Top 10 Đề kiểm tra Hóa học 9 Chương 5 có đáp án, cực hay



Để học tốt Hóa học lớp 9, dưới đây là danh sách Top 10 Đề kiểm tra Hóa học 9 Chương 5 có đáp án, cực hay gồm các đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Hóa học 9.

Đề kiểm tra 15 phút

Đề kiểm tra 1 tiết

Đề thi Học kì II

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (1 điểm) Cho 2 công thức cấu tạo: (1) CH3 – CH2 – O – H, (2) CH3 – O – CH3. Điểm khác nhau giữa 2 công thức (1) và (2) là

A. thành phần nguyên tố

B. số lượng nguyên tử trong mỗi phân tử

C. hóa trị của oxi

D. trật tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử

Câu 2: (1 điểm) Ở điều kiện thường, rượu etylic (etanol) là một chất

A. khí, tan được trong benzen

B. lỏng, tan vô hạn trong nước, nhẹ hơn nước

C. rắn, dễ nóng chảy

D. lỏng, nhẹ hơn nước, không hòa tan được iot

Câu 3: (2 điểm) Trong các chất sau, chất nào tác dụng được với natri?

(1) CH3 – CH2 – OH, (2) CH3 – O – CH3, (3) C6H6, (4) CH3 – CH3

A. (1), (2)

B. (1), (4)

C. (3), (4)

D. (1)

Câu 4: (1 điểm) Độ rượu là

A. số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước

B. số gam rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước

C. số ml rượu etylic có trong 100ml nước

D. số gam rượu etylic có trong 100 gam hỗn hợp rượu với nước

Câu 5: (1 điểm) Có 3 bình đựng 3 chất lỏng: benzene, etanol, nước cất. Để nhận ra được từng chất ta có thể dùng

A. natri    B. nhôm    C. giấy đo độ pH    D. đồng

Câu 6: (1 điểm) Số chất có cùng công thức phân tử C3H8O tác dụng được với natri là

A. 1    B. 2    C. 3    D. 4

Câu 7: (1 điểm) Số nguyên tử H tối đa có thể bị natri đẩy ra từ phân tử C2H6O là

A. 6    B. 5    C. 1    D. 0

Câu 8: (2 điểm) Thể tích không khí tối thiểu để đốt cháy hết 2,3 g etanol (đktc, trong không khí oxi chiếm 20% theo thể tích, H=1, C=12, O=16, Mkk =29) là

A. 16,8 lít    B. 5,6 lít    C. 1,008 lít    D. 7,84 lít

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D B D A A B C A

Câu 1:D

Công thức (1) có liên kết – O – H, Công thức (2) có liên kết C – O – C.

Câu 2:B

Câu 3:D

(1) CH3 – CH2 – OH có nhóm – O – H nên tác dụng được với natri.

Câu 4:A

Độ rượu là số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.

Câu 5:A

Natri tác dụng với nước mãnh liệt hơn với etanol, natri không tác dụng với benzen.

Câu 6:B

CH3 – CH2 – CH2OH và CH3 – CHOH – CH3.

Câu 7:C

Do chỉ có tối đa 1 nhóm OH.

Câu 8:A

CH3 – CH2 –OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O

nCH3CH2OH = 2,3/46 = 0,05 mol. Suy ra số mol O2 = 0,05 x 3 = 0,15 mol

Vậy thể tích không khí = 0,15 x 22,4 x 5 = 16,8 lít (đktc).

Phần trắc nghiệm (Mỗi câu 1 điểm)

Câu 1: Số công thức cấu tạo mạch hở, có công thức phân tử C3H6O là

A. 4    B. 5    C. 6    D. 7

Câu 2: Điểm khác nhau cơ bản giữa CH3COOH và C2H5OH là

A. CH3COOH không tan trong nước còn C2H5OH tan được trong nước.

B. CH3COOH có tính axit còn C2H5OH thì không.

C. CH3COOH không tạo este còn C2H5OH thì có.

D. CH3COOH không tác dụng với Na còn C2H5OH thì có.

Câu 3: Sản phẩm phản ứng khi nung dung dịch CH3COOC2H5 với NaOH (vừa đủ) bao gồm

A. CH3COONa, C2H5OH

B. HCOONa, C3H7OH

C. C2H5COONa, CH3OH

D. C3H7COONa, C2H5OH

Câu 4: Trộn 10ml rượu etylic 8° với 20ml rượu etylic 12° tạo ra dung dịch có độ rượu là

A. 20°    B. 10°    C. 9,33°    D. 10,67°

Câu 5: Để nhận ra trong rượu etylic có lẫn một ít nước người ta dùng

A. natri

B. CuSO4 khan

C. H2SO4 đặc

D. phương pháp đốt cháy

Câu 6: Một hỗn hợp gồm CH3COOH và C2H5OH có khối lượng 10,6 g, khi tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng CH3COOH trong hỗn hợp đầu là (Cho H=1, C=12, O=16)

A. 3,6 g    B. 4,6 g    C. 6,0 g    D. 0,6 g

Câu 7: Một loại giấm chứa CH3COOH với nồng độ 6%, khối lượng NaHCO3 cần để tác dụng hết với 100g dung dịch đó là (Cho H=1, C=12, O=16, Na=23)

A. 8,4 g    B. 10,6 g    C. 16,8 g    D. 21,2 g

Câu 8: Thể tích khí CO2 (đktc) thoát ra khi cho 1,0 g CaCO3 vào 80ml dung dịch CH3COOH 0,5M sẽ là (Cho C=12, O=16, Ca=40)

A. 224ml    B. 448ml    C. 336ml    D. 67,2ml

Câu 9: Khi cho Na vào dung dịch rượu etylic sản phẩm thu được gồm (không kể dung môi)

A. C2H5ONa, H2

B. C2H5ONa, NaOH

C. NaOH, H2

D. C2H5ONa, NaOH, H2

Câu 10: Để nhận biết dung dịch CH3COOH và benzene, người ta có thể sử dụng

A. Na

B. quỳ tím

C. NaHCO3

D. Na, quỳ tím, NaHCO3

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A B A D B C A A D D

Câu 1:A

CH3 – CH2 – CHO, CH3 – CO – CH3, CH2=CH – CH2OH, CH2=CH – O – CH3.

Câu 2:B

CH3COOH có tính axit còn C2H5OH thì không.

Câu 3:A

CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH

Câu 4:D

Thể tích rượu etylic = 10 x 0,08 + 20 x 0,12 = 3,2 ml.

Thể tích dung dịch = 10 + 20 = 30.

Độ rượu Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 9 Chương 5 có đáp án (Đề 5) | Đề kiểm tra Hóa học 9 có đáp án

Câu 5:B

CuSO4 (màu trắng) + 5H2O → CuSO4.5H2O

Câu 6:C

2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

Gọi số mol CH3COOH và C2H5OH lần lượt là x, y.

60x + 46y = 10,6 và x + y = 0,2 => x = y = 0,1 mol.

mCH3COOH = 60 x 0,1 = 6 gam

Câu 7:A

CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + CO2 + H2O

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 9 Chương 5 có đáp án (Đề 5) | Đề kiểm tra Hóa học 9 có đáp án

Câu 8:A

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

nCaCO3 = 0,01; nCH3COOH = 0,08 x 0,5 = 0,04 mol.

CH3COOH dư => VCO2 = 0,01 x 22,4 = 0,224 lít = 224 ml.

Câu 9:D

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

Câu 10:D

Na, quỳ tím, NaHCO3 không tác dụng với benzene.

2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + CO2 + H2O

CH3COOH làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, còn benzen không làm đổi màu quỳ tím.

Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Hóa Học lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác: