Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa kì 1 có đáp án (3 đề)
Để làm tốt bài thi môn Sinh học lớp 8, phần dưới là Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa kì 1 có đáp án (3 đề), cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học 8.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
Câu 1 : Trong cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực?
a. Dạ dày
b. Lá lách
c. Phổi
d. Gan
Câu 2 : Trong tế bào người, bào quan nào đóng vai trò chính yếu vào hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng?
a. Ti thể
b. Nhân
c. Ribôxôm
d. Lưới nội chất
Câu 3 : Loại mô nào dưới đây được xếp vào nhóm mô liên kết?
a. Mô máu
b. Tất cả các phương án còn lại
c. Mô xương
d. Mô mỡ
Câu 4 : Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào về nơron hướng tâm là đúng?
a. Có thân nằm trong trung ương thần kinh
b. Còn có tên gọi khác là nơron vận động
c. Đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh
d. Tất cả các phương án còn lại
Câu 5 : Bao hoạt dịch là cấu trúc được tìm thấy ở loại khớp nào?
a. Khớp động
b. Khớp bán động
c. Khớp bất động
d. Tất cả các phương án còn lại
Câu 6 : Đặc điểm nào sau đây có trong cấu tạo của bộ xương người?
a. Xương hàm lớn hơn xương hộp sọ
b. Xương cột sống hình vòng cung
c. Lồng ngực phát triển theo hướng lưng – bụng
d. Xương gót phát triển về phía sau
Câu 7 : Trong cơ thể người có bao nhiêu loại bạch cầu?
a. 4
b. 2
c. 5
d. 3
Câu 8 : Những loại bạch cầu nào tham gia vào quá trình thực bào?
a. Bạch cầu ưa kiềm và bạch cầu limphô
b. Bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa axit
c. Bạch cầu ưa axit và bạch cầu mônô
d. Bạch cầu mônô và bạch cầu trung tính
Câu 9 : Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: “… là loại tế bào máu đóng vai trò đặc biệt quan trọng vào quá trình đông máu.”
a. Tiểu cầu
b. Bạch cầu ưa axit
c. Hồng cầu
d. Bạch cầu trung tính
Câu 10 : Khi tâm thất trái co thì máu sẽ được tống đến
a. tĩnh mạch chủ.
b. động mạch chủ.
c. động mạch phổi.
d. tâm nhĩ trái.
B. Tự luận
1. Trình bày thành phần cấu tạo máu và chức năng tương ứng của chúng. (5 điểm)
2. Bố An có nhóm máu AB, mẹ An có nhóm máu O còn An có nhóm máu A, em gái An có nhóm máu B. Hỏi nếu bố An cần truyền máu thì trong số những thành viên còn lại, có bao nhiêu người có thể truyền máu cho bố An? (1 điểm)
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : c – Phổi
Câu 2 : a – Ti thể
Câu 3 : b – Tất cả các ý còn lại (mô xương, mô mỡ, mô máu đều thuộc nhóm mô liên kết)
Câu 4 : c - Đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh
Câu 5 : a - Khớp động (bao hoạt dịch có vai trò bôi trơn khớp động)
Câu 6 : d – Xương gót phát triển về phía sau (hỗ trợ cho tư thế đứng thẳng)
Câu 7 : c – 5 (bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu limphô, bạch cầu mônô)
Câu 8 : d - Bạch cầu mônô và bạch cầu trung tính
Câu 9 : a – Tiểu cầu
Câu 10 : b – động mạch chủ.
B. Tự luận
1. Máu gồm có 2 thành phần chính:
- Huyết tương (chiếm khoảng 55% về thể tích): thành phần chính là nước, chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể, chất thải (urê, axit uric…)… (1 điểm)
Chức năng: cung cấp nước, khoáng, vitamin và các chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào trong cơ thể đồng thời vận chuyển các chất thải ra khỏi tế bào sau quá trình trao đổi chất. (1 điểm)
- Các tế bào máu (chiếm khoảng 45% về thể tích)
Có 3 loại tế bào máu:
a. Tế bào hồng cầu: màu đỏ, hình đĩa, không nhân.
Chức năng: vận chuyển khí oxi và cacbonic (1 điểm)
b. Tế bào bạch cầu: gồm 5 loại: bạch cầu lim phô, bạch cầu mônô, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit và bạch cầu trung tính.
Chức năng: tham gia vào hoạt động miễn dịch của cơ thể (1 điểm)
c. Tế bào tiểu cầu: kích thước bé, là những mảnh vụn có nguồn gốc từ tế bào sinh tiểu cầu.
Chức năng: tham gia vào quá trình đông máu (1 điểm)
2. Vì bố An có nhóm máu AB, tức là không hề có kháng thể trong huyết tương để chống lại bất kỳ kháng nguyên nào nên theo nguyên tắc truyền máu (kháng nguyên trên hồng cầu người cho không có kháng thể tương ứng trong huyết tương người nhận), cả ba người còn lại trong gia đình đều có thể truyền máu cho bố An. (1 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 2)
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
Câu 1 : Trong cơ thể người, loại xương nào có kích thước dài nhất?
a. Xương chậu
b. Xương cánh tay
c. Xương đốt sống
d. Xương đùi
Câu 2 : Người trưởng thành có bao nhiêu chiếc xương?
a. 302
b. 300
c. 206
d. 108
Câu 3 : Bộ xương người có nhiều đặc điểm thích nghi với tư thế đứng thẳng, đặc điểm nào dưới đây không nằm trong số đó?
a. Lồng ngực phát triển rộng sang hai bên
b. Xương cột sống hình cung
c. Xương gót phát triển về phía sau
d. Xương đùi phát triển
Câu 4 : Hiện tượng hồng cầu không nhân ở người có ý nghĩa như thế nào?
a. Giúp giảm thiểu năng lượng tiêu tốn trong điều kiện làm việc liên tục.
b. Giúp hồng cầu giảm trọng lượng để di chuyển nhanh hơn
c. Giúp hồng cầu dễ dàng len lỏi vào các mô trong trao đổi khí
d. Tất cả các phương án còn lại
Câu 5 : Đại thực bào là tên gọi khác của loại bạch cầu nào?
a. Bạch cầu limphô
b. Bạch cầu ưa kiềm
c. Bạch cầu trung tính
d. Bạch cầu mônô
Câu 6 : Cho các hoạt động sau:
a. Tiết kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên.
b. Phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh
c. Thực bào
Theo trình tự trước – sau thì khi xâm nhập vào cơ thể, vi sinh vật sẽ đi qua hàng rào phòng vệ của hệ miễn dịch theo trình tự nào ?
a. c – a - b
b. a – b - c
c. c – b - a
d. b – c - a
Câu 7 : Người mang nhóm máu O có thể được nhận máu từ những người mang nhóm máu nào?
a. Nhóm máu A và nhóm máu O
b. Nhóm máu A
c. Nhóm máu AB và nhóm máu B
d. Nhóm máu O
Câu 8 : Thành phần nào đóng vai trò quan trọng nhất trong nhân tế bào người?
a. Màng nhân
b. Nhiễm sắc thể
c. Lưới nội chất
d. Nhân con
Câu 9 : Chất khoáng chủ yếu có trong xương người là
a. sắt.
b. kẽm.
c. canxi.
d. phôtpho.
Câu 10 : Trong quá trình đông máu, các enzim giải phóng ra từ tiểu cầu có vai trò chính là gì?
a. Hỗ trợ quá trình đông đặc của huyết tương
b. Làm phân rã khối đông máu.
c. Kết dính các tế bào máu lại với nhau.
d. Làm biến đổi chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu.
B. Tự luận
1. Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong tế bào. (5 điểm)
2. Vì sao tim đập suốt đời mà không mệt mỏi? (1 điểm)
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : d - Xương đùi
Câu 2 : c – 206 chiếc xương
Câu 3 : b –Xương cột sống hình cung (đây là đặc điểm có ở Thú đi bằng bốn chân, ở tư thế đứng thẳng, người có xương cột sống cong hình chữ S có tác dụng như lò xo, giúp phân tán lực và giảm thiểu sang chấn lên não bộ khi di chuyển)
Câu 4 : a - Giúp giảm thiểu năng lượng tiêu tốn trong điều kiện làm việc liên tục (vì nhân là cơ quan tiêu tốn rất nhiều năng lượng của tế bào)
Câu 5 : d - Bạch cầu mônô
Câu 6 : a: c – a – b (thực bào, tiết kháng thể và phá hủy)
Câu 7 : d - Nhóm máu O (vì người mang nhóm máu O có chứa hai kháng thể anpha và bêta trong huyết tương nên họ chỉ có thể nhận máu từ người mang nhóm máu không có kháng nguyên trên hồng cầu (nhóm máu O))
Câu 8 : b – Nhiễm sắc thể (vì đó là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin – thành phần chính cấu tạo nên cơ thể người, có vai trò quyết định trong sự di truyền của tế bào cũng như toàn cơ thể)
Câu 9 : c – canxi
Câu 10 : d - Làm biến đổi chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu.
B. Tự luận
1. Cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong tế bào:
Tế bào người được cấu tạo từ 3 thành phần chính, đó là:
- Màng sinh chất: có dạng kép và đặc tính bán thấm (tạo thành từ photpholipit, protein và các thành phần khác. (0,5 điểm)
Chức năng: Giúp tế bào tham gia trao đổi chất (0,5 điểm)
- Chất tế bào: dạng dịch có độ sánh tương đối bao gồm các bào quan quan trọng như:
+ Lưới nội chất:
Chức năng: Tổng hợp và vận chuyển các chất (0,5 điểm)
+ Ribôxôm:
Chức năng: Là nơi tổng hợp prôtêin (0,5 điểm)
+ Ti thể:
Chức năng: Tham gia vào hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng(0,5 điểm)
+ Bộ máy Gôn gi:
Chức năng: Thu nhận, hoàn thiện và phân phối sản phẩm(0,5 điểm)
+ Trung thể:
Chức năng: Tham gia vào quá trình phân chia tế bào (0,5 điểm)
- Nhân tế bào: có chức năng chung là nơi điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào (0,5 điểm) với 2 cấu trúc quan trọng nhất là:
+ Nhiễm sắc thể:
Chức năng: Là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin, có vai trò quyết định trong sự di truyền (0,5 điểm)
+ Nhân con:
Chức năng: Là nơi tổng hợp ARN ribôxôm (rARN) (0,5 điểm)
2. Nếu nhìn tổng quát, chúng ta sẽ nghĩ rằng tim làm việc liên tục, không biết mệt mỏi nhưng thực ra khi phân tích cụ thể sẽ nhận thấy trong mỗi chu kỳ tim người (0,8 giây), tim chỉ co bóp trong 0,4 giây (bao gồm cả co tâm nhĩ và co tâm thất) còn thời gian dãn chung chính là thời gian nghỉ ngơi kéo dài 0,4 giây. Và nếu chi tiết hơn, tâm nhĩ chỉ làm việc 0,1 giây, có tới 0,7 giây nghỉ ngơi trong mỗi chu kỳ; tâm thất chỉ làm việc 0,3 giây, có tới 0,5 giây nghỉ ngơi trong mỗi chu kỳ. Như vậy rõ ràng, trái tim “làm việc khoa học” hơn bạn nghĩ đấy! (1 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 3)
A. Trắc nghiệm (trả lời đúng mỗi câu được 0,4 điểm)
Câu 1 : Trong cơ thể người phụ nữ, loại tế bào nào có kích thước lớn nhất?
a. Tế bào gan
b. Tế bào trứng
c. Tế bào cơ
d. Tế bào xương
Câu 2 : Loại bạch cầu nào tham gia sản xuất kháng thể?
a. Tế bào ưa kiềm
b. Tế bào mônô
c. Tế bào limphô B
d. Tế bào T
Câu 3 : Người mang nhóm máu A không truyền được cho người mang nhóm máu nào dưới đây?
a. Nhóm máu O
b. Nhóm máu AB
c. Nhóm máu A
d. Tất cả các phương án còn lại
Câu 4 : Trong hệ tuần hoàn người, máu ở động mạch nào dưới đây là máu đỏ thẫm?
a. Động mạch phổi
b. Động mạch đùi
c. Động mạch chủ
d. Động mạch cổ
Câu 5 : Khi nói về hồng cầu người, phát biểu nào dưới đây là đúng?
a. Màu trong suốt
b. Có chức năng là vận chuyển chất dinh dưỡng
c. Hình cầu
d. Không có nhân
Câu 6 : Ở người, khi tâm nhĩ trái co, máu sẽ được bơm đến
a. tâm thất phải.
b. tâm thất trái.
c. tâm nhĩ trái.
d. tĩnh mạch chủ.
Câu 7 : Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: “… là nguyên nhân hàng đầu gây xơ vữa động mạch ở người.”
a. Dầu thực vật
b. Tinh bột
c. Prôtêin
d. Côlestêrôn
Câu 8 : Máu người bao gồm
a. huyết tương và huyết thanh.
b. huyết thanh và chất sinh tơ máu.
c. các tế bào máu và huyết tương.
d. các tế bào máu và huyết thanh.
Câu 9 : Khoang xương dài ở người già có chứa gì?
a. Chất cốt giao
b. Tủy vàng
c. Tủy đỏ
d. Nước
Câu 10: Con người có bao nhiêu đôi xương sườn?
a. 12 đôi.
b. 24 đôi.
c. 36 đôi.
d. 18 đôi.
B. Tự luận
1. Cung phản xạ là gì? Hãy cho biết thành phần tham gia và diễn biến của cung phản xạ rụt tay khi bị kim châm. (5 điểm)
2. Vì sao máu từ các tĩnh mạch của vùng dưới cơ thể có thể đi ngược chiều trọng lực để lên tim? (1 điểm)
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : b – Tế bào trứng
Câu 2 : c - Tế bào limphô B
Câu 3 : a – Nhóm máu O (vì nhóm máu A có kháng nguyên A trên hồng cầu khi gặp kháng thể anpha trong nhóm máu O sẽ gây ngưng kết hồng cầu).
Câu 4 : a - Động mạch phổi (máu nghèo O2 đưa đến phổi để loại thải khí CO2, nhận O2 từ quá trình trao đổi khí)
Câu 5 : d – Không có nhân
Câu 6 : b - tâm thất trái.
Câu 7 : d - Côlestêrôn
Câu 8 : c - các tế bào máu và huyết tương.
Câu 9 : b - Tủy vàng
Câu 10 : a – 12 đôi
B. Tự luận
1. - Khái niệm: Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da…) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến….) (1 điểm)
- Thành phần tham gia cung phản xạ khi rụt tay khi bị kim châm bao gồm: thụ quan cảm nhận đau tại tay, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ tại vùng tay. (2 điểm)
- Diễn biến của cung phản xạ: Khi bị kim châm vào tay, thụ quan đau sẽ cảm nhận được kích thích này và phát ra xung thần kinh đi theo nơron hướng tâm về trung ương thần kinh (nơi chứa nơron trung gian). Tại đây, trung ương thần kinh sẽ phân tích, xử lý kích thích nhận được và phát ra luồng xung thần kinh đi theo nơron li tâm đến cơ quan phản ứng là cơ vùng tay, làm phát sinh phản xạ rụt tay lại. (2 điểm)
2. Máu từ các tĩnh mạch của vùng dưới cơ thể có thể đi ngược chiều trọng lực để lên tim là nhờ sự góp mặt của các van hỗ trợ (giúp chuyển máu lên theo từng nấc) và các cơ bắp quanh thành tĩnh mạch. (1 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 4)
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
Câu 1 : Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết?
a. Mô thần kinh
b. Mô biểu bì
c. Mô liên kết
d. Mô cơ
Câu 2 : Cơ quan nào dưới đây là một bộ phận của hệ tiêu hóa?
a. Phế quản
b. Khí quản
c. Thực quản
d. Niệu quản
Câu 3 : Có bao nhiêu hệ cơ quan có chức năng điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác?
a. 4
b. 3
c. 1
d. 2
Câu 4 : Trong hệ bạch huyết người, phân hệ nhỏ làm nhiệm vụ thu bạch huyết ở
a. nửa dưới bên trái cơ thể.
b. nửa trên bên trái cơ thể.
c. nửa trên bên phải cơ thể.
d. nửa dưới bên phải cơ thể.
Câu 5 : Môi trường trong cơ thể là sự hợp thành của những yếu tố nào?
a. Máu, huyết tương và nước mô
b. Máu, nước mô và bạch huyết
c. Máu và bạch huyết
d. Nước mô, máu và huyết thanh
Câu 6 : Sự to ra về bề ngang của xương dài là nhờ sự phân chia của loại tế bào nào?
a. Tế bào màng xương.
b. Tế bào tủy đỏ
c. Tế bào sụn
d. Tất cả các phương án còn lại
Câu 7 : Phát biểu nào dưới đây về người mang nhóm máu A là đúng?
a. Có chứa kháng thể anpha trên hồng cầu
b. Có chứa kháng nguyên A trong huyết tương
c. Có chứa kháng thể anpha trong huyết tương
d. Có chứa kháng nguyên A trên hồng cầu
Câu 8 : Nếu không tính quá trình di chuyển mà chỉ tính điểm đến, vòng tuần hoàn nhỏ ở người đi tới bao nhiêu cơ quan?
a. 1
b. 2
c. 3
d. Tất cả các cơ quan
Câu 9 : Lớp thành mỏng manh của mao mạch có ý nghĩa thích nghi như thế nào?
a. Giúp vận chuyển chất trong lòng mạch nhanh hơn
b. Tạo điều kiện lý tưởng cho quá trình trao đổi khí và trao đổi chất tại tế bào
c. Giảm thiểu trọng lượng của hệ mạch
d. Tất cả các phương án còn lại
Câu 10 : Loại đồ ăn, thức uống nào dưới đây không có lợi cho hệ tim mạch?
a. Gà rán
b. Rượu
c. Nước uống có gas
d. Tất cả các phương án còn lại
B. Tự luận
1. Trình bày diễn biến của quá trình đông máu. Đông máu có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể con người? (5 điểm)
2. Vì sao vacxin thực chất là tác nhân gây bệnh nhưng khi tiêm chủng lại có tác dụng phòng bệnh? (1 điểm)
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : b – Mô biểu bì
Câu 2 : c – Thực quản
Câu 3 : d – 2 (hệ thần kinh và hệ nội tiết)
Câu 4 : c- nửa trên bên phải cơ thể.
Câu 5 : b - Máu, nước mô và bạch huyết
Câu 6 : a - Tế bào màng xương.
Câu 7 : d - Có chứa kháng nguyên A trên hồng cầu (Nhóm máu được đặt tên theo kháng nguyên có trên hồng cầu)
Câu 8 : a - 1 (Phổi - vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng là trao đổi khí ở phổi)
Câu 9 : b - Tạo điều kiện lý tưởng cho quá trình trao đổi khí và trao đổi chất tại tế bào (càng mỏng, khí càng dễ khuếch tán và các chất thải/chất dinh dưỡng càng dễ dàng đi quá, giảm thiểu sự tiêu tốn thời gian và năng lượng vận chuyển)
Câu 10 : d - Tất cả các phương án còn lại (Gà rán giàu côlestêrôn, rượu là chất kích thích, nước có gas giàu đường và hương liệu nên đều gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch)
B. Tự luận
1. - Quá trình đông máu: Khi bị rách da, mạch máu sẽ bị vỡ. Lúc này, tế bào tiểu cầu sẽ va chạm vào vết rách ở thành mạch khiến chúng bị vỡ ra và giải phóng một loại enzim. Với sự góp mặt của ion canxi, enzim này sẽ xúc tác cho phản ứng biến chất sinh tơ máu – một loại protein hòa tan có trong huyết tương của máu – thành tơ máu. (2 điểm)
Các tơ máu sẽ đan kết với nhau thành một mạng lưới dày đặc bao lấy các tế bào máu, làm thành một khối máu đông che khít vết thương và ngoài thành phần này, trong máu còn lại huyết thanh (thực chất chính là huyết tương nhưng đã loại bỏ chất sinh tơ máu) (1 điểm)
- Ý nghĩa của quá trình đông máu: Khi va chạm và có xây xước hoặc tổn thương trên cơ thể, mất máu là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong nếu không xử lý kịp thời. Và với cơ chế tự bảo vệ, hình thành khối đông máu làm che khít miệng vết thương sẽ giúp chúng ta giảm thiểu tối đa nguy cơ mất máu. (2 điểm)
2. Mặc dù vacxin có bản chất là tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virut hoặc thành phần của chúng) nhưng đã làm mất đi độc tính, không còn khả năng gây bệnh và có vai trò như kháng nguyên nhằm kích thích sự sản sinh kháng thể từ tế bào B, giúp chủ động phòng ngừa bệnh trước nguy cơ có tác nhân xâm nhiễm thực sự. (1 điểm)
Tham khảo các Đề thi Sinh học lớp 8 năm học 2024 - 2025 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Top 4 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 có đáp án
- Top 8 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 2 có đáp án
- Top 8 Đề thi Học kì 2 Sinh học lớp 8 có đáp án
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều