Nghĩa của từ (ôn hè Tiếng Việt 5 lên 6)

Với bài Nghĩa của từ trong bộ tài liệu Ôn hè Tiếng Việt lớp 5 lên lớp 6 dùng chung cho ba bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều giúp Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu kèm các con học tập tốt môn Tiếng Việt để chuẩn bị hành trang bước vào lớp 6.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 5 lên lớp 6 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

BUỔI : 2

TIẾT : 4,5,6

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

BÀI 2: NGHĨA CỦA TỪ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kiến thức Tiếng Việt: nghĩa của từ, Cách giải thích nghĩa của từ, Từ nhiều nghĩa

- Có ý thức vận dụng kiến thức tiếng Việt vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ.

2. Bài mới:

I. LÍ THUYẾT

1. Thế nào là nghĩa của từ ?

- Khái niệm: nghĩa của từ  là nội dung mà từ biểu thị.

- Ví dụ:

+ Cái bàn: là đồ dùng làm bằng gỗ, có mặt phẳng, có chân, dùng để bày đồ đạc, thức ăn, để làm việc.

+ Bát: đồ bằng sứ, sành hoặc kim loại, miệng tròn, dùng để đựng thức ăn thức uống.

+ Ăn: là từ chỉ hoạt động đưa thực phẩm vào dạ dày.

+ Chạy: chỉ hoạt động dời chỗ bằng chân với tốc độ cao.

2. Cách giải thích nghĩa của từ

a. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị:

- Ví dụ :

+ Danh từ là những từ chỉ người, chỉ loài vật, cây cối, đồ vật,...

+ Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, của sự vật.

+ Tính từ là những từ chỉ tính chất như màu sắc, kích thước, hình thể, phẩm chất,...

+ Quan liêu là những người cán bộ phụ trách nhưng xa rời thực tế, xa rời quần chúng.

+ Chạy là hoạt động dời chỗ bằng chân của người hoặc động vật với tốc độ cao.

b. Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ mà mình giải thích.

- Ví dụ :

 +Tổ quốc: là đất nước mình .

+ Cao: là số đo chiều thẳng đứng, đối lập với thấp.

+ Dài: là số đo chiều nằm ngang, đối lập với ngắn.

+ Bấp bênh: là không vững chắc.

3. Từ nhiều nghĩa

* Khái niệm: Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

- Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (về sự vật, hiện tượng) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

VD1: Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh.

        -> Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp. Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa.

VD2: Với từ "Ăn'':

- Ăn cơm: cho vào cơ thể thức ăn nuôi sống (nghĩa gốc).

- Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.

- Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào.

- Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

- Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

- Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển.

- Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại dần từng phần.

=> Như vậy, từ "Ăn" là một từ nhiều nghĩa.

* Nghĩa đen ( nghĩa gốc): Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.

* Nghĩa bóng ( nghĩa chuyển): Là nghĩa có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.

* Lưu ý: Khi giải nghĩa từ, các em cần mô tả chính xác khái niệm được từ hiển thị.

VD:

- Bãi biển: Bãi cát rộng, bằng phẳng ở ven biển sát mép nước.

- Tâm sự: Thổ lộ tâm tư thầm kín của mình với người khác.

- Bát ngát: Rộng và xa đến mức nhìn như không thấy giới hạn.

- Tổ quốc: Đất nước mình.

 - Bài học: Bài HS phải học.

- Bãi biển: Bãi cát ở vùng biển.

- Bà ngoại: Người sinh ra mẹ.

- Kết bạn: Làm bạn với nhau.

II. BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài 1: Điền các từ kiêu căng, kiêu hãnh vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp

(1)..................: tự cho mình là tài giỏi hơn mà khinh người khác.

(2)...................: có vẻ tự hào, hãnh diện về giá trị cao quý của mình.

Gợi ý

(1) Kiêu căng

(2) Kiêu hãnh

Bài 2: Điền các từ cười nụ, cười góp, cười xòa, cười trừ, cười mát vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp

(1)............: cười theo người khác.

(2).............: cười nhếch mép có vẻ khinh bỉ hoặc hờn giận.

(3).............: cười chúm môi một cách kín đáo.

(4).............: cười để khỏi trả lời trực tiếp.

(5).............: cười vui vẻ để xua tan sự căng thẳng.

Gợi ý :         (1): Cười góp         (2): Cười mát         (3): Cười nụ                 

                     (4): Cười trừ          (5): Cười xòa

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 5 lên lớp 6 hay khác:

HOT Khóa học online Toán tiểu học chỉ với 499k cả năm:

Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học