Đề cương ôn tập Học kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo (có lời giải)



Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi GDCD 7 Học kì 2.

Xem thử

Chỉ từ 40k mua trọn bộ đề cương ôn tập GDCD 7 Học kì 2 Chân trời sáng tạo theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP:

1. Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

- Khái niệm tệ nạn xã hội

- Định nghĩa tệ nạn xã hội.

- Các loại tệ nạn xã hội phổ biến (ma túy, cờ bạ0c, mại dâm, bạo lực học đường, v.v.).

- Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

+ Nguyên nhân chủ quan (cá nhân thiếu hiểu biết, lối sống buông thả...).

+  Nguyên nhân khách quan (môi trường xã hội, gia đình, kinh tế, truyền thông...).

- Hậu quả của tệ nạn xã hội

+ Ảnh hưởng tới cá nhân (sức khỏe, nhân cách, tương lai...).

+ Ảnh hưởng tới gia đình (kinh tế sa sút, mất đoàn kết...).

+ Ảnh hưởng tới xã hội (gia tăng tội phạm, bất ổn xã hội...).

2. Phòng chống tệ nạn xã hội

- Ý nghĩa của việc phòng chống tệ nạn xã hội

+ Bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội.

+ Góp phần xây dựng xã hội văn minh, an toàn.

- Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

+ Về cá nhân: nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng sống, biết nói không với cám dỗ.

+ Về gia đình: giáo dục, quản lý, quan tâm chăm sóc các thành viên.

+ Về nhà trường: tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống.

+ Về xã hội: thực thi pháp luật nghiêm minh, phát động phong trào phòng chống tệ nạn.

- Vai trò của công dân trong phòng chống tệ nạn xã hội

+ Tự giác chấp hành pháp luật.

+ Tuyên truyền, vận động người khác cùng tham gia phòng chống.

3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

- Vai trò của gia đình

+ Gia đình là tế bào của xã hội.

+ Gia đình nuôi dưỡng, giáo dục con người.

- Quyền của công dân trong gia đình

+ Quyền được yêu thương, chăm sóc.

+ Quyền tự do kết hôn theo quy định pháp luật.

+ Quyền bình đẳng giữa các thành viên (vợ - chồng, cha mẹ - con cái...).

- Nghĩa vụ của công dân trong gia đình

+ Nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

+ Nghĩa vụ yêu thương, nuôi dạy con cái.

+ Nghĩa vụ xây dựng gia đình hạnh phúc, văn minh.

- Trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình

+ Tuân thủ pháp luật về hôn nhân và gia đình.

+ Sống có đạo đức, trách nhiệm trong các mối quan hệ gia đình.

PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

2.1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Pháp luật nước ta không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.

B. Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.

C. mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, môi giới mại dâm.

D. Tham gia đăng kí kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật cho phép.

Câu 2 : Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Buôn bán, vận chuyển chất ma túy.

B. Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

C. Tổ chức buôn bán hàng hóa nông nghiệp.

D. Tham gia xuất khẩu lao động để làm kinh tế.

Câu 3 : Theo quy định của pháp luật, người nghiện ma tuý bắt buộc phải

A. đi cai nghiện.

B. giam lỏng tại nhà.

C. đi tù.

D. phạt hành chính.

Câu 4 :Pháp luật nghiêm cấm hành vi

A. phát triển kinh tế.

B. nghiên cứu khoa học.

C. mê tín dị đoan.

D. làm giàu bằng nghề chân chính.

Câu 5 : Pháp luật không nghiêm cấm hành vi

A. tàng trữ ma túy.

B. tổ chức bài bạc.

C. xuất khẩu lao động.

D. tổ chức mại dâm.

Câu 6 : Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003?

A. Mua dâm.

B. Môi giới mại dâm.

C. Bán dâm.

D. Tố cáo hoạt động mại dâm.

Câu 7 : “Bà K tổ chức dịch vụ bói toán tại nhà”. Hành vi này có vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không?

A. Có vì pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan.

B. Có vì pháp luật nước ta nghiêm cấm đưa bói toán thành dịch vụ kiếm tiền.

C. Không vì pháp luật nước ta không cấm đoán hành vi mê tín dị đoan.

D. Không vì bà K chỉ tổ chức bói toán tại nhà.

Câu 8 : Số phát biểu đúng khi nói về về phòng, chống tệ nạn xã hội

(1)  Mại dâm là vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.

(2)  Học sinh từ 12-13 tuổi còn nhỏ, không phải là đối tượng có thể bị dụ dỗ tham gia các tệ nạn xã hội.

(3)  Tất cả các hình thức mại dâm đều bị pháp luật cấm.

(4)  Dùng thử ma túy vài lần sẽ không gây nghiện.

(5)  Phòng, chống tệ nạn xã hội là việc của các cơ quan chức năng, không phải việc của học sinh.

(6)  Cần gần gũi, động viên người nghiện ma túy cai nghiện.

(7)  Tệ nạn xã hội chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân người thực hiện hành vi và gia đình họ, không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 9: Câu ca dao “Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm” nói về tệ nạn xã hội nào sau đây

A. Rượu chè.

B. Cờ bạc.

C. Mê tín dị đoan.

D. Mại dâm.

Câu 10: “Do không có tiền ăn chơi, dù còn đang là một học sinh nhưng V đã chấp nhận bán dâm cho khách theo lời môi giới của bà Y và bị bắt ép uống rượu, bia hoặc hút thuốc lá. Đồng thời, bà Y còn đề nghị V lôi kéo thêm những người bạn của mình tham gia vào đường dây mại dâm. Vì được chia hoa hồng nên V đã dụ dỗ bạn L (15 tuổi) thực hiện hành vi bán dâm cho anh N.”

Dưới đây các hành vi vi phạm pháp luật của V và bà Y về phòng, chống tệ nạn xã hội. Ý nào không đúng?

A. Bà Y môi giới mại dâm.

B. Bà Y dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia hoạt động mại dâm.

C. V bán dâm.

D. V môi giới mại dâm.

................................

................................

................................

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

năm 2025

Môn: Giáo dục công dân 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của tệ nạn xã hội?

A. Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.

B. Tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy.

C. Tổ chức hoạt động và môi giới mại dâm.

D. Tổ chức cá độ bóng đá; đánh bài ăn tiền.

Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trỗng (…) trong đoạn thông tin sau: “….. là một loại tệ nạn xã hội, biểu hiện tình trạng các cá nhân dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân để trao đổi, mua bán với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu tình dục hoặc lợi ích vật chất”.

A. Cờ bạc.

B. Mại dâm.

C. Ma túy.

D. Mê tín dị đoan.

Câu 3. Tệ nạn xã hội nào được phản ánh trong câu ca dau sau đây?

“Chập chập thôi lại cheng cheng,

Con gà sống tiến để riêng cho thầy,

Đơm xôi thì đơm cho đầy,

Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng”

A. Mê tín dị đoan.

B. Rượu chè.

C. Cờ bạc.

D. Mại dâm.

Câu 4. Nguyên nhân nào khiến cho bạn S trong tình huống sau đây vướng vào tệ nạn xã hội?

Tình huống. S là con trai duy nhất trong nhà, nên bố mẹ rất quan tâm, yêu thương và chú trọng dạy bảo S nhiều điều hay lẽ phải. Trong một lần tới dự sinh nhật của P (bạn cùng lớp), nghe một số thanh niên kể về ma túy đá, S rất tò mò và quyết định dùng thử xem cảm giác thế nào. Sau nhiều lần sử dụng, S trở nên gầu gò, dánh đi siêu vẹo, khả năng tập trung suy giảm và thường xuyên xuất hiện ảo giác.

A. Tò mò, thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ.

B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

C. Mặt trái của nền kinh tế thị trường.

D. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ nhà trường.

Câu 5. Nhân vật nào sau đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Bà Y tung tin mình được “Thánh cho ăn lộc” để lừa gạt mọi người.

B. Chị K mở dịch vụ Karaoke trá hình để tổ chức hoạt động mại dâm.

C. Ông S lén lút trồng cây cần sa trong vườn nhà mình để bán kiếm lời.

D. Phát hiện anh P tổ chức đánh bạc, chị M đã báo cho lực lượng công an.

Câu 6. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tự do lựa chọn ngành nghề, nơi làm việc.

B. Tổ chức khám bệnh và tiêm phòng cho trẻ em.

C. Dụ dỗ, cưỡng ép người khác tham gia bán dâm.

D. Tổ chức các chương trình giải trí lành mạnh cho trẻ em.

Câu 7. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, học sinh cần có trách nhiệm như thế nào?

A. Rèn luyện đạo đức, sống giản dị, lành mạnh.

B. Uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích.

C. Xa lánh những người mắc các bệnh xã hội.

D. Kì thị những người từng vướng vào tệ nạn xã hội.

Câu 8. Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

Trường hợp: Anh T có hành vi tổ chức tàng trữ, buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy. Ông Q (bố anh T) biết sự việc, đã tìm mọi cách che dấu và khuyên con trai bỏ trốn. Bà K (là mẹ của anh T) không đồng ý và khuyên con trai nên ra đầu thú để nhận sự khoan hồng.

A. Ông Q và anh T.

B. Bà K và ông Q.

C. Bà K và anh T.

D. Ông Q, bà K và anh T.

Câu 9. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng được quy định như thế nào trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014?

A. Vợ và chồng bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ.

B. Chồng có nghĩa vụ đóng góp toàn bộ về kinh tế.

C. Người vợ có nghĩa vụ làm tất cả các công việc nhà.

D. Quyền của vợ, chồng sẽ tùy hoàn cảnh từng gia đình.

Câu 10. Con cháu không được phép thực hiện hành vi nào sau đây đối với ông bà, cha mẹ?

A. Lễ phép, kính trọng.

B. Lăng mạ, ngược đãi.

C. Yêu thương, hiếu thảo.

D. Chăm sóc, phụng dưỡng.

Câu 11. Pháp luật Việt Nam quy định, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nào sau đây đối với con cái?

A. Phân biệt đối xử giữa các con.

B. Tôn trọng ý kiến của con.

C. Ngược đãi, xúc phạm con.

D. Ép con làm những việc sai trái.

Câu 12. Gia đình không được hình thành từ mối quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ hôn nhân.

B. Quan hệ huyết thống.

C. Quan hệ nuôi dưỡng.

D. Quan hệ hợp tác.

Câu 13. Câu ca dao “Anh em trên kính dưới nhường/ Là nhà có phúc, mọi đường yên vui” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của

A. ông bà đối với các cháu.

B. cha mẹ đối với con cái.

C. anh chị em đối với nhau.

D. con cái đối với cha mẹ.

Câu 14. Câu ca dao nào sau đây nói về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

B. Lên non mới biết non cao/ Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.

C. Bạn bè là nghĩa tương thân/ Khó khăn, thuận lợi, ân cần có nhau.

D. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình?

Tình huống: Gia đình ông H có 2 người con: một trai (anh T) và một gái (chị P). Ông H thường quan tâm đến người con trai hơn người con gái, vì ông cho rằng: “con trai mới là người nối dõi tông đường, thờ cúng, hương hỏa cho tổ tiên”. Thấy vậy, chị P rất buồn, nhưng luôn trấn an bản thân: “Bố cũng thương yêu mình, mình phải cố gắng hơn nữa”. Anh T rất thương em gái, anh thường xuyên giúp đỡ khi em gặp khó khăn và cũng nỗ lực khuyên bố nên thay đổi suy nghĩ “trọng nam kinh nữ”.

A. Ông H.

B. Anh T.

B. Chị P.

C. Ông H và anh T.

Câu 16. Bạn Kvà M đã hẹn nhau sẽ đi đá bóng vào sáng chủ nhật. Đến ngày hẹn, khi chuẩn bị ra khỏi nhà, bố mẹ đã nhờ K ở nhà chăm sóc ông đang bị ốm, vì bố mẹ có việc đột xuất cần phải giải quyết. Trong trường hợp này, nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?

A. Từ chối bố mẹ vì đã có hẹn với M nên không thể thất hứa.

B. Vờ đồng ý, đợi bố mẹ ra khỏi nhà thì trốn đi chơi với M.

C. Ở nhà chăm sóc ông, xin lỗi và hẹn đi chơi với M vào dịp khác.

D. Giận dỗi bố mẹ, ở nhà nhưng không chăm sóc ông mà xem ti vi.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Nêu hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Câu 2 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

+ Ý kiến 1. Khi phát hiện hành vi tổ chức, môi giới mại dâm, chúng ta nên lờ đi, coi như không biết vì đây là “vấn đề tế nhị”.

+ Ý kiến 2. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm riêng của lực lượng công an.

+ Ý kiến 3. Tổ chức đánh bạc với quy mô nhỏ thì không vi phạm pháp luật.

+ Ý kiến 4. Những người có điều kiện, có tiền thì được phép sử dụng chất ma tuý.

Câu 3 (3,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. M và em trai là chị em sinh đôi, học cùng lớp với nhau. Chủ nhật tuần này nhà trường tổ chức buổi tham quan ở khu dự trữ sinh quyển của tỉnh. M và em trai đều muốn đi nhưng mẹ lại chỉ cho em trai đi, mẹ bảo M là chị thì phải nhường em, ở nhà phụ giúp bố mẹ trồng và chăm sóc cây cảnh. Đây không phải lần đầu em trai M được bố mẹ cho đi chơi, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao ở trường, ở khu phố nhưng M thì không được đi. M không hài lòng về việc phân biệt đối xử của bố mẹ.

Câu hỏi:

a/ Cách đối xử của bố mẹ M như vậy có đúng không? Vì sao?

b/ Nếu là M, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào để bố mẹ cho tham gia các hoạt động ngoại khoá ở trường, lớp và khu dân cư?

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học