Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
I – Bài tập về đọc hiểu
Đất nước mến yêu ơi
Người đã cho con lũy tre để có cây đàn bầu dân tộc
Với cung thăng, cung trầm ngân lên như tiếng khóc;
Đêm mùa hè trắc ẩn tiếng ai ru,
Cô Tấm ngày xưa còn sống đến bây giờ
Cùng đi qua chiếc cầu tre mới trở thành hoàng hậu
À ơi…à ơi…Lời ru không bao giờ là huyền thoại
Hoàng hậu cũng ru con mình bằng tiếng hát ru.
Tôi xin cảm ơn đất nước đã cho tôi dòng máu Lạc Hồng
Để tôi nghe tiếng trống đồng rung lên trong lồng ngực
Thằng Lí Thông mày làm sao hiểu được
Vì sao công chúa không cười, không nói giữa hoàng cung!
Đất nước của tôi ơi! Đất nước anh hùng
Có Trường Sơn sau lưng, có Biển Đông trước mặt
Chàng Thạch Sanh dùng tiếng đàn đánh tan quân giặc
Sông nước ngàn xưa còn vọng đến bây giờ.
(Theo Hồ Tĩnh Tâm)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1 : Trong bài, cung thăng, cung trầm của tiếng đàn bầu dân tộc được so sánh với âm thanh nào?
a- Tiếng trống đồng
b- Tiếng khóc
c- Tiếng hát ru
Câu 2 : Những câu chuyện cổ nào được nhắc đến trong bài thơ?
a- Tấm Cám, Thạch Sanh
b- Thạch Sanh, Lí Thông
c- Tấm Cám, Lí Thông
Câu 3 : Những địa danh nào được nhắc đến trong bài thơ?
a- Trường Sơn, Lạc Hồng
b- Trường Sơn, Biển Đông
c- Lạc Hồng, Biển Đông
Câu 4 : Tác giả cảm ơn đất nước về điều gì?
a- Đã cho mình nghe tiếng đàn bầu với cung thăng, cung trầm ngân lên như tiếng khóc
b- Đã cho mình những câu chuyện cổ, những nhân vật cổ tích và tiếng hát ru con ngủ
c- Đã cho mình dòng máu Lạc Hồng để nghe tiếng trống đồng rung lên trong lồng ngực
Câu 5 : Bài thơ bộc lộ tình cảm gì của tác giả với đất nước mến yêu?
a- Tình yêu thiết tha với cảnh đẹp và dáng hình của quê hương đất nước
b- Lòng biết ơn và tự hào về đất nước thân yêu với truyền thống tốt đẹp
c- Niềm tự hào về nền văn hóa và truyền thống đánh giặc của cha ông ta
II – Bài tập về Chính tả,Luyện từ và câu, tập làn văn
Câu 1 : a) Chép vần của những tiếng được in đậm vào mô hình cấu tạo vần dưới đây
Đất nước của tôi ơi! Đất nước anh hùng
Có Trường Sơn sau lưng,có Biển Đông trước mặt
b) Gạch dưới các tiếng
(1) Có âm chính là u: vũ, thúy, qua, tàu, cuốn, queo
(2) Có âm chính là o: hòa, hào, thọ, ngoằn, ngoèo
Câu 2 : Nối lời giải nghĩa ở cột B với từ ngữ thích hợp ở cột A
Câu 3 : Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống
Ở cái đầm rộng đầu làng có một… (tụi, đám, bọn ) người đang kéo lưới.
Cái lưới uốn thành một hình vòng cung, …..( bồng bềnh, dập dềnh, gập ghềnh ) trên mặt nước. Hai chiếc đò nan ở
hai đầu lưới….. ( kề, áp, chạm ) vào bờ, một bên bốn người đàn ông vừa ….. ( thủng thẳng, thong thả, từ tốn )
kéo lưới, vừa tiến vừa lùi…. ( sát, gần, kề ) nhau. Khoảng mặt nước bị…. ( quây vòng, bao vây, bủa vây )
khẽ động lên từ lúc nào. Rồi một con cá …. ( trắng muốt, trắng xóa, trắng nõn ) nhảy …. ( tót, vọt, chồm )
lên cao tới hơn một thước và quẫy đuôi vượt ra ngoài vòng lưới, rơi xuống đánh….( bùng, tõm, tùm )
Câu 4 : Dựa vào dàn ý phần thân bài đã viết ở bài tập 4 (Tuần 1) viết một đoạn văn tả cảnh theo nội dung
đã chọn (cảnh buổi sáng hoặc trưa, chiều trong vườn cây hay trong công viên,
trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)
Gợi ý
- Đoạn văn cần có câu mở đầu giới thiệu nội dung miêu tả của toàn đoạn (nói về một bộ phận của cảnh trong một
khoảng thời gian nhất định vào buổi sáng hoặc trưa / chiều), VD: cảnh nương rẫy vào buổi trưa, hoặc cảnh khu vườn
vào lúc bình minh đang lên,…
- Tiếp theo câu mở đầu là những câu văn tả từng hình ảnh, chi tiết cụ thể của cảnh theo thời gian xác định,
thể hiện sự quan sát cảnh vật bằng nhiều giác quan ( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi…) ; chú ý dùng nhiều từ ngữ gợi tả,
dùng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
I – 1. b 2. a 3. b 4. c 5. b
II-1.a
b) (1) vũ
(2) thọ
2. (1) – c
(2) – a
(3) – d
(4) – b
3. Điền từ: đám, dập dềnh, áp, thong thả, kề, bao vây, trắng muốt, vọt, tõm
4. Tham khảo: (1) Đoạn văn tả cảnh vườn cây vào buổi sáng
Giữa vườn cây nổi bật những cây xoài cao to, lá xanh đậm. Cành trên cành dưới chi chít những trái xoài
chín vàng ươm trông thật thích mắt. Những tia nắng sớm mai len lỏi qua kẽ lá, chùm quả, rọi xuống mặt đất như những đốm hoa.
Tiếng chim ríu rít gọi nhau trong vòm lá.
Gió đưa hương xoài thơm dịu lan tỏa khắp khu vườn.
(2) Đoạn văn tả cảnh nương rẫy vào buổi trưa
Cái chòi canh nhỏ dựng trên nương ngô trông xa như chiếc tổ chim. Những sợi dây từ chòi
canh nối dài tới những tên “bù nhìn” đội nón, đeo mõ đuổi chim. Mỗi khi người trong chòi canh giật dây hoặc lúc có cơn
gió thổi mạnh, những cánh tay “bù nhìn” lại khua lên, kèm theo tiếng mõ kêu “lắc cắc, lắc cắc” nghe thật vui tai.
Những chú chim rừng vừa sà xuống nương ngô chưa kịp moi hạt trong bắp,
nghe tiếng động vội bay vút lên bầu trời rực nắng chói chang.
(3) Đoạn văn tả cảnh cánh đồng vào buổi chiều
Những con chim chìa vôi bay dập dờn trên đồng lúa. Chúng lượn vòng tròn một lúc rồi vụt bay lên cao với đội hình tam giác.
Đàn chim bụng trắng ấy bỗng chuyển màu vàng lấp loáng rồi hóa thành những chấm đen bay về phía mặt trời lặn.
Mặt trời vẫn lặn chậm rãi xuống chân trời.
Tôi có cảm giác mặt trời sẽ rơi xuống cánh đồng và tôi có thể chạy đến chỗ nó rơi xuống một cách dễ dàng.
(Dẫn theo Văn miêu tả tuyển chọn, NXB Giáo dục, 1997 )
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Sự sẻ chia bình dị
“Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể thay đổi
hoặc tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của người khác”
Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là người phụ nữ với hai đứa con rất nhỏ. Hai đứa khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ tôi cho bà. Bà cảm ơn và bước lên.
Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi thực sự rất bực mình và hối hận vì đã . nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “ Tôi rất ái ngại! Chỉ vì nhường chôc cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền ga, thì công ti điện và ga sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi”.
Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng môt hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua một đêmg giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản phấn chấn.
Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ vì một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo ra sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
a) Vì sao nhân vật “tôi” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?
b) Sau khi nhường chỗ vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy hối hận?
c) Việc gì xãy ra khiến nhân vật “tôi” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”?
d) Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Khoanh tròn vào ý em chọn.
A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác
B. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết giúp đỡ người khác
C. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn
Câu 2: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
(đất nước, tổ quốc, giang sơn )
Câu 3: Gạch dưới từ không cùng nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dãy từ sau:
a) Tổ quốc, đất nước, nước nhà, nhà nước, giang sơn,
b) Dân tộc, đồng bào, nhân dân, đồng chí
Câu 4: Điền các từ trong ngoặc vào chỗ trống: (trắng hồng, trắng tinh, trắng phau, trắng muốt)
a. Màu áo học trò …
b. Hoa huệ …
c. Đàn cò …
d. Khuôn mặt …
Câu 5: Đặt câu với các thành ngữ sau:
a) Yêu nước thương nòi:
b) Quê cha đất tổ:
Câu 6: Viết một đoạn văn tả cảnh thiên nhiên mà em yêu thích ở địa phương em.
Đáp án:
Câu 1:
a. Vì trông thấy hai đứa trẻ thì khóc lóc không chịu đứng yên trong hàng còn bà mẹ thì trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như hai đứa trẻ.
b. Bởi vì đến lượt nhân vật tôi có thể mua tem gửi thư thì bưu điện lại đóng cửa.
c. Vì nhờ câu chuyện của người phụ nữ mà anh biết được rằng bằng hành động đơn giản nhường chỗ của mình, anh đã giúp được người phụ nữ và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét.
d. Đáp án A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ người khác.
Câu 2:
a) Dì tôi là một người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài nhưng trong trái tim dì luôn chứa đựng tình yêu đối với đất nước Việt Nam.
b) Ôi tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.
Câu 3:
a) Tổ quốc, đất nước, nước nhà, nhà nước, giang sơn,
b) Dân tộc, đồng bào, nhân dân, đồng chí
Câu 4:
a. Màu áo học trò trắng tinh
b. Hoa huệ trắng muốt
c. Đàn cò trắng phau
d. Khuôn mặt trắng hồng
Câu 5:
a) Yêu nước thương nòi:
- Mỗi chúng ta cần phải biết giữ gìn truyền thống yêu nước thương nòi.
b) Quê cha đất tổ:
- Bố tôi bảo rằng nơi ấy là quê cha đất tổ nên dù có đi đâu xa cũng phải luôn hướng về.
Câu 6:
Cánh đồng lúa chín quê em vào buổi sáng thật đẹp. Trời còn mời mờ sáng, những màn sương giăng mắc trắng xóa như tấm khăn voan của người thiếu nữ bỏ quên. Ở phía đằng đông mặt trời từ từ nhô lên như một quả cầu lửa, trải những tia nắng ấm áp xuống trần gian. Không khí thật trong lành, dễ chịu. Trên không trung, từng đàn chim chao liệng hót ríu rít. Cánh đồng lúa như một tấm thảm khổng lồ được rát vàng. Những giọt sương đêm còn đọng lại trên cành cây, ngọn cỏ được ánh mặt trời chiếu vào long lanh như những hạt ngọc. Gió thổi mát rượi làm sóng lúa dập dờn. Bà con nông dân đã bắt đầu ra đồng gặt lúa. Những nón trắng nhấp nhô, những tay liềm, tay hái thoăn thoắt, tiếng gọi nhau í ới hứa hẹn một vụ mùa bội thu.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Câu 1. Gạch dưới những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:
Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hoà gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.
Câu 2. Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa:
bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh,
hiu hắt, thênh thang
a) bao la, ..............................
b).........................................
c).........................................
Câu 3. Viết một đoạn văn tả cảnh từ 3 đến 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2.
Câu 4: Thống kê số học sinh từng tổ trong lớp theo những yêu cầu sau:
Tổ
|
Số học sinh
|
Học sinh nữ
|
Học sinh nam
|
Học sinh giỏi, tiên tiến
|
Tổ 1
|
.........
|
.........
|
.........
|
.........
|
Tổ 2
|
.........
|
.........
|
.........
|
.........
|
Tổ 3
|
.........
|
.........
|
.........
|
.........
|
Tổ 4
|
.........
|
.........
|
.........
|
.........
|
Tổ ....
|
.........
|
.........
|
.........
|
.........
|
Tổ ....
|
.........
|
.........
|
.........
|
.........
|
Tổ ....
|
|
.........
|
.........
|
.........
|
Tổng số học sinh trong lớp
|
.........
|
.........
|
.........
|
.........
|
Câu 5: Gạch dưới những từ đồng nghĩa với từ mẹ trong câu sau:
a. Người ta thường gọi mẹ ơi
Còn tôi thường gọi bu ơi quen rồi
Người ta thường nói mẹ tôi
Còn tôi thích gọi bu tôi cho gần.
(Nguyễn Cao Tiến)
b. Má già trong túp lều tranh
Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô.
(Tố Hữu)
Đáp án:
Câu 1.
Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hoà gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.
Câu 2.
a) bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
b) lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
c) vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
Câu 3.
Cánh rừng rộng mênh mông. Con đường đất đỏ dẫn vào rừng có vẻ như nhỏ lại. Càng vào sâu, khung cảnh càng hiu hắt. Thỉnh thoảng, hai bên đường, bắt gặp vài chòi lá của những người gác rừng. Trên nền chòi: một bếp lửa nhỏ, tro đã nguội, nhìn thật hiu quạnh... Chỉ có tiếng lao xao của đại ngàn, tiếng vi vút của gió như lời linh thiêng của rừng già. Vài tia nắng hiếm hoi lọt qua kẽ lá, rơi xuống giọt sương vương trên ngọn cỏ, ánh lên lấp lánh.
Câu 4:
Tổ
|
Số học sinh
|
Học sinh nữ
|
Học sinh nam
|
Học sinh giỏi, tiên tiến
|
Tổ 1
|
10
|
6
|
4
|
8
|
Tổ 2
|
12
|
5
|
7
|
11
|
Tổ 3
|
12
|
5
|
7
|
9
|
Tổ 4
|
10
|
4
|
6
|
8
|
Tổng số học sinh trong lớp
|
44
|
20
|
24
|
36
|
Câu 5: Gạch dưới những từ đồng nghĩa với từ mẹ trong câu sau:
a. Người ta thường gọi mẹ ơi
Còn tôi thường gọi bu ơi quen rồi
Người ta thường nói mẹ tôi
Còn tôi thích gọi bu tôi cho gần.
(Nguyễn Cao Tiến)
b. Má già trong túp lều tranh
Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô.
(Tố Hữu)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Câu 1. Ghi lại phần vần của những tiếng in đậm trong các câu sau:
a) Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta là ông Nguyễn Hiền, đỗ đầu khoa thi năm 1247, lúc vừa 13 tuổi.
b) Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương: 36 tiến sĩ.
Câu 2. Chép vần của từng tiếng vừa tìm được vào mô hình dưới đây:
a.
Tiếng
|
Vần
|
|
Âm đệm
|
Âm chính
|
Âm cuối
|
trạng
|
.......
|
a
|
ng
|
nguyên
|
.......
|
.......
|
.......
|
Nguyễn
|
.......
|
.......
|
.......
|
Hiển
|
.......
|
.......
|
.......
|
khoa
|
.......
|
.......
|
.......
|
thi
|
.......
|
.......
|
.......
|
b.
Tiếng
|
Vần
|
|
Âm đệm
|
Âm chính
|
Âm cuối
|
làng
|
|
|
|
Mộ
|
|
|
|
Trạch
|
|
|
|
huyện
|
|
|
|
Bình
|
|
|
|
Giang
|
|
|
|
Câu 3. Tìm trong bài Thư gửi các học sinh (Tiếng Việt 5, tập một, trang 4-5) hoặc bài Việt Nam thân yêu (Tiếng Việt 5, tập một, trang 6) những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc:
a) Thư gửi các học sinh
b) Việt Nam thân yêu
Câu 4. Tìm thêm và ghi lại những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc:
Câu 5. Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước. Em hãy tìm thêm những từ chứa tiếng quốc.
Câu 6. Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây:
a) Quê hương:......................................................
b) Quê mẹ :............................................................
c) Quê cha đất tổ :.................................................
d) Nơi chôn rau cắt rốn :........................................
Câu 7. Ghi lại những hình ảnh em thích trong các bài văn Rừng trưa và Chiểu tối (Tiếng Việt 5, tập một, trang 21 - 22):
Rừng trưa : .....................................
Chiều tối : .......................................
Câu 8. Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 1, em hãy viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
Đáp án:
Câu 1. Ghi lại phần vần của những tiếng:
a) Trạng: ang, nguyên: uyên, khoa: oa, thi: i.
b) Làng: ang, Mộ ; ộ, Trạch: ạch; Giang: ang.
Câu 2.
Tiếng
|
Vần
|
|
Âm đệm
|
Âm chính
|
Âm cuối
|
trạng
|
|
a
|
ng
|
nguyên
|
u
|
yê
|
n
|
Nguyễn
|
u
|
yê
|
n
|
Hiển
|
|
iê
|
n
|
khoa
|
o
|
a
|
|
thi
|
|
i
|
|
Tiếng
|
Vần
|
|
Âm đệm
|
Âm chính
|
Âm cuối
|
làng
|
|
a
|
ng
|
Mộ
|
|
ô
|
|
Trạch
|
|
a
|
ch
|
huyện
|
u
|
yê
|
n
|
Bình
|
|
ỉ
|
nh
|
Giang
|
|
a
|
ng
|
Câu 3.
a) Thư gửi các học sinh:
- Nước nhà, non sông, nước, quê hương
b) Việt Nam thân yêu
- Nước, quốc gia, giang sơn, quê hương
Câu 4. Những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc: đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương
Câu 5. Những từ chứa tiếng quốc: ái quốc, quốc gia, quốc ca, quốc khánh, quốc huy, quốc kì, quốc ngữ; quốc phòng, quốc tế, quốc tịch, quốc sử, quốc dân.
Câu 6. Đặt câu
a) Quê hương: Quê hương em ở Thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố sầm uất và náo nhiệt.
b) Quê mẹ : - Quê mẹ em ở Quảng Ngãi.
- Quảng Ngãi là quê mẹ em.
c) Quê cha đất tổ: Cho dù đi đâu, về đâu, chúng ta cũng phải nhớ về quê cha đất tổ.
d) Nơi chôn rau cắt rốn: Cha tôi luôn ao ước được một lần về thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Câu 7.
Rừng trưa:
- Ánh mặt trời vàng óng.
- Những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.
- Tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng.
Chiều tối:
- Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen, phủ dần lên mọi vật.
- Một vài tiếng dế gáy sớm.
- Có đôi cánh đom đóm chấp chới, lúc lên cao lúc xuống thấp, lúc lại rơi xuống mặt cỏ.
Câu 8.
Nhà em ở Thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố vô cùng náo nhiệt, thế nhưng con đường nhỏ nơi em sinh sống lại rất yên tĩnh, nhất là mỗi buổi sáng sớm.
Mùa hè, em thường dậy sớm để cùng ông nội đi bộ tập thể dục, vừa đi hai ông cháu vừa trò chuyện. Trên hè phố, vài quán cà phê nhỏ, chỉ mở cửa vào buổi sáng, mọi người vừa đọc báo vừa trò chuyện. Gió sớm mai mát rượi. Hai hàng dầu già nua bên đường thỉnh thoảng rơi xuống vài chiếc lá, chao nghiêng rồi đậu trên hè phố. Hình như lũ chim trên cành vô ỷ làm rơi vài chiếc lá nên rộ lên ríu rít... Ông thường dừng lại trước cổng nhà đợi chú giao báo. Chú vội lắm, chỉ thoáng qua đưa ông tờ báo rồi thoắt một cái đã đi mất. Vài tia nắng sớm lọt qua kẽ lá nhảy nhót trên sân. Hai bên đường, các cửa hàng, cửa hiệu lục đục mở cửa. Mọi người bắt đầu đi làm, nhưng dường như cái âm thanh ồn ào ngoài phố chỉ lọt được một phần rất nhỏ vào đây thì phải...
Em chỉ nghe tiếng của lũ chim, tiếng nói cười vang lên. Tiếng của một ngày mới yên lành...
Em yêu con phố vô cùng…
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác: