Top 100 Đề thi Sinh học lớp 7 năm 2024 Học kì 1, Học kì 2 có đáp án
Bộ 100 Đề thi Sinh học lớp 7 năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học 7.
Bộ Đề thi Sinh học 7 năm 2024
Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 7
(mới) Đề thi Giữa kì 1 Sinh học lớp 7 có đáp án năm 2024 (3 đề)
(mới) Bộ 20 Đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
(mới) Đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (15 đề)
Đề thi Học kì 1 Sinh học 7
Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 7
Bộ 3 đề thi Sinh học lớp 7 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất
Đề thi Học kì 2 Sinh học 7
Lời giải bài tập môn Sinh học 7 sách mới:
Đã có lời giải bài tập môn Khoa học tự nhiên 7 sách mới:
- (mới) Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức)
- (mới) Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo)
- (mới) Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
I. Trắc nghiệm: (3đ)
Bài 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng duy nhất trong các câu sau (1đ)
Câu 1: Giun đũa là sinh vật phân tính hay lưỡng tính?
A. Lưỡng tính C. Lưỡng tính hoặc phân tính
B. Phân tính D. Cả A, B và C
Câu 2: Động vật đa dạng phong phú nhất ở vùng nào?
A. Vùng ôn đới C. Vùng Nam cực
B. Vùng Bắc cực D. Vùng nhiệt đới
Câu 3: Vì sao sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do?
A. Cơ thể có nhiều tua.
B. Ruột dạng túi.
C. Cơ thể hình dù, có tầng keo dày để dễ nổi, lỗ miệng quay xuống dưới.
D. Màu sắc cơ thể sặc sỡ.
Câu 4: Ruột khoang có số lượng khoảng?
A. 20.000 loài B. 15.000 loài C. 10.000 loài D. 5.000 loài
Bài 2: Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (1đ)
Trùng roi xanh là một cơ thể động vật(1)......................, di chuyển nhờ roi, vừa(2)......................... vừa dị dưỡng, hô hấp qua màng (3)........................., bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tính theo cách(4).........................
Bài 3: Nối cột A với B: (1đ)
1. Sán lá máu |
a. Kí sinh trong ốc ruộng |
|
2. Sán lá gan |
b. Kí sinh ruột non người |
|
3. Sán bã trầu |
c. Kí sinh ở ruột lợn |
|
4. Sán dây |
d. Kí sinh trong máu người |
B. Tự luận (7đ)
Câu 1: Trình bày nơi sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của sán lá gan? Mô tả vòng đời của sán lá gan. (2.5đ)
Câu 2: Điểm giống nhau và khác nhau giữa động vật và thực vật là gì? (2.5đ)
Câu 3: Vì sao khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất. (1đ)
Câu 4: Tại sao người bị sốt rét khi đang sốt nóng cao mà người lại rét run cầm cập? (1đ)
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 môn Sinh học lớp 7 – Đề 3
A. Trắc nghiệm: (3đ)
Bài 1:
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
B |
0.25đ |
2 |
C |
0.25đ |
3 |
C |
0.25đ |
4 |
D |
0.25đ |
Bài 2:
Câu |
Đáp án |
Điểm |
(1) |
Đơn bào |
0.25đ |
(2) |
Tự dưỡng |
0.25đ |
(3) |
Cơ thể |
0.25đ |
(4) |
Phân đôi |
0.25đ |
Bài 3:
1. Sán lá máu |
1-d(0.25đ) 2-a(0.25đ) 3-c(0.25đ) 4-b(0.25đ) |
a. Kí sinh trong ốc ruộng |
2. Sán lá gan |
b. Kí sinh ruột non người |
|
3. Sán bã trầu |
c. Kí sinh ở ruột lợn |
|
4. Sán dây |
d. Kí sinh trong máu người |
B. Tự luận (7đ)
Câu 1:
- Nơi sống: sống trong nội tạng trâu bò(0.25 đ)
- Cấu tạo: Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên mắt, lông bơi tiêu giảm, ruột phân nhánh, giác bám phát triển(0.25 đ)
- Di chuyển: Chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh. (0.25 đ)
- Dinh dưỡng:
- Hầu cơ thể khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh(0.25 đ)
- Giác bám, cơ quan tiêu hóa phát triển(0.25 đ)
- Sinh sản: Sán lá gan lưỡng tính, cơ quan sinh dục phát triển(0.25 đ)
- Vòng đời san lá gan: (1đ)
Câu 2:
* Giống nhau (0.5đ)
- Đều là các cơ thể sống,
- Đều cấu tạo từ tế bào,
- Lớn lên và sinh sản.
* Khác nhau:
Động vật |
Thưc vật |
Có khả năng di chuyển |
Không có khả năng di chuyển |
Có hệ thần kinh và giác quan |
Không có hệ thần kinh và giác quan |
Chất hữu cơ nuôi cơ thể sử dụng chất hữu cơ có sẵn |
Chất hữu cơ nuôi cơ thể tự tổng hợp |
Không có thành xenluloxo ở tế bào |
Có thành xenluloxo ở tế bào |
Câu 3:
Mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất vì giun đất hô hấp qua da, nếu bị ngập nước giun đất không hô hấp được dẫn đến thiếu oxi do vậy nó phải chui lên mặt đất để hô hấp.
Câu 4:
Hồng cầu trong máu cơ thể người làm nhiệm vụ vận chuyển oxy tới tế bào để oxy hóa các chất hữu cơ có trong thành phần tế bào sinh ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Khi bị sốt rét hàng loạt thì hồng cầu bị phá hủy tế bào cơ thể bị thiếu oxy dẫn đến cơ thể bị thiếu năng lượng nên điều hòa thân nhiệt bị rối loạn, nhiệt độ cơ thể lên cao nhưng người vẫn bị rét run cầm cập.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Câu hỏi trắc nghiệm
(3 điểm)Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây ở cá chép giúp giảm ma sát giữa da của chúng với môi trường nước?
A. vây có các tia vây được căng bởi da mỏng.
B. da có nhiều tuyến tiết chất nhầy.
C. thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân.
D. vảy cá trên thân khớp với nhau như ngòi lợp.
Câu 2. Ở cá chép, thùy thị giác ở phần nào của não bộ?
A. não trước,
B. não giữa.
C. tiểu não.
D. trụ não.
Câu 3. Động vật nào dưới đây không phải là đại diện của lớp cá?
A. cá nhám. B. cá chép. C. cá hồi. D. cá heo.
Câu 4. Động vật nào dưới đây không thuộc ngành Giun đốt?
A. giun kim. B. giun đỏ. C. đỉa. D. giun đất.
Câu 5. Điền số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau: Động vật ngày nay được sắp xếp vào hơn …… ngành.
A. 20. B. 50. C. 10. D. 100.
Câu hỏi tự luận
(7 điểm)Câu 1. Quan sát trùng roi và đánh dấu tích vào bảng với ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây
Đặc điểm | Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ | Trung roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ |
1. Diệp lục. | ||
2. Roi và điểm mắt | ||
3. Có diệp lục | ||
4. Có roi | ||
5. Có thành xenlulôzơ | ||
6. Có điểm mắt |
Câu 2. Không bào co bóp ở trùng giày và trùng biến hình khác nhau như thế nào ( về cấu tạo, số lượng và vị trí)?
Câu 3. Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?
Đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: B Câu 2: B Câu 3: D Câu 4: A Câu 5:A
Câu hỏi tự luận
Câu 1:
Đặc điểm | Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ | Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ |
1. Diệp lục | ||
2. Roi và điểm mắt | X | |
3. Có diệp lục | X | |
4. Có roi | ||
5. Có thành xenlulôzơ | X | |
6. Có điểm mắt |
Câu 2.
Không bào co bóp ở trùng giày khác với trùng biến hình ở chỗ:
Chỉ có 2, nhưng ở vị trí cố định, có túi chứa hình cầu ở giữa (để chứa) và các rãnh dẫn chất bài tiết ở xung quanh (như cánh hoa thị), có nghĩa là cấu tạo phức tạp hơn.
Câu 3.
- Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với lối sống trong đất như: Cơ thể hình giun, các đốt phần đầu có thành cơ phát triển, chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng cơ để làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất.
- Cách dinh dưỡng:
+ Kiểu 1: Khi đất ẩm và tơi, vòi miệng giun vươn ra như mũi dùi, cắm vào đất rồi thành cơ đầu phồng lên làm lỗ đào rộng ra. Thành lỗ được phần sau cơ thể miết cho nhẵn và tròn chịa.
+ Kiểu 2: Khi gặp đất khô và cứng, giun tiết chất nhầy làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng. Qua ống tiêu hóa của giun, chất mùn được tiêu hóa, đất thải qua hậu môn, đùn trên mặt đất thành đống vụn lổn nhổn được gọi là “phân giun”.
Chính vì kiểu dinh dưỡng như vậy mà giun đất thích nghi với đời sống trong đất.
- Trong lớp mô bì các tế bào tiết ra chất nhầy làm da luôn trơn giúp dễ di chuyển và hô hấp qua da.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Câu hỏi trắc nghiệm
(3 điểm)Câu 1. Trong lớp Thú, bộ nào gồm các thú móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống thành bầy đàn, có loài ăn tạp, ăn thực vật và nhiều loài nhai lại?
A. Bộ Guốc lẻ. B. Bộ Voi
C. Bộ Guốc chẵn D. Bộ Linh trưởng.
Câu 2. Động vật nào dưới đây không phải là đại diện của bộ Gặm nhấm?
A. Hải cầu B. Hải li C. Sóc bụng xám D. Nhím chuột
Câu 3. Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp đấu tranh sinh học?
A. Sử dụng thiên địch.
B. Sử dụng thuốc diệt cỏ
C. Gây vô sinh diệt động vật gây hại
D. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
Câu 4. Động vật nào trong hình dưới đây thuộc bộ Ăn thịt?
A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4
Câu 5. Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông thường ăn lúc non và mạ mới gieo nhưng vào cuối xuân, đầu hè thì chim sẻ lại ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiệp. Ví dụ trên cho thấy điều gì?
A. Nhiều loài thiên địch khi được du nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém.
B. Thiên địch không tiêu diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
C. Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài khác phát triển.
D. Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại.
Câu hỏi tự luận
(7 điểm)Câu 1. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch cũng thích nghi với đời sống ở trên cạn.
Câu 2. Em hãy đánh dấu tích vào bảng sao cho phù hợp nhất.
Các hình thức di chuyển ở động vật
Câu 3. Chép 1, 2, 3…(cột A) với a hoặc b… (cột B) sao cho phù hợp.
Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ(Cột A) | Ý nghĩa thích nghi với đời sống(Cột B) |
1. Bộ lông mao dày, xốp. | a. Bật nhảy xa, chạy nhanh khi bị săn đuổi |
2. Chi trước ngắn. | b. Bảo vệ và giữ nhiệt |
3. Chi sau dài, khỏe. | c. Đào hang. |
4. Mũi thính, có lông xúc giác nhạy bén | d. Thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù. |
Đáp án: 1-…….., 2-………., 3-…………, 4-………..
Đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: C Câu 2: A Câu 3: B Câu 4: B Câu 5: D
Câu hỏi tự luận
Câu 1:
Những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch cũng thích nghi với đời sống trên cạn.
- Mắt có mí giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông với khoang miệng.
- Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
Câu 2.
Câu 3.
1-b 2-c 3-a 4-d
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Câu hỏi trắc nghiệm
(3 điểm)Câu 1. Động vật nào dưới đây là đại diện của bộ Guốc chẵn?
A. tê giác. B. voi. C. ngựa. D. cừu.
Câu 2. Thỏ đào hang bằng bộ phận nào?
A. chi sau. B. chi trước. C. đuôi. D. răng.
Câu 3. Chọn từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Cá voi xanh có cơ thể …(1)…, có lớp mỡ dưới da …(2)… và …(3)… gần như tiêu biến hoàn toàn.
A. (1): hình quả trám, (2): rất dày, (3): chi trước.
B. (1): hình cầu, (2): rất mỏng, (3): lông.
C. (1): hình thoi, (2): rất mỏng, (3): chi sau.
D. (1): hình thoi, (2): rất dày, (3): lông.
Câu 4. Khi nói về hệ tuần hoàn ở thỏ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. tim 4 ngăn.
B. máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
C. có 1 vòng tuần hoàn.
D. nửa bên phải chứa máu đỏ tươi, nửa bên trái chứa máu đỏ thẫm.
Câu 5. Ngành động vật nào dưới đây có cơ quan phân hóa phức tạp nhất?
A. chân khớp.
B. ruột khoang.
C. động vật nguyên sinh.
D. động vật có xương sống.
Câu hỏi tự luận
(7 điểm)Câu 1. So sánh hệ tiêu hóa giữa ếch và thằn lằn.
Câu 2. Nêu ưu điểm của thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh.
Câu 3. Tại sao chuột có thói quen gặm nhấm tất cả mọi thứ ngay cả khi chúng không đói hay cả những thứ chúng không ăn được? Hãy cho biết một số biện pháp sinh học để tiêu diệt chuột?
Đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: D Câu 2: B Câu 3: D Câu 4: A Câu 5: D
Câu hỏi tự luận
Câu 1.
Giống nhau:
- Đường tiêu hóa đều có miệng, thực quản, dạ dày, ruột, xoang huyệt và lỗ huyệt
- Có các tuyến tiêu hóa, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tạng và tuyến ruột.
Khác nhau:
STT | Ếch | Thằn lằn |
1 | Ruột non và ruột già chưa phân biệt rõ ràng | Ruột già đã phân biệt rõ ràng với ruột non |
2 | Xoang huyệt là nơi dự trữ và thải phân | Ngoài nhiệm vụ dự trữ và thải phân, xoang huyệt còn tái hấp thụ nước |
Câu 2.
- Phôi được nuôi dưỡng tốt trong bụng mẹ qua nhau thai, an toàn hơn.
- Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ (bố, ổn định và chủ động) không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên.
Câu 3.
- Đó là vì răng cửa của chuột không ngừng mọc dài ra nên chúng gặm nhấm để giúp răng mòn đi.
- Một số biện pháp sinh học để tiêu diệt chuột: nuôi mèo, bảo vệ các sinh vật tự nhiên là kẻ thù của chuột như chim cú mèo, đại bàng, rắn.
....................................
....................................
....................................
Trên đây là phần tóm tắt một số đề thi trong các bộ đề thi Sinh học lớp 7 Năm học 2024 - 2025 Học kì 1 và Học kì 2, để xem đầy đủ mời quí bạn đọc lựa chọn một trong các bộ đề thi ở trên!
Lưu trữ: Bộ đề thi Sinh học lớp 7 cũ
Xem thêm đề thi các môn học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)