Đề cương ôn tập Học kì 2 GDCD 7 Cánh diều (có lời giải)
Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 2 GDCD 7 Cánh diều với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi GDCD 7 Học kì 2.
Chỉ từ 40k mua trọn bộ đề cương ôn tập GDCD 7 Học kì 2 Cánh diều theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP:
1. Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội
- Khái niệm tệ nạn xã hội
- Định nghĩa tệ nạn xã hội.
- Các loại tệ nạn xã hội phổ biến (ma túy, cờ bạ0c, mại dâm, bạo lực học đường, v.v.).
- Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội
+ Nguyên nhân chủ quan (cá nhân thiếu hiểu biết, lối sống buông thả...).
+ Nguyên nhân khách quan (môi trường xã hội, gia đình, kinh tế, truyền thông...).
- Hậu quả của tệ nạn xã hội
+ Ảnh hưởng tới cá nhân (sức khỏe, nhân cách, tương lai...).
+ Ảnh hưởng tới gia đình (kinh tế sa sút, mất đoàn kết...).
+ Ảnh hưởng tới xã hội (gia tăng tội phạm, bất ổn xã hội...).
2. Phòng chống tệ nạn xã hội
- Ý nghĩa của việc phòng chống tệ nạn xã hội
+ Bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội.
+ Góp phần xây dựng xã hội văn minh, an toàn.
- Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội
+ Về cá nhân: nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng sống, biết nói không với cám dỗ.
+ Về gia đình: giáo dục, quản lý, quan tâm chăm sóc các thành viên.
+ Về nhà trường: tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống.
+ Về xã hội: thực thi pháp luật nghiêm minh, phát động phong trào phòng chống tệ nạn.
- Vai trò của công dân trong phòng chống tệ nạn xã hội
+ Tự giác chấp hành pháp luật.
+ Tuyên truyền, vận động người khác cùng tham gia phòng chống.
3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
- Vai trò của gia đình
+ Gia đình là tế bào của xã hội.
+ Gia đình nuôi dưỡng, giáo dục con người.
- Quyền của công dân trong gia đình
+ Quyền được yêu thương, chăm sóc.
+ Quyền tự do kết hôn theo quy định pháp luật.
+ Quyền bình đẳng giữa các thành viên (vợ - chồng, cha mẹ - con cái...).
- Nghĩa vụ của công dân trong gia đình
+ Nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
+ Nghĩa vụ yêu thương, nuôi dạy con cái.
+ Nghĩa vụ xây dựng gia đình hạnh phúc, văn minh.
- Trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình
+ Tuân thủ pháp luật về hôn nhân và gia đình.
+ Sống có đạo đức, trách nhiệm trong các mối quan hệ gia đình.
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Pháp luật nước ta không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.
B. Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
C. mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, môi giới mại dâm.
D. Tham gia đăng kí kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật cho phép.
Câu 2 : Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Buôn bán, vận chuyển chất ma túy.
B. Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
C. Tổ chức buôn bán hàng hóa nông nghiệp.
D. Tham gia xuất khẩu lao động để làm kinh tế.
Câu 3 : Theo quy định của pháp luật, người nghiện ma tuý bắt buộc phải
A. đi cai nghiện.
B. giam lỏng tại nhà.
C. đi tù.
D. phạt hành chính.
Câu 4 :Pháp luật nghiêm cấm hành vi
A. phát triển kinh tế.
B. nghiên cứu khoa học.
C. mê tín dị đoan.
D. làm giàu bằng nghề chân chính.
Câu 5 : Pháp luật không nghiêm cấm hành vi
A. tàng trữ ma túy.
B. tổ chức bài bạc.
C. xuất khẩu lao động.
D. tổ chức mại dâm.
Câu 6 : Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003?
A. Mua dâm.
B. Môi giới mại dâm.
C. Bán dâm.
D. Tố cáo hoạt động mại dâm.
Câu 7 : “Bà K tổ chức dịch vụ bói toán tại nhà”. Hành vi này có vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không?
A. Có vì pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan.
B. Có vì pháp luật nước ta nghiêm cấm đưa bói toán thành dịch vụ kiếm tiền.
C. Không vì pháp luật nước ta không cấm đoán hành vi mê tín dị đoan.
D. Không vì bà K chỉ tổ chức bói toán tại nhà.
Câu 8 : Số phát biểu đúng khi nói về về phòng, chống tệ nạn xã hội
(1) Mại dâm là vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.
(2) Học sinh từ 12-13 tuổi còn nhỏ, không phải là đối tượng có thể bị dụ dỗ tham gia các tệ nạn xã hội.
(3) Tất cả các hình thức mại dâm đều bị pháp luật cấm.
(4) Dùng thử ma túy vài lần sẽ không gây nghiện.
(5) Phòng, chống tệ nạn xã hội là việc của các cơ quan chức năng, không phải việc của học sinh.
(6) Cần gần gũi, động viên người nghiện ma túy cai nghiện.
(7) Tệ nạn xã hội chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân người thực hiện hành vi và gia đình họ, không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9: Câu ca dao “Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm” nói về tệ nạn xã hội nào sau đây
A. Rượu chè.
B. Cờ bạc.
C. Mê tín dị đoan.
D. Mại dâm.
Câu 10: “Do không có tiền ăn chơi, dù còn đang là một học sinh nhưng V đã chấp nhận bán dâm cho khách theo lời môi giới của bà Y và bị bắt ép uống rượu, bia hoặc hút thuốc lá. Đồng thời, bà Y còn đề nghị V lôi kéo thêm những người bạn của mình tham gia vào đường dây mại dâm. Vì được chia hoa hồng nên V đã dụ dỗ bạn L (15 tuổi) thực hiện hành vi bán dâm cho anh N.”
Dưới đây các hành vi vi phạm pháp luật của V và bà Y về phòng, chống tệ nạn xã hội. Ý nào không đúng?
A. Bà Y môi giới mại dâm.
B. Bà Y dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia hoạt động mại dâm.
C. V bán dâm.
D. V môi giới mại dâm.
................................
................................
................................
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
năm 2025
Môn: Giáo dục công dân 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Hành vi nào dưới đây là tệ nạn xã hội?
A. Trồng các loại cây có chứa chất ma túy.
B. Bán dâm, chứa chấp và môi giới mại dâm.
C. Hành nghề mê tín dị đoan (bói toán, cúng,…)
D. Xả rác thải không đúng nơi quy định.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tệ nạn xã hội?
A. Tổn hại về sức khỏe, tinh thần, trí tuệ.
B. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
C. Chỉ gây tổn hại về sức khỏe thể chất.
D. Suy kiệt tài chính, tan vỡ hạnh phúc.
Câu 3. Chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây để tránh vấp phải tệ nạn xã hội?
A. Thử tham gia tệ nạn xã hội một lần cho biết.
B. Chủ động tìm hiểu thông tin về tệ nạn xã hội.
C. Tham gia tuyên truyền phòng tránh tệ nạn xã hội.
D. Lên án những hành vi lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội.
Câu 4. Bạn H là học sinh lớp 7A. H có thân hình cao lớn (do đang ở tuổi dậy thì) và gương mặt khả ái. Một lần, trên đường đi học về, một người phụ nữ lạ mặt đã chủ động bắt chuyện với H. Người phụ nữ đó ngỏ ý muốn rủ H đi chơi và hứa sẽ cho H thêm nhiều tiền tiêu xài. Trong trường hợp này, nếu là H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Đồng ý và đề nghị rủ thêm bạn gái đi cùng.
B. Mắng chửi cho người phụ nữ một trận và bỏ đi.
C. Đồng ý và mang chuyện đi khoe với bạn bè trong lớp.
D. Từ chối và báo với cơ quan công an để có biện pháp hỗ trợ.
Câu 5. Nhân vật nào dưới đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Chị T lôi kéo bạn M tham gia vào đường dây mại dâm.
B. Ông T bao che cho con trai mình khi có hành vi trộm cắp.
C. Bà H tổ chức hoạt động “mua thần bán thánh” tại địa phương.
D. Tập thể lớp 7E tham gia lớp học về phòng chống tệ nạn xã hội.
Câu 6. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi lôi kéo trẻ em
A. tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh.
B. học tập theo những tấm gương tiêu biểu.
C. sử dụng các văn hoá phẩm đồi truỵ.
D. vui chơi, giải trí lành mạnh.
Câu 7. Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Buôn bán ma túy.
B. Tổ chức mại dâm.
C. Đánh bài ăn tiền.
D. Xuất khẩu lao động.
Câu 8. Chúng ta cần gọi đến đường dây nóng 111 khi
A. phát hiện hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em.
B. cần hỗ trợ đế chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
C. tố giác tội phạm về ma túy, cờ bạc.
D. cần hỗ trợ cấp cứu y tế.
Câu 9. Gia đình T sống ở một vùng quê còn nhiều khó khăn. Do điều kiện vệ sinh kém, môi trường ẩm thấp, nhiều muỗi, nên em trai của T bị mắc bệnh sốt xuất huyết. Thấy vậy, bà nội của T đã khuyên bố mẹ T nên mời ông K (thầy cúng) đến nhà làm lễ mong cho em của T khỏi bệnh. Nếu là T, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không quan tâm vì bố mẹ mới có quyền quyết định.
B. Đồng ý với ý kiến mời thầy cúng về làm lễ của bà nội.
C. Khuyên bố mẹ nhanh chóng đưa em tới bệnh viện chữa trị.
D. Khuyên bố mẹ không cần lo vì bệnh này không nguy hiểm.
Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “……. là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật?
A. Gia đình.
B. Xã hội.
C. Cộng đồng.
D. Tập thể.
Câu 11. Theo quy định của pháp luật, con cháu không được phép thực hiện hành vi nào sau đây với ông bà, cha mẹ?
A. Lễ phép, kính trọng.
B. Yêu thương, hiếu thảo.
C. Chăm sóc, phụng dưỡng.
D. Ngược đãi, lăng mạ.
Câu 12. Nhân vật nào dưới đây đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?
A. Chị T ra điều kiện chỉ chăm sóc cha mẹ nếu được hưởng thừa kế.
B. Bạn Q thường xuyên trốn học, không nghe lời ông bà, cha mẹ.
C. Bạn P chăm chỉ học tập và thường phụ giúp bố mẹ việc nhà.
D. Ông M chỉ quan tâm cháu trai, không quan tâm đến cháu gái.
Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của gia đình đối với mỗi người?
A. Là mái ấm yêu thương.
B. Là môi trường làm việc hiệu quả.
C. Là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách.
D. Là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên.
Câu 14. Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
A. Anh em như thể chân tay/ rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
C. Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
D. Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.
Câu 15. Vì mưu sinh nên bố mẹ đi làm xa, do đó, từ nhỏ K đã được ông bà nội chăm sóc. Khi phát hiện K có biểu hiện ham chơi, học tập sa sút, ông bà đã nhắc nhở nhiều lần. Bố mẹ K biết chuyện, cũng thường xuyên gọi điện tâm sự, nhắc nhở K nên cố gắng học tập, nghe lời ông bà. Tuy vậy, K vẫn không thay đổi.
Câu hỏi: Trong trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
A. Ông bà nội của K.
B. Bố mẹ của K.
C. Bạn K.
D. Tất cả các nhân vật đều vi phạm.
Câu 16. T và H đã hẹn nhau chủ nhật tuần này sẽ cùng đi đá bóng. Đến ngày hẹn, do có việc đột xuất, bố mẹ phải ra ngoài để giải quyết công việc, do đó, bố mẹ đã nhờ T ở nhà chăm sóc ông nội (ông T bị ốm). Trong trường hợp này, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?
A. Từ chối vì đã hẹn với H đi đá bóng.
B. Đồng ý, đợi bố mẹ đi khỏi thì trốn đi chơi.
C. Ở nhà chăm sóc ông, xin lỗi và hẹn H dịp khác sẽ đi chơi.
D. Ở nhà nhưng tỏ thái độ giận dỗi, không thực lòng chăm sóc ông.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Trong phòng, chống tệ nạn xã hội, công dân có trách nhiệm như thế nào?
Câu 2 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc học sinh vướng vào tệ nạn xã hội là do thiếu một môi trường sống lành mạnh”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?
Câu 2 (3,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. S được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ nên S cho rằng mình có quyền đương nhiên như vậy. Hằng ngày, S không phải làm việc gì trong gia đình, kể cả việc chăm sóc bản thân cũng ỷ lại vào bố mẹ. S hay đòi hỏi bố mẹ phải mua cho nhiều thứ, kể cả những thứ đắt tiền, nếu không có là S lại vùng vằng, hờn dỗi. Bố mẹ và họ hàng trong gia đình có nói gì S cũng không nghe. S cho rằng, mình là con gia đình khá giả nên mình có quyền được hưởng mọi thứ mà không phải thực hiện nghĩa vụ gì.
Câu hỏi:
a) S đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình hay chưa? Vì sao?
b) Suy nghĩ của S về việc mình chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ trong gia đình là đúng hay sai? Vì sao?
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương ôn tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo hay khác:
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)