Bộ 20 Đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Tuyển chọn Bộ 20 Đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Sinh học lớp 7 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa Học kì 1 môn Sinh học lớp 7.

Bộ 20 Đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Câu 1: Giun kim ký sinh ở đâu?

A. Tá tràng ở người                 C. Ruột già ở người, nhất là trẻ em

B. Rễ lúa gây thối                    D. Ruột non ở người

Câu 2: Sán dây kí sinh ở dâu?

A. Ruột lợn                    C. Máu người

B. Gan trâu, bò              D. Ruột non người, cơ bắp trâu bò

Câu 3: Ghép nội dung ở cột A phù hợp với cột B

Cột A

Trả lời

Cột B

1.Trùng biến hình


A. Di chuyển bằng không có

2. Trùng sốt rét


B. Di chuyển bằng bằng lông

3. Trùng roi


C. Di chuyển chân giả

4. Trùng giày


D. Di chuyển roi


Phần II: Tự luận (7đ)

Câu 1: Trình bày cấu tạo ngoài và trong của giun đất thích nghi với đời sống trong đất. 

Câu 2: Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa có thể chui rúc vào được ống mật, và hậu quả sẽ như thế nào? 

Câu 3: Nêu các biện pháp phòng tránh giun sán. Giun sán có tác hại như thế nào?


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Bộ 20 Đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

I/ Phần trắc nghiệm khách quan : (3 điểm.)

Hãy khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng nhất.

Câu 1 / Đặc điểm nào sau đây giúp sán lá gan thích nghi lối sống kí sinh : (0,25đ)

A. Các nội quan tiêu biến.                 C. Mắt lông bơi phát triển.

B. Kích thước cơ thể to lớn.              D. Giác bám phát triển.

Câu 2. Động vật sau đây được xếp vào lớp trùng chân giả là : (0.25 đ)

A. Trùng giày.                         C. Trùng roi.

B. Trùng biến hình.                 D. Tập đoàn vôn vốc.

Câu 3/ Nhóm giun được xếp cùng ngành với nhau là : (0,25đ)

A. Giun đũa, giun kim, giun móc câu.                  

B. Giun đũa, giun dẹp, giun chỉ.

C. Sán lá gan, sán dây, giun rễ lúa.

D. Giun móc câu, sán bã trầu, giun kim.

Câu 4/ Chức năng của tế bào gai ở thủy tức là :

A. Hấp thu chất dinh dưỡng.                       C. Tham gia vào hoạt động bắt mồi.

B. Tiết chất để tiêu hóa thức ăn.                 D. Giúp cơ thể di chuyển.

Câu 5/ Trùng roi sinh sản bằng cách : (0,25 điểm)

A. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể.                   C. phân đôi theo chiều bất kì cơ thể.

B. phân đôi theo chiều dọc cơ thể.              D. Cách sinh sản tiếp hợp.

Câu 6 / Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều là do : (0,25 đ)

A. Trâu bò thường làm việc ở các ruộng ngập nước.

B. Ngâm mình tắm mát ở nước bẩn.

C. Trâu, bò ăn rau, cỏ không được sạch, có kén sán.

D. Uống nước có nhiều ấu trùng sán.

Câu 7/ Nơi sống chủ yếu của giun kim là : (0.25 đ)

A. Ruột non của thú.                C. Ruột cây lúa.

B. Ruột già của người.             D. Máu của động vật.

Câu 8/ Thủy tức sinh sản vô tính theo hình thức : (0.25 đ)

A. Nảy chồi và tái sinh.           C. Chỉ có tái sinh.

B. Chỉ nảy chồi.                      D. Phân đôi.

Câu 9 / Điền chú thích vào hình cấu tạo ngoài của giun đất : (1đ)

Bộ 20 Đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

II / Phần tự luận : (7 điểm)

Câu 1 : Muỗi và bệnh sốt rét có liên quan gì? Tại sao miền núi thường mắc bệnh sốt rét cao, đề phòng bệnh sốt rét ta phải làm gì ? (1,5 điểm).

Câu 2 : Trình bày vòng đời của sán lá gan, đề phòng bệnh giun sán ta phải làm gi ? (2,5 điểm).

Câu 3 : Lối sống cộng sinh giữa hải quỳ và tôm có ý nghĩa gì ? (1,5 điểm)

Câu 4 : Giun đất đào hang di chuyển trong đất giúp gì cho trồng trọt của nhà nông? Tại sao nói giun đất là bạn của nhà nông ? (1,5 điểm).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cấu tạo thành cơ thể của Thuỷ tức gồm?

A. một lớp tế bào, gồm nhiều tế bào xếp xen kẽ nhau

B. ba lớp tế bào xếp xít nhau.

C. hai lớp tế bào, giữa hai lớp tế bào là tầng keo mỏng

D. gồm nhiều lớp tế bào, xen kẽ các tầng keo mỏng.

Câu 2. Giun đũa kí sinh trong ruột non nhưng không bị tiêu hóa vì

A. có áo giáp.                C. có lông tơ.

B. có vỏ cuticun.            D. có giác bám.

Câu 3. Chiều dài của sán dây là bao nhiêu?

A. 1 – 2 mét                   B. 5 - 6 mét

C. 8 - 9 mét                    D. 11 - 12 mét.

Câu 4. Loài giun dẹp nào sau đây sống tự do?

A. Sán lông.                    B. Sán dây

C. Sán lá gan                  D. Sán bã trầu

Câu 5. Loài thuộc ngành động vật nguyên sinh là

A. trùng roi, sán lá gan.           C. trùng kiết lị, thủy tức.

B. trùng giày, trùng roi.           D. trùng biến hình, san hô.

Câu 6. Động vật nguyên sinh có cấu tạo

A. 1 tế bào.          B. 2 tế bào            D. 3 tế bào           C. nhiều tế bào

Câu 7. Trùng giày di chuyển được là nhờ 

A. có roi.                                            C. có vây bơi.

B. lông bơi phủ khắp cơ thể.             D. cơ dọc phát triển.

Câu 8. Môi trường sống của trùng roi xanh là

A. biển.                                    C. đầm ruộng

B. cơ thể sinh vật khác            D. trong ruột người

Câu 9. Nơi sống của giun đỏ là

A. cống rãnh                     C. hồ nước lặng

B. nơi nước sạch               D. trong đất.

Câu 10. Động vật nguyên sinh nào sống kí sinh?

A. Trùng roi                            C. Trùng giày

B. Trùng biến hình                  D. Trùng sốt rét

II. TỰ LUẬN

Câu 11. Các loài giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra tác hại gì cho vật chủ? Muốn phòng trừ giun tròn kí sinh ta phải làm gì? 

Câu 12. Vì sao khi trời mưa giun đất thường chui lên mặt đất?

Câu 13. Biển nước ta có giàu san hô không? Nêu lợi ích và tác hại của san hô?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thuỷ tức là?

A. Cơ thể của Thuỷ tức có đối xứng hai bên, di chuyển kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu

B. Cơ thể của Thuỷ tức có đối xứng hai bên, di chuyển kiểu sâu đo.

C. Cơ thể của Thuỷ tức có đối xứng toả tròn, di chuyển kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu

D. Cơ thể của Thuỷ tức có đối xứng hai bên, di chuyển kiểu lộn đầu.

Câu 2. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng

A. Thức ăn của giun đất là: Vụn thực vật và mùn đất

B. Thức ăn chủ yếu của đỉa là: sinh vật phù du trong nước

C. Thức ăn của vắt là: nhựa cây

D. Thức ăn chủ yếu của giun là: đất

Câu 3. Nơi kí sinh của trùng sốt rét là:

A. Phổi người.                C. Máu người.

B. Ruột động vật.           D. Khắp mọi nơi trong cơ thể.

Câu 4. Động vật nguyên sinh có cấu tạo từ:

A. 1 tế bào           B. 2 tế bào            C. 3 tế bào           D. Đa bào

Câu 5. Thuỷ tức sinh sản bằng hình thức nào?

A. Thuỷ tức sinh sản vô tính đơn giản.

B. Thuỷ tức sinh sản hữu tính

C. Thuỷ tức sinh sản kiểu tái sinh.

D. Thuỷ tức vừa sinh sản vô tính vừa hữu tính và có khả năng tái sinh.

Câu 6. Khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất vì:

A. Giun đất không thích nghi với đời sống ở cạn gặp mưa giun đất chui lên mặt đất tìm nơi ở mới

B. Giun đất hô hấp qua da khi mưa nhiều nước ngập giun đất không hô hấp được dẫn đến thiếu ôxi nên giun đất phải chui lên mặt đất

C. Giun đất chui lên mặt dất để dễ dàng bơi lội

D. Báo hiệu thời tiết khi có nắng kéo dài.

Câu 7. Cách sinh sản của trùng roi:

A. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể.                       C. Tiếp hợp.

B. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể.                   D. Mọc chồi.

Câu 8. Cơ thể của Sứa có dạng?

A. Hình trụ                             B. Hình dù

C. Hình cầu                            D. Hình que

II. TỰ LUẬN

Câu 9. Nêu những cách phòng chống bệnh giun đũa kí sinh ở người? 

Câu 10. Trùng Roi giống và khác thực vật ở những điểm nào? 

Câu 11. Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiển của ngành Ruột Khoang?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?

A. Trùng biến hình                  C. Trùng giày

B. Trùng roi xanh                    D. Trùng sốt rét

Câu 2. Thuỷ tức sinh sản bằng hình thức nào?

A. Sinh sản vô tính đơn giản           C. Sinh sản kiểu tái sinh

B. Sinh sản hữu tính                         D. Sinh sản vô tính, hữu tính và tái sinh

Câu 3. Cơ thể của sứa có dạng?

A. Hình trụ           B. Hình dù           C. Hình cầu                   D. Hình que

Câu 4. Hải quỳ miệng ở phía:

A. Dưới                B. Trên                 C. Sau                  D. Không có miệng 

Câu 5. Trẻ em hay mắc bệnh giun kim vì:

A. Không ăn đủ chất                         C. Có thói quen bỏ tay vào miệng

B. Không biết ăn rau xanh                D. Hay chơi đùa

Câu 6. Tập đoàn trùng roi là?

A. Nhiều tế bào liên kết lại.               C. Một tế bào.

B. Một cơ thể thống nhất.                 D. Nhiều tế bào sống độc lập.

Câu 7. Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình

A. Tự dưỡng                            C. Tự dưỡng và dị dưỡng

B. Dị dưỡng                             D. Cộng sinh

Câu 8. Bộ phận nào của giun đũa phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều?

A. Hầu        B. Cơ quan sinh dục      C. Miệng              D. Giác bám

Câu 9. Căn cứ vào nơi kí sinh, cho biết loài giun nào nguy hiểm hơn?

A. Giun đũa                   B. Giun kim                   C. Giun móc câu            D. Giun chỉ

Câu 10. Loài sán nào sống kí sinh trong ruột người?

A. Sán lá gan        B. Sán lá máu       C. Sán bã trầu      D. Sán dây

II. TỰ LUẬN

Câu 11. Trình bày cấu tạo, dinh dưỡng và vòng đời của trùng sốt rét, biện pháp phòng chống bệnh sốt rét.

Câu 12. Tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa? Cần làm gì để phòng chống bệnh giun đũa ở trẻ em?

Câu 13. Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ giun đất?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. TRẮC NGHIỆM (4đ)

BÀI 1: Em hãy khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất (2đ)

Câu 1: Máu giun đất có màu như thế nào? Vì sao?

A. Không màu vì chưa có huyết sắc tố

B. Có màu đỏ vì có huyết sắc tố

C. Có màu vàng vì giun đất sống trong đất nên ít O2

D. Cả A, B, C theo từng điều kiện

Câu 2: Loài sán nào sống kí sinh trong ruột người?

A. Sán lá gan        B. Sán lá máu       C. Sán bã trầu      D. Sán dây

Câu 3: Bộ phận nào của nhện có chức năng hô hấp?

A. Núm tuyến tơ            B. Lỗ sinh dục               C. Khe hở             D. Miệng

Câu 4: Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình

A. Tự dưỡng                            C. Tự dưỡng và dị dưỡng

B. Dị dưỡng                             D. Cộng sinh

Câu 5: Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?

A. Trùng biến hình                  C. Trùng giày 

B. Trùng roi xanh          D. Trùng sốt rét

Câu 6: Bộ phận nào của giun đũa phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều?

A. Hầu        B. Cơ quan sinh dục      C. Miệng            D. Giác bám

Câu 7: Hải quỳ miệng ở phía:

A. Dưới                B. Trên                 C. Sau                  D. Không có miệng

Câu 8: Hệ thần kinh của châu chấu dưới dạng nào?

A. Chuỗi              C. Tế bào rải rác

B. Lưới                 D. Không có hệ thần kinh

BÀI 2: Điền từ thích hợp vào ô trống: (1đ)

Tôm sống trong nước, thở.................., có vỏ giáp cứng bao bọc. Cơ thể tôm có 2 phần:................ và bụng. Phần đầu - ngực có:....................., miệng với các chân hàm xung quanh và .........

BÀI 3: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A(1đ)

Đại diện (A)

Đặc điểm (B)

Kết quả

1. Thủy tức

a) Gồm một tế bào có chất nguyên sinh, nhân lớn, nhân bé, không bào co bóp…

1 + …

2. Nhện

b) Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể có 2 lớp, ruột dạng túi

2 + …

3. Trùng giày

c) Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và ruột phân nhánh.

3 + …

4. Trai

d. Cơ thể có 2 phần: Đầu – ngực và bụng, hoạt động chủ yếu về ban đêm,…

4 + …


e. Cơ thể bên ngoài là áo có ống hút, ông thoát, trong là thân, chân rìu,…



II. TỰ LUẬN (6đ)

Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang.(1đ) 

Câu 2: Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ giun đất. (1.5đ)

Câu 3: Trình bày cấu tạo ngoài của tôm. Tại sao khi chín vỏ tôm có màu hồng?  (2đ)

Câu 4: Tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa? Cần làm gì để phòng chống bệnh giun đũa ở trẻ em? (1.5đ)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. TRẮC NGHIỆM: 4 điếm (mỗi ý đúng: ( 0,4 điểm)

1. Hệ thần kinh của giun đất có dạng nào?

A. Thần kinh dạng lưới                     C. thần kinh ống

B. Thần kinh dạng chuỗi hạch          D . Cả A,B, C đúng

2. Tại sao người mắc bệnh sán dây?

A. Nang sán có trong thịt trâu bò,lợn gạo

B. Người ăn phải thịt trâu, bò, lợn gạo

C. Người ăn phải ấu trùng phát triển thành nang sán

D. Cả A, B, C đúng

3. Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ nào?

A. Có diệp lục.               C.Thành xenlulozo.

B. Có roi.                       D. Có điểm mắt

4. Trùng sốt rét phá hủy loại tế bào nào của máu?

A. Bạch cầu.                  B. Tiểu cầu.                   C. Hồng cầu                   D. Cả A, B và C

5. Bộ phận nào của san hô có thể dùng để trang trí.

A. Phần thịt                   B. Khung xương            C. Tua                  D. Cả A, B, C.

6. Thành cơ thể của ruột khoang có:

A. 1 lớp                B. 2 lớp                C. 3 lớp                D. 4 lớp.

7. Triệu chứng ở lợn nuôi khi mắc bệnh sán bã trầu:

A. Lợn gầy rạc     B. Da sần sùi        C. Chậm lớn                  D. Cả A, B, C

1

2

3

4

5

6

7









Câu II: Nối nội dung cột A phù hợp với nội dung cột B.

CỘT A

CỘT B

Kết quả

A.Động vật

B.Thực vật.

1. Không di chuyển

2. Có khả năng di chuyển.

3.Có hệ thần kinh và giác quan.

4.Dị dưỡng

5.Tự dưỡng.

A..........

B.............


B. PHẦN TỰ LUẬN.

Câu 1. (1.5đ). Nêu tác hại của giun sán. Cách phòng tránh bệnh giun sán.

Câu 2. (1đ) Nêu vai trò của ngành ruột khoang đối với biển và đời sống con người. 

Câu 3. (1,5đ) Nêu những lợi ích của giun đất đối vói đất trồng... ý tưởng bảo vệ phát triển giun đất.

Câu 4. (2đ) Hoàn thành chú thích vào hình vẽ sau:

Bộ 20 Đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

..........................

..........................

..........................

Tải xuống để xem đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 1 năm học 2024 - 2025 đầy đủ!

Xem thêm bộ đề thi Sinh học lớp 7 năm học 2024 - 2025 chọn lọc khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học