Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 mỗi bộ sách cả năm bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 Chân trời sáng tạo
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 Kết nối tri thức
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Luyện tập về đại từ
- Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Triền đê tuổi thơ
Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...
Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...
...Xa quê bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...
(Theo Nguyễn Hoàng Đại)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả "như hình với bóng"?
A. Con đê.
B. Đêm trăng thanh gió mát.
C. Tết Trung thu.
................................
................................
................................
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
I – Bài tập về đọc hiểu
Tiếng gà trưa
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ :
“Cục, cục tác…cục ta…”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái tơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng.
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới,
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Xuân Quỳnh)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1 : Trên đường hành quân, anh bộ đội nghe thấy gì?
a- Tiếng gà nhảy ổ kêu “Cục, cục tác…cục ta…”
b- Tiếng gọi của bầy trẻ thơ trong xóm
c- Tiếng bước chân hành quân rầm rập
Câu 2 : Từ “nghe” được nhắc lại nhiều lần có tác dụng gì?
a- Nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà lan tỏa rất xa giữa trưa hè
b- Nhấn mạnh sự tác động của tiếng gà đến tâm hồn anh chiến sĩ
c- Gợi tả âm thanh của tiếng gà mái vừa nhảy ổ đẻ trứng ban trưa
Câu 3 : Tác giả nhớ đến hình ảnh người bà giàu lòng nhân ái như thế nào?
a- Lo lắng mỗi khi mùa đông về, sương muối lạnh giá, đàn gà bị chết
b- Lo chăm đàn gà để cuối năm bán đi mua cho cháu bộ quần áo mới
c- Lo chăm đàn gà để đẻ nhiều trứng, bán đi mua quần áo mới cho cháu
Câu 4 : Anh chiến sĩ chiến đấu vì những mục đích gì?
a- Bảo vệ Tổ quốc, xóm làng, giữ gìn hạnh phúc của mọi người
b- Bảo vệ làng xóm thân yêu, vì cuộc sống của người bà ở quê
c- Bảo vệ làng xóm, để tiếng gà cục tác ngân vang giữa trưa hè
Câu 5 : Em hiểu hai dòng thơ cuối (“Vì tiếng gà cục tác / Ổ trứng hồng tuổi thơ”) ý nói anh bộ đội chiến đấu vì điều gì?
a- Vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của gia đình và người thân
b- Vì tiếng gà thanh bình và ổ trứng hồng đẹp đẽ của tuổi thơ
c- Vì cuộc sống thanh bình của gia đình, quê hương đất nước
II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1 : . a) Chép vần của các tiếng in đậm ở hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ Chí Minh)
b) Tìm những chữ ghi thiếu dấu thanh trong dãy từ ngữ sau, điền dấu thanh và chép lại cho đúng
yêu quy, tận tuy, luồn cui, thuy triều, họa hoăn
........................................................................................................................................................
Câu 2 : Xếp các từ ngữ sau vào từng ô trống trong bảng cho phù hợp
Chăm chỉ, nhà máy, tiết kiệm, chữa bệnh, nông trường, kiên trì, may mặc, sáng tạo, phòng thí nghiệm, xây dựng, bệnh viện, vệ sinh môi trường, sửa chữa cầu đường, có kỉ luật, văn phòng
Câu 3 : a) Điền các từ vắng lặng, im lặng, lặng lẽ vào chỗ trống cho thích hợp :
(1)
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi.....................
Mái chèo khua bóng nước rung rinh.
(Theo Hoàng Trung Thông)
(2)
Mênh mang trang giấy trắng phau
Dạy em kiến thức xa sâu bộn bề
Ngọn đèn sáng giữa trời khuya
Như ngôi sao nhỏ rọi về chia vui
Tủ sách......................... thế thôi
Kể bao chuyện lạ trên đời cho em.
(Theo Phan Thị Thanh Nhàn)
(3)
Trên thung sâu.................
Những đài hoa thanh xuân
Uống dạt dào mạch đất
Kết đọng một màu xuân.
(Theo Trần Lê Văn)
b) Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống
Một điểm nổi bật trong đạo đức của Hồ Chủ tịch là lòng thương người. Đó chính là tình thương yêu vô cùng.... (to lớn, rộng lớn, mênh mông ) đối với nhân dân lao động, đối với những người cùng khổ
Khi còn ít tuổi, Hồ Chủ tịch đã........ (thương xót,đau xót, đau lòng) trước cảnh đồng bào sống dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Chính vì thấy nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, đói rét,mà Người đã ra đi,.... (học hỏi, học hành, học tập ) kinh nghiệm cách mạng để “ về giúp đồng bào”. Hồ Chủ tịch tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”. Ở Người, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự.............. (say mê, say sưa, mải miết) mãnh liệt. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Nguyện vọng đó suốt đời................. (chi phối, ảnh hưởng, tác động) mọi ý nghĩ và hành động của Hồ Chủ tịch.
Câu 4 : Lập dàn ý cho bài văn tả một cơn mưa.
Gợi ý
a) Mở bài:
Giới thiệu : Đó là cơn mưa vào buổi sáng hay trưa, chiều, tối ? Vào mùa nào ( xuân, hạ, thu, đông / mừa mưa, mùa khô )? Diễn ra ở đau ?....
b) Thân bài
- Lúc sắp mưa, cảnh vật xung quanh em ( bầu trời, nắng, gió, chim, chóc...) có những dấu hiệu gì khác thường ?
- Lúc cơn mưa bắt đầu diễn ra, những giọt nước rơi xuống ra sao? Không khí lúc đó thế nào ?...
- Trong lúc mưa, cảnh vật ( cây cối, đường sá, nhà cửa ...) âm thanh ( tiếng mưa rơi, gió thổi, nước chảy) có những nét gì nổi bật ?
- Cơn mưa kết thúc thế nào ? Cảnh vật và con người sau cơn mưa có những biểu hiện gì thay đổi so với trước cơn mưa ?
c) Kết bài
Cảm nghĩ : Cơn mưa đem lại cho em cảm giác thế nào ( hoặc gợi cho em những điều gì về cuộc sống xung quanh ) ?
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Câu 5 : Dựa vào dàn ý ( phần thân bài ) đã lập ở trên, hãy viết một đoạn văn tả cơn mưa
Gợi ý
- Có thể chọn viết đoạn văn tả cảnh trước cơn mưa ( sắp mưa ) hoặc lúc bắt đầu mưa / trong lúc mưa / khi mưa kết thúc ( sau cơn mưa )
- Nên có câu mở đầu đoạn văn nêu ý chung, tiếp theo là các câu miêu tả cụ thể cảnh vật ; chú ý lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh gợi tả, chi tiết tiêu biểu, sinh động ( thể hiện sự quan sát tinh tế , bằng nhiều giác quan )
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
I - 1.a 2.b 3.b 4.a 5.c
II – 1. Giải đáp
a)
b) quý,tụy, cúi, thủy, thần
Câu 2 :
Câu 3 : a) (1) lặng lẽ (2) im lặng (3) vắng lặng
b) Điền từ : rộng lớn, đau xót, học tập, say mê, chi phối
Câu 4 : Tham khảo : (1) Dàn ý bài văn tả cơn mưa rào mùa hạ ( miền Bắc )
(a) Mở bài ( Giới thiệu ) : Cơn mưa rào, chiều mùa hạ, ở làng quê miền Bắc
(b) Thân bài
- Sắp mưa :
+ Trời đang nắng gắt bỗng dịu hẳn, có cảm giác tối sầm,…
+ Phía tây có mây đen ùn ùn kéo về ; gió thổi mạnh dần, cuốn theo lá khô,…
- Bắt đầu mưa :
+ Những giọt nước to nặng rơi xuống đất nghe bồm bộp ( lộp bộp ),…
+ Không khí mát mẻ, dễ chịu,…
- Trong lúc mưa :
+ Cây cối nghiêng ngả ; đường sá ngập nước ; nhà cửa bị màn nước bao phủ,…
+ Tiếng mưa rơi ào ào ( rào rào, ràn rạt,…) ; gió thổi từng cơn, cuốn theo nước mưa táp vào mọi vật ( nhà cửa, cây cối,…) ; nước đục ngầu, chảy thành dòng, dồn vào chỗ thấp, đổ xuống ao làng,…
- Mưa kết thúc :
+ Mưa ngớt hạt, âm thanh nhỏ dần ; mưa dừng hẳn,…
+ Bầu trời sáng dần ; vườn cây tươi tỉnh ; tiếng chim ríu ran ; gà mẹ “lục tục” dẫn bầy con đi kiếm mồi ; tiếng ếch kêu “uôm uôm” ; làn khói thổi cơm chiều tỏa lan trên mái nhà,…
(c) Kết nài ( Cảm nghĩ ) : Cơn mưa rào, mùa mưa, ở đường Điện Biên Phủ - TP. Hồ Chí Minh
(b) Thân bài
- Sắp mưa : Trời đang nắng bỗng tối sầm ; gió mang hơi nước mát lạnh,...
- Bắt đầu mưa :
+ Mưa đến rất nhanh, những làn nước mưa đan chéo nhau, dội xuống đất nghe ào ào ; người đi trên đường dạt vào vỉa hè có mái che để trú mưa hoặc vội vã dừng xe, giở áo mưa ra mặc lẹ làng,...
+ Không khí dịu mát nhưng thoang thoảng mùi khen khét bốc lên từ mặt đường,...
- Trong lúc mưa :
+ Đường phố tràn ngập nước ; nước mưa chảy theo máng hoặc đường ống từ những ngôi nhà cao tầng tuôn ào ào xuống vỉa hè, đường phố,...
+ Tiếng mưa gõ “lốp cốp” trên mái tôn, kêu “lách cách” trên mái bằng ; gió thổi táp nước mưa vào người đi đường ; cây cối hả hê đón những giọt mưa mát mẻ ; nước chảy từ mặt đường dồn vào miệng cống ngầm ; ở đoạn đường thấp, nước không thoát kịp, ngập đến nửa bánh xe ô tô đi đường,...
- Mưa kết thúc :
+ Mưa đột ngột dừng, nhanh như lúc bắt đầu đến
+ Nắng lên : cây cối bên vỉa hè lấp lánh nước ; người trú mưa bắt đầu đi lại nhộn nhịp ; tiếng còi ô tô, còi xe máy râm ran phố phường,...
(c) Kết bài ( Cảm nghĩ ) : Mưa rào làm sáng rỡ bộ mặt của thành phố ; nước gội sạch bụi bặm, vết dơ trên đường ; không khí nhẹ nhõm, mát mẻ ; môi trường trở nên quang đãng, trong lành,...
Câu 5 : Tham khảo : (1) Đoạn văn tả cảnh trời sắp mưa
Đám mây đen to và nặng bay ngang qua bầu trời.Nó dừng lại ngay trên đầu làng. Mặt trời bỗng dưng biến mất và nắng như tấm màn mỏng nhà ai đang căng phơi bị cuốn ngay lại . Trời âm u. Vài giọt nước đã bắt đầu rơi xuống đất .
(Theo Nguyễn Thị Ngọc Tú)
(2) Đoạn văn tả cảnh mưa mùa xuân
Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còng mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ...
(Nguyễn Thị Như Trang)
(3) Đoạn văn tả cảnh mưa mùa hè
Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng, nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.... Mưa làm cho khu vườn nhà bé tươi tốt và đẹp hơn lên gấp nhiều lần những lúc bình thường. Nhìn dòng nước mưa tuôn từ trên trời cao xuống lấp lánh như bạc, lòng bé không khỏi xao động. Thú vị nhất là những lúc được tắm mình trong mưa. Bé lăn lê bò toài trong đám cỏ ngập nước, để mặc cho mưa xối tới tấp khắp thân mình trong tiếng cười giòn tan của bé.
(Theo Trần Hoài Dương)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Đọc đoạn văn rồi trả lời câu hỏi:
Tây Bắc
Đã lâu lắm rồi Tây Bắc lại đón nhận thời tiết lạnh giá và khắc nghiệt đến như vậy. Nhưng tất cả điều này vẫn không làm co Tây Bắc mất đi vẻ đẹp vốn có. Một Tây Bắc khác, đậm đà hơn, quyến rũ hơn và cũng ấm áp hơn trong lòng người lữ khách phương xa.
Những mảnh ruộng bậc thang xanh màu lúa trải dài, phủ kín những triền đồi. Len lỏi qua những góc núi là những con suối nhỏ ngày đêm róc rách, với làn nước trong vắt như dải lụa mềm của nàng tiên nào đó vô tình bỏ quên. Những con đường đèo quanh co uốn khúc, những nếp nhà sàn bé xíu nằm xa tít trong thung lũng, những vệt khói lam chiều mỏng mảnh của bếp nhà ai vắt ngang trời mây. Thật không đâ thơ mộng và đẹp như Tây Bắc lúc này.
Tôi ngỡ mình đang mơ và trong giấc mơ ấy, tôi lạc giữa chốn thiên đường. Một thế giới của nàng tiên, những loài hoa chưa một lần biết mặt, của những cây bàng, lộc vừng khẳng khiu đang đâm chồi nảy lộc giữa tiết trời xuân lạnh giá và của không gian tinh khiết trong trẻo vô cùng.
(Theo Internet)
a) Tìm và ghi lại từ ngữ cho thấy vẻ đẹp của mỗi sự vật vùng Tây Bắc.
b) Theo em, vì sao tác giả lại ngỡ mình đang lạc giữa chốn thiên đường?
c) Tìm trong bài Tây Bắc rồi ghi lại một cặp từ đồng nghĩa, một cặp từ trái nghĩa)
Câu 2: Sắp xếp các từ ngữ sau vào ô trống trong bảng cho phù hợp.
quân nhân, thợ điện, thợ mỏ, sĩ quan, bác sĩ, bác học, đại úy, kĩ sư, nhà buôn, tiểu thương, kiến trúc sư, nhà thơ, chiến sĩ.
Câu 3: Gạch dưới các từ lạc nhóm trong các dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:
a) thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ giặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
- Tên nhóm từ là: chỉ nông dân
b) thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.
- Tên nhóm từ là: Chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp
c) giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.
- Tên nhóm từ là: Chỉ giới trí thức
Câu 4: Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong các câu sau:
a. Làng tôi có luỹ tre xanh xanh
b. Ba của Hoà là một công nhân trong nhà máy điện.
c. Chú chó đốm vui mừng quýnh lên khi gặp lại cô chủ.
Câu 5: Tìm từ đồng nghĩa thay cho từ hớn hở trong câu sau:
Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới.
Câu 6: Sắp xếp các ý dưới đây theo thứ tự thích hợp để có dàn ý bài văn miêu tả cảnh trời mưa
a) Trời đang quang, mây trôi nhẹ.
b) Mây ùn lên, lan kín bầu trời.
c) Gió thay đổi.
d) Tiếng mưa từ xa.
e) Mưa rơi trên mái nhà, trên sân.
g) Nước chảy do mưa.
h) Cây cối dưới mưa.
i) Một số con vật dưới mưa.
k) Mưa ngớt hạt rồi tạnh hẳn.
l) Cây cối hớn hở.
m) Người trong nhà chạy ra sân.
n) Giá trị của cơn mưa sau những ngày oi bức
Thứ tự sắp xếp:
Đáp án:
Câu 1:
a.
- Những mảnh ruộng bậc thang: xanh màu lúa trải dài, phủ kín những triền đồi.
- Những con suối: len lỏi qua những góc núi, ngày đêm chảy róc rách, làn nước trong vắt như dải lụa mềm của nàng tiên nào đó vô tình bỏ quên.
- Những con đường đèo: quanh co uốn khúc.
- Những nếp nhà sàn: bé xíu, nằm xa tít trong thung lũng.
- Những vệt khói lam chiều: mỏng manh của bếp lửa nhà ai vắt ngang trời mây.
b. Bởi vì nơi đây khiến cho tác giả có cảm giác đang được bước vào thế giới của những nàng tiên, những loài hoa chưa một lần biết mặt….
c.
- Một cặp từ trái nghĩa: lạnh giá - ấm áp
- Một cặp từ đồng nghĩa: nhỏ, bé xíu
Câu 2:
Người trong quan đội hoặc công an |
Người là công nhân |
Người là trí thức |
Người làm nghề buôn bán |
quân nhân, sĩ quan, đại uý, chiến sĩ |
thợ điện, thợ mỏ |
bác sĩ, bác học, kĩ sư, kiến trúc sư, nhà thơ |
nhà buôn, tiểu thương |
Câu 3:
a) thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ giặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
- Tên nhóm từ là: chỉ nông dân
b) thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.
- Tên nhóm từ là: Chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp
c) giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.
- Tên nhóm từ là: Chỉ giới trí thức
Câu 4:
a. Làng tôi có luỹ tre xanh xanh
⟶ Đồng nghĩa với từ làng là từ thôn hoặc bản
b. Ba của Hoà là một công nhân trong nhà máy điện.
⟶ Đồng nghĩa với từ ba là từ cha, bố,…
c. Chú chó đốm vui mừng quýnh lên khi gặp lại cô chủ.
⟶ Đồng nghĩa với từ mừng quýnh là từ mừng rỡ, vui mừng
Câu 5:
Từ thay thế là từ: háo hức, hồ hởi
Câu 6:
Mở bài:
a. Trời đang quang, mây trôi nhẹ nhàng
Thân bài:
b. Mây ùn lên, lan kín bầu trời
c. Gió thay đổi
d. Tiếng mưa rơi từ xa
e. Mưa rơi trên mái nhà, trên sân
g. Nước chảy do mưa
h. Cây cối dưới mưa
i. Một số con vật dưới mưa
k. Mưa ngớt hạt rồi tạnh hẳn
l. Cây cối hớn hở
m. Người trong nhà chạy ra sân
Kết bài:
n. Giá trị của cơn mưa sau những ngày oi bức
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Câu 1. Điền các từ xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cho thích hợp với mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau:
Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại - một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ ............ trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà ............. túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn "đô vật" vai ............ một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khoẻ cùng hăm hở .............. thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phượng bé nhỏ nhất thì ............... trong nách mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm nghe.
Câu 2. Các câu tục ngữ:
Cáo chết ba năm quay đầu về núi;
Lá rụng về cội
Trâu bảy năm còn nhớ chuồng
Các câu trên có chung ý nghĩa.
Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước ý giải thích đúng ý nghĩa chung của ba câu tục ngữ trên:
□ Loài vật thường nhớ nơi ở cũ.
□ Làm người phải thuỷ chung.
□ Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
Câu 3. Dựa theo ý một khổ thơ trong bài sắc màu em yêu, hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích. Chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
Câu 4. Bạn Quỳnh Liên làm bài văn tả quang cảnh sau cơn mưa. Bài văn có 4 đoạn nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh.
Em hãy chọn một đoạn và giúp bạn viết thêm vào những chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung của đoạn.
Đoạn 1
Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt .............. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.
Đoạn 2
Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ ......................
Đàn gà con ...........................
Chú mèo khoang .................................
Đoạn 3
Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn tất cả. ................................................…
Đoạn 4
Con đường trước cửa đang khô dần. Trên đường, xe cộ qua lại nườm nượp như mắc cửi ..................................... Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy.
Câu 5. Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em đã trình bày trong tiết trước, viết thành một đoạn văn.
Đáp án:
Câu 1.
Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại - một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ đeo trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn "đô vật" vai vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khoẻ cùng hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phượng bé nhỏ nhất thì kẹp trong nách mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm nghe.
Câu 2. Các câu tục ngữ: Cáo chết ba năm quay đầu về núi; Lá rụng về cội; Trâu bảy năm còn nhớ chuồng có chung ý nghĩa.
□ Loài vật thường nhớ nơi ở cũ.
□ Làm người phải thuỷ chung.
✓ Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
Câu 3.
Nhà em ở gần biển. Em thích cùng mẹ đi dạo trên bờ biển, cảm nhận vị mặn mòi của biển quê hương và nhìn về phía biển.
Biển dữ dội vô cùng nhưng cũng như nàng công chúa đài các, thay đổi xiêm y liên tục. Đó là màu xanh lơ vào buổi sáng, xanh biếc vào buổi trưa như ôm trọn lấy vòm trời xanh thẳm, và màu xanh thẫm vào buổi chiều.
Em yêu màu xanh. Mẹ bảo đó là màu của tuổi trẻ, của hòa bình, của niềm tin và hi vọng... và hơn hết, đó chính là màu của biển quê hương.
Câu 4.
Đoạn 1
Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt trắng xóa cả một nền trời, cây cối ngả nghiêng như muốn đổ rạp. Vài bóng người phóng xe vội vã, nước tung tóe bắn ra hai bên. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.
Đoạn 2
Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ nâu dưới gốc cây hoàng lan ướt lướt thướt, đang xù ra và rũ rũ lại bộ lông.
Đàn gà con xinh xắn chíp chíp quanh chân mẹ. Bộ lông vàng óng của chúng vẫn khô nguyên vì vừa chui ra từ đôi cánh to và ấm áp của mẹ.
Chú mèo khoang khoan thai bước ra từ nhà bếp, duỗi thẳng người rồi nhảy phóc lên cây cau, cào cào. Nước mưa còn đọng trên lá cau rơi xuống lộp độp, mèo con giật mình, tẽn tò nhảy xuống.
Đoạn 3
Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn tất cả. Hàng cây trước nhà dường như tươi non hơn, xanh mát hơn vì được tắm đẫm nước mưa. Mấy cây hoa trong vườn rực rỡ hơn như khoác lên mình bộ áo mới. Ánh nắng chiếu xuống vài giọt nước còn đọng trên lá, ánh lên lấp lánh.
Đoạn 4
Con đường trước cửa đang khô dần. Xe cộ qua lại nườm nượp như mắc cửi. Tiếng cười nói, tiếng xe cộ hòa vào nhau ồn ã, mọi người vội vã trở lại với công việc. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy.
Câu 5: Hoàn thành phần thân bài.
Dọa nạt mãi cuối cùng thì mưa cũng kéo đến. Bầu trời đen kịt, những đám mây nặng nề như kéo thấp vòm trời xuống. Những hạt mưa đầu tiên lộp độp rơi xuống mái nhà, rơi xuống lòng đường, rơi xuống khu vườn. Chỉ trong phút chốc, mặt đất đã phủ một màn mưa trắng xóa. Gió hung hãn quật nghiêng ngả các cành cây. Từng tia chớp lóe lên phụ họa theo trò nghịch ngợm của gió, thỉnh thoảng lại ánh lên vài đường sáng dữ dội, sấm cũng ầm ầm nổi giận... Chừng như tất cả đang thi nhau dương oai. Hạt mưa lúc đầu chỉ là những giọt nước lẻ tẻ lúc này đã xối xả tuôn. Mưa gió làm khí trời mát lạnh. Đường xá vắng tanh, vài chiếc xe máy chạy vụt qua, mấy chiếc xe tải vội vã phóng đi trong màn mưa dày đặc. Chỉ tội đàn gà vụng về. Chúng trú mưa dưới gốc mận trong vườn, mưa gió làm từng cành cây ngả nghiêng, không đủ che cho chúng, lông chúng bết lại với nhau, mắt nhắm nghiền. Con chó mực nằm trước cửa nhà, mõm ghếch lên bệ cửa, mắt lim dim, chừng như khí trời mát mẻ làm giấc ngủ của nó kéo đến.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Câu 1. Chép vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:
Em yêu màu tím
Hoa cà, hoa sim.
Tiếng |
Vần |
||
|
Âm đệm |
Âm chính |
Âm cuối |
Em |
............ |
............ |
............ |
yêu |
............ |
............ |
............ |
màu |
............ |
à |
u |
tím |
............ |
............ |
............ |
Tiếng |
Vần |
||
|
Âm đệm |
Âm chính |
Âm cuối |
Hoa |
|
|
|
cà |
|
|
|
hoa |
|
|
|
sim |
|
|
|
Câu 2. Từ bài tập trên, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu ?
Câu 3. Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp rồi ghi vào chỗ trống:
(giáo viên, đại uý, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, học sinh tiểu học, học sinh trung học, bác sĩ, kĩ sư, tiểu
thương, chủ tiệm)
a) Công nhân: ........
b) Nông dân: ........
c) Doanh nhân: ........
d) Quân nhân: ........
e) Trí thức: ........
g) Học sinh: ........
Câu 4. Nối các thành ngữ, tục ngữ ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B:
A Thành ngữ, tục ngữ |
B Phẩm chất của người Việt Nam |
a) Chịu thương chịu khó |
1) Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình. |
b) Dám nghĩ dám làm |
2) Coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc. |
c) Muôn người như một |
3) Cần cù, chăm chỉ, không ngại khó ngại khổ. |
d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của) |
4) Đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động. |
e) Uống nước nhớ nguồn |
5) Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến. |
Câu 5. Đọc truyện Con Rồng cháu Tiên (Tiếng Việt 5, tập một, trang 27) và trả lời câu hỏi:
a) Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào?
b) Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước những từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là “cùng”), ví dụ : đồng hương (cùng quê), đồng lòng (cùng một ý chí).
□ đồng môn |
□ đồng quê |
□ đồng ca |
□ đồng cảm |
□ đồng chí |
□ đồng ruộng |
□ đồng thanh |
□ đồng bằng |
□ đồng đội |
□ đồng nghĩa |
□ đồng hồ |
□ đồng tình |
□ đồng thau |
□ đồng âm |
□ đồng phục |
□ đồng ý |
□ đồng ngũ |
□ đồng tiền |
□ đồng hành |
□ đồng tâm |
Câu 6. Đọc bài Mưa rào (Tiếng Việt 5, tập một, trang 31) và trả lời câu hỏi
a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?
Mây: .................
Gió: .................
b) Ghi lại những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa.
Tiếng mưa: .................
Hạt mưa: .................
c) Ghi lại những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:
Trong mưa: .................
Sau cơn mưa: .................
d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào ?
M: Bằng mắt (thị giác): thấy những đám mây biến đổi.
............................
Câu 7. Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa.
Đáp án:
Câu 1. Chép vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:
Em yêu màu tím
Hoa cà, hoa sim.
Tiếng |
Vần |
||
|
Âm đệm |
Âm chính |
Âm cuối |
Em |
|
e |
m |
yêu |
|
yê |
u |
màu |
|
a |
u |
tím |
|
ỉ |
m |
Tiếng |
Vần |
||
|
Âm đệm |
Âm chính |
Âm cuối |
Hoa |
o |
a |
|
cà |
|
a |
|
hoa |
o |
a |
|
sim |
|
i |
m |
Câu 2. Từ bài tập trên, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu?
Dấu thanh cần đặt ở âm chính.
Câu 3. Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp rồi ghi vào chỗ trống:
(giáo viên, đại úy, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, họ sinh tiểu học, học sinh trung học, bác sĩ, kĩ sư, tiểu
thương, chủ tiệm)
a) Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí
b) Nông dân: thợ cấy, thợ cày
c) Doanh nhản: tiểu thương, chủ tiệm
d) Quân nhân: đại úy, trung sĩ
e) Tri thức: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư
g) Học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học
Câu 4. Các thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên những phẩm chất gì của người Việt Nam ta?
a - 3; b - 5; c - 4; d - 2; e - 1
Câu 5. Đọc truyện Con Rồng cháu Tiên (sách Tiếng Việt 5, tập một, trang 27)
a) Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào ? Người Việt Nam gọi nhau là đồng bào vì đều được sinh ra từ bọc trăm
trứng của mẹ Âu Cơ.
b) Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước những từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là “cùng”), ví dụ đồng hương (cùng quê), đồng lòng (cùng một ý chí).
✓ đồng môn |
✓ đồng quê |
✓ đồng ca |
✓ đồng cảm |
✓ đồng chí |
□ đồng ruộng |
✓ đồng thanh |
□ đồng bằng |
✓ đồng đội |
✓ đồng nghĩa |
□ đồng hồ |
✓ đồng tình |
□ đồng thau |
✓ đồng âm |
✓ đồng phục |
✓ đồng ý |
✓ đồng ngũ |
□ đồng tiền |
✓ đồng hành |
✓ đồng tâm |
c) Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được:
- Ba tôi và ba Nam là đồng đội cũ của nhau.
- Chị tôi hát rất hay nên được chọn vào đội đồng ca của trường.
Câu 6.
a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?
Mây
- Những đám mây lớn và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.
Gió
- Thổi giật, mát lạnh, mang theo hơi nước.
- Khi mưa xuống: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
b) Ghi lại những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa.
Tiếng mưa
- Lúc đầu: lẹt đẹt ... lẹt đẹt, lách tách
- Về sau: mưa ù, xuống rào rào, rầm rập, đồm độp, đập bùng bùng, đổ ồ ồ.
Hạt mưa
- Những giọt nước lăn xuống mái hiên; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây.
- Hạt mưa: ngã, bay, tỏa bụi nước trắng xóa.
c) Ghi lại những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:
Trong mưa
- Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.
+ Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
+ Vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm, tiếng sấm của mưa đầu mùa.
Sau cơn mưa
- Trời rạng dần.
+ Chim chào mào hót râm ran.
+ Phía đông một mảng trời trong vắt.
+ Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
M: Bằng mắt (thị giác): thấy những đám mây biến đổi.
- Bằng mắt (thị giác): thấy những đám mây biến đổi, thấy mưa rơi, thấy bầu trời đổi thay; thấy cây cỏ, con vật trong cơn
mưa, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn xối xả, khi ngớt mưa.
- Bằng tai nghe (thính giác): nghe được tiếng gió thổi; mưa và biết được nó biến đổi như thế nào, tiếng sấm, tiếng chim
chào mào hót.
- Bằng cảm nhận của da (xúc giác): cảm thấy sự mát lạnh của gió nhuốm hơi nước trước cơn mưa.
- Bằng mũi ngửi (khứu giác): biết được mùi nồng ngại ngái; xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa.
Câu 7. Lập dàn ý tả cơn mưa
Mở bài: Giới thiệu bao quát, quang cảnh bầu trời.
Thân bài: (Tả các bộ phận của cảnh vật)
- Nền trời.
- Mây.
- Gió.
- Sấm, chớp.
- Từng hạt mưa (hình dạng)
- Không khí biến chuyển ra sao?
- Cây cối.
- Các hoạt động của người, vật.
- Dòng nước mưa chảy.
* Nếu tả mưa lâu:
+ Sau cơn mưa quang cảnh ra sao?
+ Hoạt động của người, vật?
+ Nền trời
Kết bài: Phát biểu cảm nghĩ.
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)