[Năm 2024] Top 50 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 có đáp án
Phần dưới đây liệt kê Top 50 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm học 2024 - 2025 chọn lọc, có đáp án. Bộ đề thi gồm các đề thi giữa học kì 1, đề thi học kì 1 biên soạn theo Thông tư 22 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về cách đánh giá năng lực học sinh mới. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học 8 Học kì 1.
- Đề thi Giữa kì 1 Sinh học lớp 8 có đáp án năm 2024 (3 đề)
- Bộ 20 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
- Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (15 đề)
- Top 4 Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa kì 1 có đáp án
- Top 4 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 có đáp án
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Sinh Học lớp 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 1)
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm)
Câu 1 : Khi huyết tương loại bỏ chất sinh tơ máu sẽ còn lại
a. tế bào máu.
b. nước mô.
c. bạch huyết.
d. huyết thanh.
Câu 2 : Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu người là
a. A và B.
b. anpha và bêta.
c. A và bêta.
d. anpha và B.
Câu 3 : Khi nói về nhóm máu O, nhận định nào dưới đây là đúng?
a. Trong huyết tương không có kháng thể anpha và bêta
b. Trên hồng cầu không có kháng nguyên A, B
c. Trên hồng cầu có kháng nguyên O
d. Trong huyết tương có kháng thể anpha, không có kháng thể bêta
Câu 4 : Vì sao khi chúng ta bị một vết thương nhỏ gây chảy máu, máu lại không thể chảy hết ra ngoài qua vết thương hở này?
a. Vì các mạch máu trong cơ thể độc lập nhau
b. Vì quá trình đông máu xảy ra ngược theo dòng mạch, gây đông máu bên trong cơ thể
c. Vì quá trình đông máu xảy ra đã hình thành khối máu đông giúp bịt kín vết thương hở
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 5 : Ion khoáng nào đóng vai trò đặc biệt quan trọng, cùng với enzim trong tiểu cầu giúp biến đổi chất sinh tơ máu thành tơ máu?
a. Ion canxi
b. Ion natri
c. Ion sắt
d. Ion kẽm
Câu 6 : Mục đích chủ yếu của việc xét nghiệm máu trước khi truyền máu là gì?
a. Để xem người cho máu có đủ lượng máu cần thiết hay không
b. Để tránh tai biến ngưng kết hồng cầu và loại trừ các bệnh truyền nhiễm
c. Để xem người cho máu có hàm lượng tiểu cầu đủ lớn hay không
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 7 : Nhóm máu nào dưới đây có thể truyền cho tất cả các nhóm máu còn lại?
a. AB
b. A
c. B
d. O
Câu 8 : Nghiên cứu của Các Lanstâynơ cho thấy con người có mấy loại nhóm máu?
a. 2
b. 4
c. 3
d. 5
Câu 9 : Nhóm máu nào sau đây có thể nhận máu từ nhóm máu B?
a. A
b. AB
c. O
d. Tất cả các phương án còn lại
Câu 10 : 2 nhóm máu nào không chứa kháng thể anpha trong huyết tương?
a. Nhóm máu A và nhóm máu B
b. Nhóm máu AB và nhóm máu O
c. Nhóm máu B và nhóm máu O
d. Nhóm máu AB và nhóm máu A
Câu :
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : d. huyết thanh.
Câu 2 : a. A và B.
Câu 3 : b. Trên hồng cầu không có kháng nguyên A, B
Câu 4 : c. Vì quá trình đông máu xảy ra đã hình thành khối máu đông giúp bịt kín vết thương hở
Câu 5 : a. Ion canxi
Câu 6 : b. Để tránh tai biến ngưng kết hồng cầu và loại trừ các bệnh truyền nhiễm
Câu 7 : d. O (theo nguyên tắc truyền máu, kháng nguyên của người cho phải phù hợp với kháng thể người nhận mà nhóm máu O không có kháng nguyên trên hồng cầu nên có thể truyền cho bất cứ nhóm máu nào)
Câu 8 : b. 4 (AB, A, B, O)
Câu 9 : b. AB (vì nhóm máu B có kháng nguyên B trên hồng cầu mà nhóm máu AB lại không có kháng thể bêta trong huyết tương nên nhóm máu B có thể truyền cho nhóm máu AB)
Câu 10 : d. Nhóm máu AB và nhóm máu A
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Sinh Học lớp 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 2)
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm)
Câu 1 : Cứ một lần hít vào và một lần thở ra được coi là một
a. hệ số hô hấp.
b. tần số hô hấp.
c. nhịp hô hấp.
d. cử động hô hấp.
Câu 2 : Lượng khí có thêm khi hít vào gắng sức được gọi là
a. khí lưu thông.
b. khí bổ sung.
c. khí dự trữ.
d. khí cặn.
Câu 3 : Hiện tượng nào dưới đây xảy ra trong quá trình trao đổi khí ở phổi?
a. O2 khuếch tán từ không khí trong phế nang vào máu
b. CO2 khuếch tán từ không khí trong phế nang vào máu
c. O2 khuếch tán từ mao mạch máu vào phế nang
d. CO2 khuếch tán từ mao mạch máu vào tế bào
Câu 4 : Trong khí thở ra, thành phần nào dưới đây ở trạng thái bão hòa?
a. N2
b. O2
c. Hơi nước
d. CO2
Câu 5 : Dung tích sống của phổi không bao gồm
a. khí bổ sung.
b. khí cặn.
c. khí dự trữ.
d. khí lưu thông.
Câu 6 : Loại khí nào dưới đây không phải là tác nhân gây hại cho đường hô hấp?
a. SO2
b. CO
c. NO2
d. N2
Câu 7 : Thói quen nào dưới đây có hại cho hệ hô hấp?
a. Hút thuốc lá
b. Đeo khẩu trang khi ra đường và đến nơi công cộng
c. Luyện thở
d. Tập thể dục buổi sáng
Câu 8 : Trong hệ hô hấp, bộ phận nào gồm 15-20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau?
a. Phế quản
b. Khí quản
c. Phổi
d. Thanh quản
Câu 9 : Nắp thanh quản có vai trò gì?
a. Rung, tham gia vào chức năng phát âm
b. Đậy kín đường tiêu hóa khi thở
c. Đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn, giúp tránh nguy cơ bị sặc
d. Tất cả các phương án còn lại
Câu 10 : Phổi người trưởng thành có khoảng bao nhiêu phế nang?
a. 200 – 300 triệu
b. 500 – 600 triệu
c. 900 – 950 triệu
d. 700 – 800 triệu
Câu :
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : d. cử động hô hấp.
Câu 2 : b. khí bổ sung.
Câu 3 : a. O2 khuếch tán từ không khí trong phế nang vào máu
Câu 4 : c. Hơi nước
Câu 5 : b. khí cặn.
Câu 6 : d. N2 (đây là loại khí trơ về mặt hóa học, chiếm thể tích lớn trong không khí, không gây hại cho con người)
Câu 7 : a. Hút thuốc lá (khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, đặc biệt là nicôtin gây ung thư phổi)
Câu 8 : b. Khí quản
Câu 9 : c. Đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn, giúp tránh nguy cơ bị sặc
Câu 10 : d. 700 – 800 triệu
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Sinh Học lớp 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 3)
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm)
Câu 1 : Thành phần nào dưới đây được tiêu hóa về mặt hóa học trong khoang miệng?
a. Dầu thực vật
b. Mỡ động vật
c. Đạm
d. Tinh bột
Câu 2 : Loại axit vô cơ nào có trong dịch vị của dạ dày?
a. HNO3
b. HCl
c. H2SO4
d. HBr
Câu 3 : Loại cơ nào dưới đây có trong cấu tạo của dạ dày mà không được tìm thấy ở các phần khác của ống tiêu hóa?
a. Tất cả các phương án còn lại
b. Cơ vòng
c. Cơ chéo
d. Cơ dọc
Câu 4 : Ruột non là nơi đổ vào trực tiếp của bao nhiêu loại dịch tiêu hóa?
a. 4
b. 1
c. 2
d. 3
Câu 5 : Loại dịch tiêu hóa nào chỉ được tiết ra khi thức ăn chạm vào niêm mạc ruột?
a. Dịch tụy
b. Dịch mật
c. Dịch ruột
d. Dịch vị
Câu 6 : Loại dịch tiêu hóa nào đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tiêu hóa lipit, giúp nhũ tương hóa lipit thành các hạt nhỏ hơn?
a. Dịch tụy
b. Dịch ruột
c. Dịch vị
d. Dịch mật
Câu 7 : Axit amin là chất dinh dưỡng có được sau khi tiêu hóa loại thức ăn nào?
a. Lipit
b. Prôtêin
c. Vitamin
d. Gluxit
Câu 8 : Loại vitamin nào dưới đây được vận chuyển theo con đường bạch huyết?
a. Tất cả các phương án còn lại
b. Vitamin D
c. Vitamin C
d. Vitamin B1
Câu 9 : Vi khuẩn Helicobacter Pylori kí sinh ở lớp nào trong cấu tạo dạ dày?
a. Lớp dưới niêm mạc
b. Lớp niêm mạc
c. Lớp cơ
d. Lớp màng ngoài
Câu 10 : Chúng ta có nguy cơ nhiễm giun sán cao khi ăn loại thức ăn nào dưới đây?
a. Gà quay
b. Thịt luộc
c. Rau sống
d. Bánh rán
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : d. Tinh bột
Câu 2 : b. HCl
Câu 3 : c. Cơ chéo
Câu 4 : d. 3 (dịch tụy, dịch mật và dịch ruột)
Câu 5 : c. Dịch ruột
Câu 6 : d. Dịch mật
Câu 7 : b. Prôtêin
Câu 8 : b. Vitamin D (vitamin D là loại vitamin tan trong dầu nên vận chuyển qua con đường bạch huyết)
Câu 9 : a. Lớp dưới niêm mạc
Câu 10 : c. Rau sống (có thể chứa nhiều trứng giun sán trên bề mặt rau)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Sinh Học lớp 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 4)
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm)
Câu 1 : Hệ cơ quan nào dưới đây tham gia trao đổi chất trực tiếp với môi trường ngoài?
a. Hệ nội tiết
b. Hệ bạch huyết
c. Hệ thần kinh
d. Hệ hô hấp
Câu 2 : Sự trao đổi chất ở người diễn ra ở mấy cấp độ?
a. 5
b. 2
c. 3
d. 4
Câu 3 : Chuyển hóa cơ bản là
a. năng lượng tích lũy khi cơ thể ở trạng thái hoạt động cật lực.
b. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoạt động cật lực.
c. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
d. năng lượng tích lũy khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
Câu 4 : Vì sao khi trời nắng nóng, da chúng ta thường hồng hào?
a. Vì khi trời nắng, các mạch máu dãn, lưu lượng máu đến da lớn để đẩy nhanh quá trình tỏa nhiệt nên da hồng hào.
b. Vì khi trời nắng nóng, huyết áp tăng cao, hồng cầu vỡ nên da trở nên hồng hào
c. Vì khi trời nắng nóng, nền nhiệt cao khiến máu lưu thông chuyển dần sang sắc đỏ hồng
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 5 : Biện pháp nào dưới đây giúp chúng ta chống rét?
a. Mặc quần áo ấm
b. Tắm nước đá
c. Đeo vòng tay
d. Tất cả phương án còn lại
Câu 6 : Hệ hô hấp lấy ôxi từ môi trường ngoài để cung cấp cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể và thải ra ngoài khí cacbônic. Ví dụ trên minh họa cho sự trao đổi chất ở cấp độ
a. quần thể.
b. phân tử.
c. cơ thể.
d. tế bào.
Câu 7 : Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ cơ thể, thành phần nào dưới đây được tiếp nhận từ môi trường bên ngoài?
a. Thức ăn
b. Mồ hôi
c. Khí CO2
d. Nước tiểu
Câu 8 : Hệ bài tiết có vai trò gì trong trao đổi chất?
a. Cung cấp khí ôxi và loại thải khí cacbônic ra khỏi cơ thể
b. Loại thải các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể
c. Vận chuyển các chất từ bộ phận này sang bộ phận khác
d. Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể
Câu 9 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:… là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể.
a. Hệ cơ quan
b. Cơ quan
c. Mô
d. Tế bào
Câu 10 : Chất nào dưới đây không phải là sản phẩm của quá trình dị hóa?
a. Nước
b. Vitamin
c. Khí CO2
d. Axit uric
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : d. Hệ hô hấp (trao đổi khí trực tiếp với môi trường ngoài, các hệ cơ quan còn lại như thần kinh, bạch huyết… trao đổi chất với môi trường ngoài qua hệ cơ quan trung gian như hô hấp, bài tiết…)
Câu 2 : b. 2 (cấp độ tế bào và cơ thể)
Câu 3 : c. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
Câu 4 : a. Vì khi trời nắng, các mạch máu dãn, lưu lượng máu đến da lớn để đẩy nhanh quá trình tỏa nhiệt nên da hồng hào.
Câu 5 : a. Mặc quần áo ấm
Câu 6 : c. cơ thể.
Câu 7 : a. Thức ăn
Câu 8 : b. Loại thải các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể
Câu 9 : d. Tế bào
Câu 10 : b. Vitamin
Tham khảo các Đề thi Sinh học lớp 8 có đáp án và thang điểm khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều