Vận dụng được công thức R điện trở của dây dẫn, chiều dài, tiết diện dây dẫn |
14. Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch mắc hỗ hợp nối tiếp, song song. |
||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
3 0.75 7.5% |
5 1.25 12.5% |
2 3.5 35% |
1 1.0 10% |
11 6.5 65% |
|||||
- Công suất điện - Điện năng. Công của dòng điên |
3. Viết được công thức tính công suất điện, điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch. |
6. Nêu được ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên dụng cụ điện. 7. Viết được công thức tính công suất điện. 8.Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. 9. Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là điện, nam châm điện, động cơ điện hoạt động. |
12. Vận dụng được công thức P = U.I đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. 13. Vận dụng được công thức A = P.t = U.I.t đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. |
|||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0.25 2.5% |
3 0.75 7.5% |
3 2.5 25% |
7 3.5 35% |
||||||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % |
4 1.0 10% |
8 2.0 30% |
6 6.0 60% |
1 1.0 10% |
18 10.0 100% |
|||||
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Hai dây dẫn bằng đồng cùng tiết diện có điện trở lần lượt là 3Ω và 4Ω. Dây thứ nhất có chiều dài 30m. Hỏi chiều dài của dây thứ hai?
A. 25m. B. 35m. C. 40m. D. 45m
Câu 2. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3Ω; R2 = 12Ω mắc song song là
A. 36Ω. B. 15Ω. C. 4Ω. D. 2,4Ω.
Câu 3. Công thức nào sau đây là công thức tính điện trở mạch mắc nối tiếp?
Câu 4. Điện năng chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện nào sau đây?
A. Máy khoan, máy bơm nước, nồi cơm điện.
B. Máy sấy tóc, máy bơm nước, máy khoan.
C. Mỏ hàn, bàn là điện, máy xay sinh tố.
D. Mỏ hàn, nồi cơm điện, bàn là điện.
Câu 5. Từ công thức tính điện trở: , có thể tính chiều dài dây dẫn bằng công thức
Câu 6. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 12Ω; R2 = 18Ω mắc nối tiếp là
A. 1,5Ω. B. 216Ω. C. 6Ω. D. 30Ω.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (3 điểm) Dòng điện đi qua một dây dẫn có cường độ I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 12V. Để dòng điện này có cường độ I2 nhỏ hơn I1 một lượng là 0,6I1 thì phải đặt giữa hai đầu dây dẫn này một hiệu điện thế là bao nhiêu?
Bài 2: (4 điểm) Sơ đồ mạch điện như hình bên, R1 = 25.Biết khi khóa K đóng ampe kế chỉ 4A còn khi khóa K mở thì ampe kế chỉ 2,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và điện trở R2?
-----------HẾT-----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Từ công thức tính điện trở: , có thể tính chiều dài dây dẫn bằng công thức
Câu 2. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm thì:
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.
Câu 3. Hai dây bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1=6mm2 và có điện trở R1 = 7,5Ω. Dây thứ hai có tiết diện S2 = 0,6mm2 thì điện trở R2 là bao nhiêu?
A. R2 = 75Ω. B. R2 = 0,8Ω.
C. R2 = 3,5Ω D. R2 = 13,5Ω
Câu 4. Một dây nhôm có điện trở 2,8Ω, tiết diện 1mm2, điện trở suất r = 2,8.10-8Ωm, thì chiều dài của dây là:
A. 10m. B. R2 = 100m. C. 1000m. D. R2 = 0.1m.
Câu 5. Công thức tính công của dòng điện là
A. A = U.R.t B. A = U.I.t C. A = U.I D. A = I.R.t
Câu 6. Trong quạt điện, điện năng được chuyển hóa thành
A. nhiệt năng và năng lượng ánh sáng.
B. cơ năng và năng lượng ánh sáng.
C. cơ năng và nhiệt năng.
D. cơ năng và hóa năng.
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)
Bài 1. (3 điểm) Khi cho dòng điện có cường độ I1 = 1A chạy qua một thanh kim loại trong thời gian τ thì nhiệt độ của thanh tăng lên là Δt1 = 800C. Khi cho cường độ dòng điện I2 = 2A chạy qua thì trong thời gian đó nhiệt độ của thanh tăng thêm là Δt2 bằng bao nhiêu?
Bài 2: (4 điểm) Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 8 và R2 = 12 mắc song song. Đặt hiệu điện thế U = 24 V không đổi giữa hai đầu đoạn mạch AB.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện chạy qua các điện trở.
b. Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB, công của dòng điện sản ra ở toàn đoạn mạch trong 12 phút.
c. Điện trở R1 làm bằng dây dẫn có điện trở suất 0,5.10-6 m, tiết diện 0,6 mm2. Tính chiều dài của dây dẫn này.
d. Mắc thêm vào mạch một điện trở R3 = 5Ω nối tiếp với R1. Tính cường độ dòng điện mạch chính.
-----------HẾT-----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Biến trở là một thiết bị có thể điều chỉnh
A. chiều dòng điện trong mạch. B. cường độ dòng điện trong mạch.
C. đường kính dây dẫn của biến trở. D. tiết diện dây dẫn của biến trở.
Câu 2. Một bếp điện có công suất 1000W, hoạt động trong thời gian 2 giờ. Điện năng tiêu thụ của bếp là
A. 7,2.105J. B. 7,2.106J. C. 7,2.108J. D. 7,2. 109J.
Câu 3. Hai dây dẫn bằng đồng cùng tiết diện có điện trở lần lượt là 4Ω và 3Ω. Dây thứ nhất có chiều dài 40m. Hỏi chiều dài của dây thứ hai?
A. 30m. B. 35m. C. 25m. D. 45m.
Câu 4. Một bóng đèn có ghi (220V - 75W). Công suất điện của bóng đèn bằng 75W nếu bóng đèn được mắc vào hiệu điện thế
A. lớn hơn 220V B. nhỏ hơn 220V
C. bằng 110V D. bằng 220V
Câu 5. Từ công thức tính điện trở: , có thể tính tiết diện dây dẫn bằng công thức:
Câu 6. Một dây Nikêlin dài 20m có điện trở 40Ω, điện trở suất r = 0,40.10-6Ωm, thì tiết diện của dây là
A. 0,2.10-7 m2. B. 0,2.10-8 m2. C. 0,2.10-6 m2. D. 0,4.10-6 m2.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1: (3 điểm) Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế định mức là 220V trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 720kJ. Điện trở của bàn là có giá trị là bao nhiêu?
Bài 2: (4 điểm) Ở công trường xây dựng có sử dụng một máy nâng, để nâng khối vật liệu có trọng lượng 2000N lên tới độ cao 15m trong thời gian 40 giây. Phải dùng động cơ điện có công suất nào dưới đây là thích hợp cho máy nâng này nếu tính cả công suất hao phí?
-----------HẾT-----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Hai dây dẫn bằng đồng cùng tiết diện có điện trở lần lượt là 3Ω và 4Ω. Dây thứ nhất có chiều dài 30m. Hỏi chiều dài của dây thứ hai?
A. 25m. B. 35m. C. 40m. D. 45m
Câu 2. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3Ω; R2 = 12Ω mắc song song là
A. 36Ω. B. 15Ω. C. 4Ω. D. 2,4Ω.
Câu 3.Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Biến trở là ………... có thể thay đổi giá trị và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
A. điện kế. B. biến thế. C. điện trở. D. ampe kế.
Câu 4. Công thức tính công suất điện của một đoạn mạch là:
A. P = U.R.t B. P = U.I C. P = U.I.t D. P = I.R
Câu 5. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở?
A. Ôm (Ω) B. mili ôm (mΩ)
C. kilo ôm (kΩ) D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Mắc một dây dẫn có điện trở (R = 12Ω ) vào hiệu điện thế (3V ) thì cường độ dòng điện qua nó là:
A. 36A B. 4A C. 2,5A D. 0,25A
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1: (2 điểm) Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là bao nhiêu?
Bài 2: (2 điểm) Cho mạch điện gồm R1 = 10Ω, R2 = 15Ω được mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế 9V. Tính hiệu điện thế giữa mỗi đầu điện trở?
Bài 3: (3 điểm) Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế định mức là 220V trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 720kJ. Điện trở của bàn là có giá trị là bao nhiêu?
-----------HẾT-----------
..........................
..........................
..........................
Tải xuống để xem đề thi Vật Lí 9 Giữa học kì 1 năm học 2024 - 2025 đầy đủ!
Xem thêm bộ đề thi Vật Lí 9 năm học 2024 - 2025 chọn lọc khác:
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)