Top 9 Đề kiểm tra Hóa học 9 Chương 2 có đáp án, cực hay



Để học tốt Hóa học lớp 9, dưới đây là danh sách Top 9 Đề kiểm tra Hóa học 9 Chương 2 có đáp án, cực hay gồm các đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Hóa học 9.

Đề kiểm tra 15 phút

Đề kiểm tra 1 tiết

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (1 điểm) Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là

A. Ag    B. Cu    C. Al    D. Fe

Câu 2: (1 điểm) Nhận xét nào sau đây sai?

A. Ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với nhiều phi kim tạo thành muối

B. Kim loại tác dụng được với dung dịch HCl bao giờ cũng có khí H2 thoát ra

C. Kẽm hoạt động hóa học mạnh hơn đồng

D. Không thể xác định được độ hoạt động hóa học của đồng và bạc

Câu 3: (2 điểm) Ba học sinh P, Q, R làm thí nghiệm (độc lập): cho Zn vào dung dịch CuSO4.

P nhận xét: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài Zn, màu xanh lam của dung dịch CuSO4 nhạt dần.

Q nhận xét: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài Zn, khối lượng Zn không đổi.

R nhận xét: Zn không đổi màu, chỉ có màu xanh lam của dung dịch CuSO4 nhạt dần.

Học sinh nào nhận xét đúng

A. P, Q    B. Q, R    C. P, R    D. P

Câu 4: (1 điểm) Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của nhôm?

A. nhẹ, màu trắng

B. nặng, không bị ăn mòn

C. dẻo, dễ dát mỏng, kéo thành sợi

D. có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt

Câu 5: (1 điểm) Có thể đựng axit nào sau đây trong bình sắt?

A. HCl loãng

B. H2SO4 loãng

C. HNO3 đặc nguội

D. HNO3 đặc nóng

Câu 6: (2 điểm) Khi được đốt nóng đỏ, sắt cháy trong oxi. Phương trình phản ứng xảy ra là

A. 2Fe + O2 to→ 2FeO

B. 4Fe + 3O2 to→ 2Fe2O3

C. 3Fe + 2O2 to→ Fe3O4

D. 8Fe + 5O2 to→ 4FeO + 2Fe2O3

Câu 7: (1 điểm) Quặng manhetit chứa

A. Fe2O2    B. Fe2O3.nH2O    C. Fe3O4    D. FeCO3

Câu 8: (1 điểm) Nguyên liệu sản xuất thép là

A. gang

B. quặng hematit

C. quặng manhetit

D. quặng pirit

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A D D B C C C A

Câu 1:A

Ag

Câu 2:D

Đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc.

Câu 3:D

Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4

Cu màu đỏ bám vào kẽm, lượng CuSO4 giảm làm màu xanh lam của dung dịch CuSO4 nhạt dần.

Câu 4:B

Nhôm nhẹ, bị ăn mòn.

Câu 5:C

HNO3 đặc nguội không tác dụng với sắt nên có thể đựng trong bình sắt.

Câu 6:C

3Fe + 2O2 to→ Fe3O4

Câu 7:C

Quặng manhetit chứa Fe3O4.

Câu 8:A

Nguyên liệu sản xuất thép là gang.

Phần trắc nghiệm (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: Cặp kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl ở điều kiện thường?

A. Fe, Pb

B. Cu, Pb

C. Al, Ag

D. Mg, Hg

Câu 2: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nhưng không tác dụng với H2SO4 đặc nguội?

A. Al    B. Ag    C. Cu    D. Zn

Câu 3: Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là

A. criolit    B. quặng bôxit    C. điện    D. than chì

Câu 4: Khi kim loại tác dụng với phi kim thì

A. kim loại là chất oxi hóa, còn phi kim là chất khử

B. không xác định được vì còn phụ thuộc vào các chất cụ thể

C. kim loại là chất khử, còn phi kim là chất oxi hóa

D. kim loại bị khử

Câu 5: Để chống lại sự ăn mòn kim loại người ta thường

1) Để vật nơi khô ráo.

2) Sơn hay bôi dầu mỡ.

3) Phủ một lớp kim loại bền.

4) Chế ra các vật bằng kim loại nguyên chất.

Những biện pháp thích hợp là

A. 1, 2, 3, 4

B. 1, 2, 3

C. 2, 3, 4

D. 1, 3, 4

Câu 6: Đun nóng hỗn hợp gồm 6,4g lưu huỳnh và 1,3g kẽm. Sau phản ứng thu được các chất với khối lượng là (S=32, Zn=65)

A. 2,17g Zn và 0,89g ZnS

B. 5,76g S và 1,94g ZnS

C. 2,12g ZnS

D.7,7g ZnS

Câu 7: Ngâm một lá kẽm (dư) vào trong 200ml dung dịch AgNO30,5M. Khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là

A. 8,8 g    B. 13 g    C. 6,5 g    D. 10,8 g

Câu 8: Cho 8,8g một hỗn hợp gồm 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp thuộc phân nhóm chính nhóm II tác dụng với dung dịch HCl (dư) cho 6,72 lít khí H2 (đktc).

Biết kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba (Be=9, Mg=24, Ca=40, Sr=88, Ba=137)

Hai kim loại đó là

A. Be và Mg

B. Mg và Ca

C. Ca và Sr

D. Sr và Ba

Phần tự luận

Câu 9: (2 điểm) So sánh tính chất hóa học cơ bản của nhôm và sắt.

Viết các phương trình hóa học để minh họa.

Câu 10: (2 điểm) Hoàn thành các phương trinh hóa học theo sơ đồ:

NaCl → NaOH → NaHCO3 → Na2CO3 → CaCO3 → CaCl2 → AgCl.

Câu 11: (2 điểm) Hòa tan kim loại M (hóa trị II) vào nước. Thêm H2SO4 vào dung dịch thu được ở trên, thấy tạo kết tủa A trong đó khối lượng của M bằng 0,588 lần khối lượng của A.

Xác định kim loại M (Mg=24, Ca=40, Sr=88, Ba=137, Al=27, Na=23).

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B A B C B B D B

Câu 1:B

Câu 2:A

Câu 3:B

Câu 4:C

Câu 5:B

Câu 6:B

nS = 6,4/32 = 0,2 mol; nZn = 1,3/65 = 0,02 mol.

S + Zn → ZnS => nZnS = 0, 02 mol => mZnS = 0,02 x 97 = 1,94 gam

Khối lượng S còn = 6,4 – 0,02 x 32 = 5,76 gam

Câu 7:D

Zn + 2AgNO3 → 2Ag + Zn(NO3)2

nAgNO3 = 0,2 x 0,5 = 0,1 mol Zn dư => mAg tạo ra = 0,1 x 108 = 10,8 gam.

Câu 8:B

M + 2HCl → MCl2 + H2

nM = nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol).

=> Khối lượng mol trung bình 2 kim loại M = 8,8/0,3 = 29,33.

Hai kim loại đó là Mg và Ca.

Câu 9:

Giống nhau (1,5 điểm): Đều tác dụng được với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối của kim loại hoạt động yếu hơn nó, thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội.

Các ví dụ:

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe + CuCl2 → Cu + FeCl2

2Al + 3CuCl2 → 3Cu + 2AlCl3

Khác nhau (0,5 điểm): Nhôm hoạt động mạnh hơn sắt.

Ví dụ: 2Al + 3FeCl2 → 3Fe + 2AlCl3

Nhôm tan được trong dung dịch NaOH còn sắt thì không.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Câu 10:

Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau:

2NaCl + 2H2O đp có mn→ 2NaOH + H2 + Cl2

NaOH + CO2 → NaHCO3

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ca(NO3)2

Câu 11:

M + 2H2O → M(OH)2 + H2

M(OH)2 + H2SO4 → MSO4↓ + 2H2O

M = 0,588(M + 96)

=> 0,412M = 0,588 x 96

=> M = 137 (Ba).

Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Hóa Học lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:




Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học