Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
I - Bài tập về đọc hiểu
Cậu bé xứ Ca-la-bri-a
Chiều qua, trong khi thầy giáo cho chúng tôi biết tin tức cậu Rô-bét-ti đáng thương – cậu ta phải đi bằng nạng thời gian –
thì thầy hiệu trưởng vào lớp, theo sau là một học trò mới: một cậu mặt nâu, tóc đen, mắt to và linh hoạt,
đôi lông mày rậm gần giao lại với nhau; quần áo màu sẫm, thắt một dây lưng bằng da đen. Sau khi nói rất khẽ mấy câu với thầy Péc-bô-ni, thầy hiệu trưởng để cậu bé lại rồi đi ra. Người mới đến nhìn chúng tôi bằng đôi mắt to, với cái vẻ gần như hoảng hốt.
Thầy giáo cầm tay cậu ta và nói với chúng tôi:
- Các con phải lấy làm hài lòng, hôm nay vào hoc lớp ta, một học sinh quê ở Ca-la-bri-a rất xa đây,
nơi tận cùng của vương quốc chúng ta. Các con hãy niềm nở đón tiếp người bạn mới.Bạn là con đẻ của một miền đất vinh quang,
đã cho nước Ý những danh nhân, còn cho nước Ý những người lao động giỏi và những chiến sĩ dũng cảm. Quê hương của bạn
là một trong những miền đất đẹp nhất Tổ quốc ta. Ở đấy có những núi cao phủ kín rừng, nhân dân thì rất thông minh và đầy quả cảm.
hãy thương bạn, các con ạ, để cho bạn không thấy rằng bạn đang ở rất xa nơi chôn rau cắt rốn của mình; hãy tỏ cho bạn biết
rằng một cậu bé người
Ý vào học mọi trường trên đất Ý thì ở đâu cũng tìm thấy những người bạn, những người anh em.
Nói xong, thầy Péc-bô-ni đứng lên và chỉ trên bản đồ nước Ý treo ở tường cái điểm vẽ thành phố Ca-la-bri-a
Cậu bé Ca-la-bri-a vừa ngồi vào chỗ các bạn ngồi gần đã lập tức đưa cho nào ngòi bút, nào tranh ảnh. Một bạn ngồi bàn cuối gửi đến cho bạn cả một con tem Thụy Sĩ.
(Theo A-mi-xi)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1 : Cậu học trò mới được miêu tả như thế nào?
a- Mặt nâu, tóc đen, mắt nhỏ, linh hoạt, đôi lông mày rậm, có ánh mắt gần như hoảng hốt
b- Mặt nâu, tóc đen, mắt to, linh hoạt, đôi lông mày rậm, có ánh mắt gần như hoảng hốt
c- Mặt nâu, tóc đen, mắt to, linh hoạt, đôi lông mày nhạt, có ánh mắt gần như hoảng hốt
Câu 2 : Cậu học trò mới đến là người ở vùng nào?
a- Vùng đất tận cùng của nước Ý
b- Vùng đất trung tâm của nước Ý
c- Vùng đất tận cùng của Thụy Sĩ
Câu 3 : Quê hương Ca-la-bri-a của người bạn mới có điều gì đáng tự hào?
a- Miền đất đẹp nhất Thụy Sĩ, có những người lao động giỏi, thông minh, dũng cảm
b- Miền đất đẹp nhất nước Ý, có những người lao động giỏi, thông minh, dũng cảm
c- Miền đất tận cùng nước Ý, có những núi cao phủ kín rừng, nhân dân dũng cảm
Câu 4 : Những chi tiết nào cho thấy các bạn trong lớp rất quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ người bạn mới ?
a- Tặng cho người bạn mới rất nhiều tem và tranh ảnh rất đẹp
b- Hỏi thăm rối rít và nhường chỗ của mình cho người bạn mới
c- Cho bạn ngòi bút, bút chì, tranh ảnh và cả con tem Thụy Sĩ
Câu 5 : Thầy giáo Péc-bô-ni muốn nói với các học trò của mình điều gì?
a- Người cùng đất nước đều là anh em một nhà nên phải yêu thương nhau
b- Phải giúp đỡ người bạn mới để họ vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu đi học
c- Được sinh ra ở miền đất Ca-la-bri-a là một điều đáng kiêu hãnh và tự hào
II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn
Câu 1 : Điền dấu thanh đúng vị trí cho những chữ được in đậm trong các câu sau:
a) Chuôn chuôn bay thấp thì mưa
b) Người đẹp vì lua, lua tốt vì phân
c) Máu chảy ruôt mềm
d) Ước cua trái mua
e) Gừng cay muôi mặn
Câu 2 : Viết 4 từ ngữ có tiếng bình với nghĩa là yên ổn, không có chiến tranh :
........................................................................................................................................................
Câu 3 : Gạch dưới cặp từ đồng âm ở từng câu và phân biệt nghĩa của mỗi từ theo mẫu sau:
M : Mấy em nhỏ tranh nhau xem tranh
- tranh (1): tìm cách giành lấy, làm nhanh hơn người khác việc gì đó
- tranh (2): thường chỉ sản phẩm được vẽ bởi đường nét và màu sắc
a) Em cầm quyển truyện trên giá để xem xét
-...............(1) :.........................................................................................................................................
................(2) :.......................................................................................................................................
Câu 4 : Lập bảng thống kê kết quả học tập trong tháng của 5 bạn ở lớp em theo mẫu:
Câu 5 : Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn tả cảnh thanh bình ở làng quê
Cảnh làng quê em vào buổi sáng thật …..(1). Mặt trời…..(2) khỏi rặng núi,……(3) những tia nắng ấm áp khắp nơi. Gió….(4) nhẹ, hàng phi lao đang……(5) xuống dòng nước mương trong cũng rì rào ca hát. Những con trâu …….(6) theo bác nông dân ra đồng cày ruộng. Những con cò vẫn……..(7) bên ruộng lúa. Những chiếc nón lá của mấy cô làm cỏ……(8) trên cánh đồng trông xa như những……..(9) nổi bật trên thảm lúa …..(10)
(Từ ngữ cần điền: bông hoa trắng, nhô lên, lặn lội kiếm ăn, thổi, soi bóng, rọi, thanh bình, xanh mượt, nhấp nhô, đủng đỉnh)
Phần I –
1.b 2.a 3.b 4.c 5.a
Phần II –
Câu 1 :
a) Chuồn chuồn
b) lụa, lúa
c) ruột
d) của, mùa
e) muối
Câu 2 : hòa bình, thanh bình, bình yên, yên bình
Câu 3 : . a) Em cầm quyển truyện trên giá để xem giá
- giá (1): chỉ cái giá để sách vở (giá sách)
- giá (2): chỉ giá cả (giá tiền của cuốn sách)
b) Từng đoàn xe tải chở đường đi trên đường
- đường (1): chất kết tinh, vị ngọt, thường chế từ mía
- đường (2): lối đi được tạo ra để nối liền hai địa điểm
Câu 4 : Gợi ý: Hỏi 5 bạn về điểm số đạt được về các môn học (Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí) trong tháng, sau đó ghi vào cột thích hợp trong bảng thống kê đã cho.
Câu 5 :Điền từ ngữ: (1) thanh bình ; (2) nhô lên ; (3) rọi ; (4) thổi ; (5) soi bóng ; (6) đủng đỉnh ; (7) lặn lội kiếm ăn ; (8) nhấp nhô ; (9) bông hoa trắng ; (10) xanh mượt
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi:
Niềm vui mới
Trong khu rừng nọ, bầy thú sống với nhau thật thân tình vui vẻ.
Một hôm, vừa sáng sớm tinh mơ đầu mùa xuân mới, Khỉ Con hái một quả chuối chín thơm lừng rồi chuyền cành mang đến tặng Voi Con. Voi Con định ăn nhưng lại nghĩ đến chị Trăn chưa có gì ăn sáng, bèn mang đến cho chị. Vừa nhận được quả chuối, Trăn liếc nhìn Chim Kéc đang há mỏ kêu “kéc, kéc..”, Trăn liền trườn tới, vươn người lên cho Chim Kéc quả chuối. Chim Kéc cảm ơn Trăn rồi bay đến chỗ Khỉ Con:
- Anh Khỉ ơi! Em biếu anh quả chuối đây này!
Vừa nhận được quả chuối, Khỉ ta tự nhủ: “Sung sướng biết bao khi ta có nhiều bạn tốt. Ta vừa cho bạn, bạn lại cho ta... Thật là thú vị”. Rồi tất cả rủ nhau đi chơi xuân trong ngập tràn tiếng cười...
(Theo Dương Bích Thảo)
a) Câu chuyện miêu tả cuộc sống của các loài vật ở đâu vào lúc nào?
b) Những loài vật nào được nhắc đến trong bài?
c) Em học được điều gì từ các nhân vật trong câu chuyện?
Câu 2: Tìm các từ đồng nghĩa với từ hòa bình.
Câu 3: Gạch dưới các từ đồng âm trong câu ca dao sau:
Hoa mua ai bán mà mua
Mẹ không ngã giá cho vừa lòng em.
Cho biết ý nghĩa của các từ đồng âm trong câu ca dao trên:
Câu 4: Đặt câu với mỗi từ đồng, hương để phân biệt nghĩa của chúng
Câu 5: Tìm hình ảnh em thích trong bức tranh và viết một đoạn văn tả cảnh buổi sáng trên đường phố
Đáp án:
Câu 1:
a. Câu chuyện miêu tả cuộc sống của các loài vật ở trong một khu rừng vào một sáng tinh mơ đầu xuân.
b. Những loài vật được nhắc đến trong bài đó là: khỉ, voi, trăn, chim kéc
c. Niềm vui được chia sẻ là niềm vui được nhân đôi. Nên sống nhân hậu và đối xử tốt với những người xung quanh mình.
Câu 2:
- Các từ đồng nghĩa là: bình yên, thanh bình, thái bình.
Câu 3:
Hoa mua ai bán mà mua
Mẹ không ngã giá cho vừa lòng em.
- Từ đồng âm là từ “mua”
+ Mua trong “hoa mua” chỉ tên một loại hoa (danh từ)
+ Mua trong “ai bán mà mua” chỉ hoạt động đổi tiền lấy hàng hóa, đồ vật. (động từ)
Câu 4:
- Đồng:
+ Cái nồi đồng này, ông tôi dùng để nấu rượu.
+ Trên cánh đồng, các bác nông dân đang gặt lúa.
- Hương:
+ Trong vườn, cây hoa ngọc lan tỏa hương thơm ngào ngạt
+ Thời khắc giao thừa đã điểm, bố mẹ thắp hương cúng ông bà tổ tiên.
Câu 5
Sáng sớm, khi mặt trời chưa thức giấc, đường phố chìm trong làn sương mỏng. Không gian yên ắng, tiết trời se se lạnh. Nhiều nhà vẫn còn đóng kín cửa, người qua lại thưa thớt. Một lát sau, hừng đông ló rạng, mặt trời từ từ nhô lên cao khỏi ngọn cây, chiếu những tia nắng ấm áp xuống vạn vật. Trên đường, người qua lại nhộn nhịp hơn. Tiếng xe cộ lanh canh. Những cô gánh hàng rong bán bánh, bán hoa rực rỡ đủ sắc màu. Trên cành cây, lũ chim đã thức giấc đua nhau hót líu lo. Em cũng dậy tập thể dục, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và chuẩn bị đi học.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Câu 1. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ dưới đây:
a) Nghĩa của các từ đồng
- Cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng dùng để cày cấy, trồng trọt.
- Tượng đồng: ............
- Một nghìn đồng: ............
b) Nghĩa của các từ đá
- Hòn đá : ............
- Đá bóng: ............
c) Nghĩa của các từ ba
- Ba và má: ............
- Ba tuổi: số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.
Câu 2. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước.
M: - Nhà nhà treo cờ mừng ngày Quốc khánh.
- Cờ vua là một môn thể thao đuợc nhiều người yêu thích
Câu 3. Đọc mẩu chuyện vui Tiền tiêu (Tiếng Việt 5, tập một, trang 52) và cho biết vì sao Nam tưởng ba mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng. Ghi lời giải thích của em vào chỗ trống.
Câu 4. Giải các câu đố sau:
a)
Trùng trục như con chó thui
Chín mốt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.
Là con........
b)
Hai cây cùng có một tên
Cây xoè mặt nước, cây trên chiến trường
Cây này bảo vệ quê hương
Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ.
Là cây.....
Câu 5. Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. Cho biết mỗi sự việc ấy được kể trong đoạn văn nào.
a) Những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống:
Sự việc 1:.....................................
Sự việc 2:.....................................
Sự việc 3:.....................................
Sự việc 4:.....................................
b) Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào?
Sự việc 1: được kể trong đoạn .. (3 dòng đầu)
Sự việc 2: đoạn .... (từ ............. đến ............... )
Sự việc 3: đoạn .... (từ ............. đến ............... )
Sự việc 4: đoạn .... (từ ............. đến ............... )
Câu 6. Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn là gì?
- Chỗ mở đầu đoạn văn:........................................
- Chỗ kết thúc đoạn văn:.......................................
Câu 7. Từ hai bài tập trên, hãy cho biết:
a) Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?
b) Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
Đáp án:
Câu 1.
a) Nghĩa của các từ đồng
- Cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.
- Tượng đồng: Kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm lõi dây điện và chế hợp kim.
- Một nghìn đồng: Đơn vị tiền Việt Nam
b) Nghĩa của các từ đá
- Hòn đá: Khoáng vật có thể đặc, rắn, thường kết thành tảng lớn, hợp phần của vỏ trái đất, dùng lát đường, vật liệu xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc.
- Đá bóng: Đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.
c) Nghĩa của các từ ba
- Ba và má: Bố, cha, thầy - một trong những cách xưng hô đối với người sinh ra mình.
- Ba tuổi: Số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.
Câu 2.
Bàn
- Sau khi học bài xong, em dọn dẹp sách, vở, xếp bàn ghế cẩn thận.
- Nhóm bạn của Lan đang bàn nhau tìm cách giúp đỡ Hoàng học tốt môn Toán.
Cờ
- Cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta.
- Ông nội và ông Tư hàng xóm thường đánh cờ tướng vào mỗi sáng.
Nước
- Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe.
- Nước ta có hình cong như chữ S.
Câu 3.
- Nam nhầm lẫn từ “tiêu” trong cụm từ “tiền tiêu” (tiền để tiêu) với tiếng “tiêu” trong từ đồng âm “tiền tiêu” (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch).
Câu 4.
a) Là con: Chó thui
b) Là cây: hoa súng và cây súng
Câu 5: Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. Cho biết mỗi sự việc ấy được kể trong đoạn văn nào.
a) Những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống.
- Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi báu, bèn nghĩ ra kế luộc chín thóc giống rồi gieo cho dân chúng, gieo hẹn; ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
- Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc nhưng thóc chẳng nảy mầm.
- Sự việc 3: Chôm lo lắng tâu với nhà vua, trước sự ngạc nhiên của mọi người.
- Sự việc 4: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực dũng cảm và quyết định truyền ngôi cho Chôm.
b) Mỗi sự việc kể được trong đoạn văn nào?
- Sự việc 1: được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu)
- Sự việc 2: đoạn 2 (từ Có chú bé mồ côi đến nảy mầm.)
- Sự việc 3: đoạn 3 (tử Đề vụ thu hoạch đến thóc giống của ta)
- Sự việc 4: đoạn 4 (từ Rồi vua đến ông vua hiền minh.)
Câu 6: Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn là gì?
- Chỗ mở đầu đoạn văn: chỗ đầu dòng của đoạn (thục vào một ô).
- Chỗ kết thúc đoạn văn: chỗ chấm xuống dòng.
Câu 7: Từ hai bài tập trên, hãy cho biết:
a) Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?
Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện nêu một sự việc trong một chuỗi những sự kiện làm nòng cốt cho diễn biến của câu chuyện.
b) Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm khi hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Câu 1. Gạch dưới các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn dưới đây:
Anh hùng Núp tại Cu-ba
Năm 1964, Anh hùng Núp tới thăm đất nước Cu-ba theo lời mời của Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô. Người Anh hùng Tây Nguyên được đón tiếp trong tình anh em vô cùng thân mật. Anh Núp thấy người Cu-ba giống người Tây Nguyên mình quá, cũng mạnh mẽ, sôi nổi, bụng dạ hào phóng như cánh cửa bỏ ngỏ, thích nói to và đặc biệt là thích nhảy múa. Tới chỗ đông người nào, sau một lúc chuyện trò, tất cả lại cùng nhảy múa. Bị cuốn vào những cuộc vui ấy, anh Núp thấy như đang sống giữa buôn làng Tây Nguyên muôn vàn yêu dấu của mình.
Câu 2. Viết tiếp để hoàn thành nhận xét về cách ghi dấu thanh ở những tiếng em vừa tìm được:
- Trong các tiếng chứa uô (tiếng có âm cuối, ví dụ: cuốn) dấu thanh được đặt ở .............
- Trong các tiếng chứa ua (tiếng không có âm cuối, ví dụ: của), dấu thanh được đặt ở .............
Câu 3. Điền tiếng có chứa uô hoặc ua thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây:
- ............. người như một.
- Ngang như .............
- Chậm như .............
- Cày sâu ............. bẫm
Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ hoà bình? Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước ý trả lời đúng.
□ Trạng thái bình thản.
□ Trạng thái không có chiến tranh.
□ Trạng thái hiền hoà, yên ả.
Câu 5. Nối từ hòa bình với những từ đồng nghĩa với nó
Câu 6. Viết một đoạn văn (5-7 câu) miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà em biết.
Đáp án:
Câu 1.
Anh hùng Núp tại Cu-ba
Năm 1964, Anh hùng Núp tới thăm đất nước Cu-ba theo lời mời của Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô. Người Anh hùng Tây Nguyên được đón tiếp trong tình anh em vô cùng thân mật. Anh Núp thấy người Cu-ba giống người Tây Nguyên mình quá, cũng mạnh mẽ, sôi nổi, bụng dạ hào phóng như cánh cửa bỏ ngỏ, thích nói to và đặc biệt là thích nhảy múa. Tới chỗ đông người nào, sau một lúc chuyện trò, tất cả lại cùng nhảy múa. Bị cuốn vào những cuộc vui ấy, anh Núp thấy như đang sống giữa buôn làng Tây Nguyên muôn vàn yêu dấu của mình.
Câu 2.
- Trong các tiếng chứa uô (tiếng có âm cuối, ví dụ: cuốn) dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chỉnh - chữ ô.
- Trong các tiếng chứa ua (tiếng không có âm cuối, ví dụ: của), dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu của âm chính - chữ u.
Câu 3.
- Muôn người như một.
- Ngang như cua
- Chậm như rùa
- Cày sâu cuốc bẫm
Câu 4.
□ Trạng thái bình thản.
✓ Trạng thái không có chiến tranh.
□ Trạng thái hiền hoà, yên ả.
Câu 5.
Câu 6.
Mùa hè, Tâm thường được ba đưa về quê ngoại. Đó là một miền quê thanh bình, yên ả. Ngoại thường dắt Tâm theo mỗi khi ông ra thăm ruộng vào mỗi sáng. Sương sớm còn đọng trên ngọn cỏ, làm bàn chân Tâm mát lạnh. Gió từ bờ sông thổi về mát rượi. Mặt trời chưa nhô lên hẳn, còn lấp ló nơi rặng cây. Xa xa, trong xóm, tiếng gà vịt, tiếng trâu bò rộn lên đòi ăn. Khói từ bếp các nhà bốc lên, quyện với mùi rơm rạ nghe ngai ngái, ấm nồng và thân thuộc. Khi hai ông cháu về đến nhà, mặt trời đã lên đến ngọn cau. Tiếng mái chèo khua ngoài bờ sông rộn ràng, tiếng người gọi nhau í ới...
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác: