Top 100 Đề thi Công nghệ 9 Kết nối tri thức (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Công nghệ 9 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 9 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Công nghệ 9.
Xem thử Đề thi GK1 Công nghệ 9 LMĐTN Xem thử Đề thi GK1 Công nghệ 9 ĐHNN Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 9 LMĐTN Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 9 ĐHNN
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Công nghệ 9 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi Công nghệ 9 Giữa kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Công nghệ 9 Học kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Công nghệ 9 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Công nghệ 9 Học kì 2 Kết nối tri thức
Xem thêm Đề thi Công nghệ 9 cả ba sách:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 9
(Định hướng nghề nghiệp)
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Nghề nghiệp là gì?
A. Là công việc được bố mẹ công nhận
B. Là công việc được xã hội công nhận
C. Là tập hợp các công việc được xã hội công nhận
D. Là tập hợp các công việc được bố mẹ công nhận
Câu 2. Con người được đào tạo sẽ có
A. năng lực
B. tri thức
C. kĩ năng
D. năng lực, tri thức, kĩ năng
Câu 3. Đặc điểm của nghề nghiệp
A. Có tính chất ổn định
B. Gắn bó lâu dài
C. Đóng góp cho cộng đồng
D. Có tính chất ổn định, gắn bó lâu dài, đóng góp cho cộng đồng
Câu 4. Tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người
A. mang lại thu nhập ổn định.
B. tạo môi trường phát triển nhân cách.
C. phát huy năng lực bản thân.
D. mang lại thu nhập ổn định, tạo môi trường phát triển nhân cách, phát huy năng lực bản thân.
Câu 5. Tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với xã hội là
A. thúc đẩy phát triển kinh tế.
B. giảm tệ nạn xã hội.
C. đáp ứng nhu cầu xã hội.
D. thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm tệ nạn xã hội, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Câu 6. Chọn đúng nghề nghiệp sẽ mang lại ý nghĩa cho
A. cá nhân.
B. gia đình.
C. xã hội.
D. cá nhân, gia đình, xã hội.
Câu 7. Môi trường làm việc của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
A. Năng động
B. Hiện đại
C. Thử thách
D. Năng động, hiện đại và thử thách
Câu 8. Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ vận dụng kiến thức các môn học vào quá trình nào?
A. Thiết kế
B. Bảo trì
C. Sáng tạo
D. Thiết kế, bảo trì, sáng tạo
Câu 9. Yêu cầu đối với người làm việc trong ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ là gì?
A. Không yêu cầu về trình độ chuyên môn
B. Chỉ cần có khả năng làm việc theo nhóm
C. Có năng lực tự học
D. Không yêu cầu về ngoại ngữ
Câu 10. Nghề nghiệp
A. không phải là công việc nhất thời
B. không chỉ là đáp ứng nhu cầu kiếm sống
C. không phải là công việc nhất thời, đáp ứng nhu cầu kiếm sống
D. được giao cho làm và trả công
Câu 11. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam gồm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 12. Giáo dục mần non có:
A. Nhà trẻ
B. Mẫu giáo
C. Nhà trẻ, mẫu giáo
D. Giáo dục tiểu học
Câu 13. Độ tuổi mẫu giáo là
A. 3 tuổi
B. 3 tuổi đến 5 tuổi
C. 3 tháng đến 5 tuổi
D. 5 tuổi
Câu 14. Giáo dục tiểu học có mấy lớp?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 15. Giáo dục trung học cơ sở có mấy lớp?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 16. Giáo dục đại học có các trình độ nào?
A. Trình độ đại học
B. Trình độ cao đẳng
C. Trình độ trung cấp
D. Trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp
Câu 17. Có mấy thời điểm phân luồng giáo dục?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 18. Cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ của học sinh có thể thực hiện ở thời điểm phân luồng nào?
A. Sau tốt nghiệp trung học cơ sở
B. Sau tốt nghiệp trung học phổ thông
C. Ở cả hai thời điểm phân luồng
D. Không thực hiện ở thời điểm phân luồng nào
Câu 19. Nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ được đào tạo với trình độ nào?
A. Trung cấp.
B. Sơ cấp.
C. Cao đẳng.
D. Nhiều trình độ.
Câu 20. Người sử dụng lao động là?
A. bên bán
B. bên mua
C. bên bán và bên mua.
D. là một thành phần khác không thuộc bên bán hay bên mua.
Câu 21. Yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động?
A. Sự phát triển của khoa học, công nghệ
B. Sự phát triển của khoa học, công nghệ , sự chuyển dịch cơ cấu
C. Nhu cầu lao động
D. Sự phát triển của khoa học, công nghệ , sự chuyển dịch cơ cấu, nguồn cung lao động, nhu cầu lao động
Câu 22. Thị trường lao động Việt Nam có sự phát triển về?
A. Quy mô
B. Chất lượng
C. Quy mô và chất lượng
D. Các mặt, ngoại trừ chất lượng
Câu 23. So sánh nguồn cung và cầu của lao động Việt Nam như thế nào?
A. Cung cao hơn cầu
B. Cung thấp hơn cầu
C. Bằng nhau
D. Không xác định được
Câu 24. Yêu cầu đối với người lao động là gì?
A. Trình độ chuyên môn cao
B. Không cần hiểu biết về ngoại ngữ
C. Không cần thành thạo công nghệ thông tin
D. Không cần trau dồi kiến thức
Câu 25. Sau nhiều năm đổi mới đất nước, thị trường Việt Nam đã có những thay đổi như thế nào?
A. Phát triển cả về quy mô và chất lượng, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế.
B. Phát triển về chất lượng lao động, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế
C. Phát triển về quy mô và chất lượng lao động, từng bước hiện đại, hội nhập quốc tế
D. Phát triển về quy mô lao động đầu ra, từng bước hiện đại, hội nhập quốc tế.
Câu 26. Để đưa ra quyết định chọn nghề tương lai cho phù hợp, mỗi học sinh cần phải làm gì?
A. Có kế hoạch học tập, tu dưỡng, rèn luyện để chuẩn bị cho việc tham gia vào hoạt động nghề nghiệp
B. Căn cứ lựa chọn nghề phù hợp với sở thích với bản thân.
C. Có kế hoạch học tập, lựa chọn nghề phù hợp thỏa mãn nhu cầu tuyển dụng lao động của xã hội.
D. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các cơ ở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.
Câu 27. Nhà nước đóng vai trò gì trong việc thúc đẩy thị trường lao động?
A. Nhà nước chiếm vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường lao động thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp.
B. Nhà nước đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy thị trường lao động thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp.
C. Nhà nước là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp.
D. Nhà nước là một trong những yếu tố giúp nâng cao chất lượng lao động.
Câu 28. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực đúng đắn do Nhà nước ban hành đem lại lợi ích gì?
A. Giúp nâng cao chất lượng của cung lao động.
B. Giúp phân bổ đầu tư làm cầu lao động tăng.
C. Giúp điều chỉnh kinh tế, chính sách đầu tư phù hợp.
D. Giúp nâng cao chất lượng lao động giữa các ngành nghề.
II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy cho biết các cơ hội lựa chọn nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục.
Câu 2 (2 điểm): Em hãy cho biết sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sang các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đã làm thay đổi nhu cầu lao động và cơ cấu lao động trong thị trường lao động như thế nào?
…………………HẾT…………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 9
(Lắp đặt mạng điện trong nhà)
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Cầu dao là thiết bị dùng để
A. đóng điện.
B. cắt điện.
C. đóng, cắt điện.
D. tiêu thụ điện.
Câu 2. Cấu tạo của cầu dao có bộ phận nào sau đây?
A. Cần đóng cắt.
B. Vỏ cầu dao.
C. Cực nối điện.
D. Cần đóng cắt, vỏ cầu dao, cực nối điện.
Câu 3. Cầu dao có mấy thông số kĩ thuật chính?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4. Để đảm bảo an toàn, tránh phát sinh tia lửa điện, khi cắt điện cần thực hiện thao tác nào trước tiên?
A. Rút phích cắm khỏi ổ cắm.
B. Tắt công tắc.
C. Ngắt cầu dao.
D. Không ngắt cầu dao.
Câu 5. Aptomat tự động cắt nguồn điện khi nào?
A. Khi quá tải.
B. Khi ngắn mạch.
C. Khi dòng điện rò.
D. Khi quá tải, ngắn mạch hoặc dòng điện rò.
Câu 6. Cấu tạo của aptomat có bộ phận chính nào sau đây?
A. Cần đóng cắt.
B. Vỏ aptomat.
C. Cực nối điện.
D. Cần đóng cắt, cực nối điện, vỏ aptomat.
Câu 7. Aptomat có mấy thông số kĩ thuật chính?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8. Cấu tạo của ổ cắm điện có bộ phận chính nào?
A. Vỏ ổ cắm điện.
B. Cực tiếp điện.
C. Vỏ ổ cắm điện và cực tiếp điện.
D. Đáp án khác.
Câu 9. Có mấy thông số kĩ thuật chính của ổ cắm điện?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 10. Đâu là thiết bị lấy điện?
A. Ổ cắm điện.
B. Aptomat.
C. Cầu dao.
D. Cầu chì.
Câu 11. Đâu là thiết bị đóng cắt mạch điện?
A. Aptomat.
B. Phích cắm điện.
C. Ổ cắm điện.
D. Phích cắm điện, ổ cắm điện.
Câu 12. Công tơ điện gồm mấy bộ phận chính?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13. Đồng hồ vạn năng đo thông số nào?
A. Điện áp một chiều.
B. Điện áp xoay chiều.
C. Điện trở.
D. Điện áp, dòng điện, điện trở.
Câu 14. Chức năng của màn hình hiển thị là gì?
A. Hiển thị chỉ số đo được.
B. Lựa chọn giới hạn giá trị cần đo.
C. Giá trị giới hạn tối đa mà phép đo có thể thực hiện được.
D. Cắm đầu que đo.
Câu 15. Bộ phận nào của đồng hồ vạn năng có chức năng cắm đầu que đo?
A. Vỏ.
B. Giắc cắm que đo.
C. Màn hình hiển thị.
D. Núm xoay chọn thang đo.
Câu 16. Bước 1 của quy trình sử dụng đồng hồ vạn năng là gì?
A. Chọn đại lượng điện và thang đo.
B. Tiến hành đo.
C. Đọc kết quả.
D. Chọn thang đo.
Câu 17. Ampe kìm có mấy bộ phận chính
A. 6.
B. 7.
C. 8.
D. 9.
Câu 18. Quy trình sử dụng ampe kìm gồm mấy bước?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19. Bước 3 của quy trình sử dụng ampe kìm là gì?
A. Xác định giá trị lớn nhất của cường độ dòng điện xoay chiều cần đo và chọn thang đo.
B. Kẹp dây điện cấp nguồn cho tải tiêu thụ điện vào hàm kẹp.
C. Đọc kết quả đo trên màn hình hiển thị.
D. Chọn thang đo.
Câu 20. Bộ phận chính của ampe kìm?
A. Màn hình hiển thị.
B. Que đo.
C. Núm xoay chọn thang đo.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 21. Nhiệm vụ của mạng điện trong nhà là gì?
A. Phục vụ nhu cầu sử dụng nguồn điện.
B. Phục vụ nhu cầu sử dụng thiết bị điện cố định.
C. Phục vụ nhu cầu sử dụng thiết bị điện di động.
D. Phục vụ nhu cầu sử dụng nguồn điện, thiết bị điện cố định và di động trong gia đình.
Câu 22. Sơ đồ mạng điện trong nhà thể hiện
A. sự kết nối thiết bị điện.
B. sự phân bổ thiết bị điện.
C. sự kết nối và phân bổ thiết bị điện.
D. đáp án khác.
Câu 23. Sơ đồ mạng điện được phân làm mấy loại?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 24. Đây là kí hiệu của thiết bị nào?
A. Bảng điện.
B. Dây pha.
C. Dây trung tính.
D. Aptomat 2 cực.
Câu 25. Đâu là kí hiệu của công tắc 3 cực?
A.
B.
C.
D.
Câu 26. Quy trình thiết kế sơ đồ lắp đặt gồm mấy bước?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 27. Bước 1 của quy trình thiết kế sơ đồ nguyên lí là gì?
A. Vẽ sơ đồ nguyên lí.
B. Nghiên cứu sơ đồ nguyên lí.
C. Xác định nhiệm vụ thiết kế.
D. Vẽ sơ đồ lắp đặt.
Câu 28. “Vẽ sơ đồ lắp đặt” thuộc bước mấy của quy trình thiết kế sơ đồ nguyên lí?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. Không thuộc bước nào trong quy trình.
II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Để đo điện áp 220 V xoay chiều, núm xoay chọn thang đo cần đặt tại vị trí nào?
Câu 2 (1 điểm): Nêu cách vẽ sơ đồ nguyên lí mạng điện trong nhà?
…………………HẾT…………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 9
(Định hướng nghề nghiệp)
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN (5,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.)
Câu 1. Nghề nghiệp là công việc được ai công nhận?
A. Xã hội.
B. Cá nhân.
C. Tổ chức.
D. Nhà nước.
Câu 2. Nghề nghiệp giúp con người tạo ra sản phẩm
A. vật chất.
B. tinh thần.
C. vật chất hoặc tinh thần.
D. không tạo ra sản phẩm.
Câu 3. Tính chất của nghề nghiệp là
A. ổn định.
B. gắn bó lâu dài với mỗi người.
C. tạo cơ hội phát triển bản thân.
D. ổn định, gắn bó lâu dài và tạo cơ hội phát triển bản thân.
Câu 4. Người mắc bệnh nào sau đây không được làm việc trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
A. Bệnh phổi.
B. Bệnh hắc lào.
C. Bệnh viêm da cơ địa.
D. Bệnh viêm xoang.
Câu 5. Phẩm chất nào sau đây đáp ứng yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
A. Cần cù.
B. Thiếu trung thực.
C. Không chịu áp lực công việc.
D. Tính kỉ luật chưa cao.
Câu 6. Người làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ cần có khả năng học tập
A. tin học.
B. ngoại ngữ.
C. tin học và ngoại ngữ.
D. các môn, trừ tin học và ngoại ngữ.
Câu 7. Môi trường làm việc của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ như thế nào?
A. thiếu năng động.
B. hiện đại.
C. ít biến đổi.
D. không áp lực.
Câu 8. Giáo dục phổ thông được chia làm mấy cấp học?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9. Giáo dục tiểu học có lớp nào sau đây?
A. Lớp 5.
B. Lớp 4.
C. Lớp 1 đến lớp 5.
D. Lớp 9
Câu 10. Giáo dục nghề nghiệp có?
A. Trình độ sơ cấp.
B. Trình độ trung cấp.
C. Trình độ cao đẳng.
D. Trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.
Câu 11. Giáo dục đại học có trình độ nào?
A. Trình độ đại học.
B. Trình độ thạc sĩ.
C. Trình độ tiến sĩ.
D. Trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Câu 12. Giáo dục phổ thông có mấy thời điểm phân luồng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13. Sau tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có hướng đi nào?
A. Học tại các trường trung học phổ thông.
B. Học nghề tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
C. Học tại cơ sở giáo dục thường xuyên.
D. Học tại các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên.
Câu 14. Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp là bao lâu?
A. 3 tháng.
B. 1 năm.
C. 3 tháng đến dưới 1 năm.
D. 2 năm.
Câu 15. Mỗi hàng hóa, dịch vụ có thị trường riêng để
A. trao đổi.
B. mua.
C. bán.
D. trao đổi, mua và bán.
Câu 16. Bên mua là
A. người lao động.
B. người sử dụng lao động.
C. người lao động và người sử dụng lao động.
D. người hợp tác.
Câu 17. Hàng hóa sức lao động là
A. thể lực của con người.
B. trí lực của con người.
C. thể lực và trí lực của con người.
D. sức khỏe của con người.
Câu 18. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến thị trường lao động là
A. sự phát triển của khoa học, công nghệ.
B. sự chuyển dịch cơ cấu.
C. nhu cầu lao động.
D. nguồn cung lao động.
Câu 19. Yếu tố thứ tư ảnh hưởng đến thị trường lao động là gì?
A. Sự phát triển của khoa học, công nghệ.
B. Sựu chuyển dịch cơ cấu.
C. Nhu cầu lao động.
D. Nguồn cung lao động.
Câu 20. Thị trường lao động Việt Nam hiện có mấy vấn đề cơ bản?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÚNG SAI (2,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.)
Câu 1. Những vấn đề cơ bản của thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay.
a) Có những bước phát triển cả về quy mô và chất lượng.
b) Nguồn lao động phân bố đồng đều.
c) Chất lượng lao động còn thấp.
d) Nguồn lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.
Câu 2. Lí thuyết mật mã Holland
a) Xây dựng trên nền tảng lí thuyết đặc tính nghề nghiệp của John Lewis Holland.
b) Có sáu kiểu tính cách.
c) Có năm môi trường nghề nghiệp.
d) Tính cách có thể là sự kết hợp của hai hay ba nhóm tính cách khác nhau.
III. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Với lí thuyết mật mã Holland và lí thuyết cây nghề nghiệp, em hãy xác định những đặc điểm cơ bản về sở thích, năng lực, cá tính của bản thân?
Câu 2 (2 điểm): Nhu cầu tuyển dụng của các ngành có giống nhau không? Vì sao lại có sự khác nhau đó?
…………………HẾT…………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 9
(Lắp đặt mạng điện trong nhà)
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN (5,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.)
Câu 1. Công tắc điện là thiết bị dùng để
A. đóng điện cho các đồ dùng điện.
B. cắt điện cho các đồ dùng điện.
C. đóng điện cho các thiết bị điện.
D. đóng cắt điện cho các đồ dùng, thiết bị điện trong gia đình.
Câu 2. Bộ phận nào của công tắc điện được làm bằng vật liệu cách điện?
A. Nút bật tắt.
B. Vỏ.
C. Cực nối điện.
D. Nút bật tắt, vỏ.
Câu 3. Vỏ cầu dao được làm bằng gì?
A. Đồng.
B. Sứ.
C. Vàng.
D. Đồng, vàng.
Câu 4. Cấu tạo của ổ cắm điện có
A. vỏ.
B. cực tiếp điện.
C. vỏ, cực tiếp điện.
D. cần đóng cắt.
Câu 5. Cấu tạo của công tắc điện gồm mấy bộ phận?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6. Cấu tạo của cầu dao có bộ phận nào sau đây?
A. Cần đóng cắt.
B. Vỏ.
C. Cực nối điện.
D. Cần đóng cắt, vỏ, cực nối điện.
Câu 7. Thông số kĩ thuật được ghi ở vị trí nào trên cầu dao?
A. Vỏ.
B. Cực nối điện.
C. Tay cầm của cần đóng cắt.
D. Cực nối điện hoặc vỏ.
Câu 8. Đồng hồ vạn năng đo
A. cường độ dòng điện.
B. hiệu điện thế.
C. điện trở.
D. cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở.
Câu 9. Ampe kìm là dụng cụ đo điện
A. 1 chiều.
B. xoay chiều.
C. 1 chiều hoặc xoay chiều.
D. đáp án khác.
Câu 10. Công tơ điện thường có mấy bộ phận cơ bản?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 11. Quy trình sử dụng đồng hồ vạn năng có bước nào sau đây?
A. Chọn đại lượng đo và thang đo.
B. Tiến hành đo.
C. Đọc kết quả.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12. Có mấy dụng cụ đo điện cơ bản được giới thiệu trong bài học?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13. Cấu tạo ampe kìm gồm mấy bộ phận cơ bản
A. 6.
B. 7.
C. 8.
D. 9.
Câu 14. Bước 1 của quy trình sử dụng đồng hồ vạn năng là gì?
A. Chọn đại lượng đo và thang đo.
B. Tiến hành đo.
C. Đọc kết quả.
D. Đáp án khác.
Câu 15. Có mấy loại sơ đồ mạng điện?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16. Vai trò của sơ đồ nguyên lí là gì?
A. Nghiên cứu nguyên lí làm việc.
B. Dự trù vật liệu.
C. Lắp đặt thiết bị.
D. Dự trù vật liệu và lắp đặt thiết bị.
Câu 17. Bước 1 của quy trình thiết kế sơ đồ nguyên lí là gì?
A. Xác định nhiệm vụ thiết kế.
B. Xác định thiết bị, đồ dùng điện và mối liên hệ giữa chúng.
C. Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện.
D. Đáp án khác.
Câu 18. Bước 3 của quy trình thiết kế sơ đồ nguyên lí là gì?
A. Xác định nhiệm vụ thiết kế.
B. Xác định thiết bị, đồ dùng điện và mối liên hệ giữa chúng.
C. Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện.
D. Đáp án khác.
Câu 19. Có loại sơ đồ mạng điện nào?
A. Sơ đồ nguyên lí.
B. Sơ đồ lắp đặt.
C. Sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt.
D. Sơ đồ sử dụng.
Câu 20. Vai trò của sơ đồ lắp đặt là gì?
A. Là cơ sở để thiết kế sơ đồ lắp đặt.
B. Xác định số lượng các thiết bị điện có trong mạng điện.
C. Sửa chữa thiết bị.
D. Dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa và xác định số lượng thiết bị điện có trong mạng điện.
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÚNG SAI (2,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.)
Câu 1. Mạng điện trong nhà
a) Thường có điện áp 380V.
b) Nhận điện năng từ mạng điện phân phối.
c) Dùng công tơ để đo điện.
d) Các thiết bị nối với nhau bằng dây dẫn
Câu 2. Tiêu chí lựa chọn thiết bị điện.
a) Đảm bảo tiêu chí về dòng điện định mức.
b) Không cần tiêu chí về điện áp định mức.
c) Ổ cắm điện nên chọn thông số thiết bị là 20A.
d) Đồ dùng công suất lớn nên chọn thiết bị lấy điện là 40A.
III. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Một số lưu ý khi sử dụng ampe kìm.
Câu 2 (2 điểm): Có thể tùy ý để lựa chọn vật liệu để lắp đặt cho mạng điện được không? Tại sao?
…………………HẾT…………………
Tham khảo đề thi Công nghệ 9 bộ sách khác có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)