Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 có đáp án (5 phiếu)

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1:

Mỗi khổ thơ trong bài Nếu chúng mình có phép lạ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ? Những điều ước đó là gì?  

A

B


1. Nếu chúng mình có phép lạ

Bắt hạt giống nảy mầm nhanh

Chớp mắt thành cây đầy quả

Tha hồ hái chén ngọt lành.

a. Các bạn nhỏ ước trái đất không còn bom đạn, chiến tranh. Những trái bom biến thành trái ngon, trong ruột toàn kẹo và bi tròn


2. Nếu chúng mình có phép lạ

Ngủ dậy thành người lớn ngay

Đứa thì lặn xuống đáy biển

Đứa thì ngồi lái máy bay

b. Các bạn nhỏ ước mong có thể chinh phục thiên nhiên, mong thời tiết trên trái đất dễ chịu hơn , không còn thiên tai bao quanh.

3. Nếu chúng mình có phép lạ

Hái triệu vì sao xuống cùng

Đúc thành ông mặt trời mới

Mãi mãi không còn mùa đông

c. Các bạn nhỏ ước mong có thể trở thành người lớn, để có thể xuống biển, lên trời, khám phá thế giới xung quanh và làm thật nhiều việc có ích

4. Nếu chúng mình có phép lạ

Hóa trái bom thành trái ngon

Trong ruột không còn thuốc nổ

Chỉ toàn kẹo với bi tròn.

d. Các bạn nhỏ ước mong cây trái mau lớn, mau cho quả ngọt lành

Câu 2:

Đọc lại câu chuyện Đôi giày ba ta màu xanh và tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày

a) Một lần, tôi bắt gặp cậu ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi

b) Hóa ra trẻ con thời nào cũng giống nhau

c) Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất.

d) Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.

e) Tôi theo Lái trên khắp  các đường phố

Câu 3:

Em hãy điền vào chỗ trống âm đầu r, d hoặc gi để hoàn chỉnh đoạn thơ:

            Lưng trời …ó vút, …iều ngân vẳng

            Khắp chốn cành cao chim …íu …an

Câu 4:

Em điền vào chỗ trống tiếng chứa vần iên, yên, hay iêng để hoàn chỉnh đoạn thơ:

            Cửa ….. đêm đêm

            Rạng ngời đèn ……..

Con tàu rời bến

…….. còi thiết tha

             Chào cảnh bình …….

Chào những người thợ

             Đã thức vì tàu

Câu 5:

Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng

a. Dõ dàng là nó đã hiểu lại còn rả vờ như không hiểu rì

b. Bình iên là khi được thả mình vào biểng lớn

Câu 6:

Em hãy ghép tên quốc gia với tên thủ đô của quốc gia đó sao cho hợp lí

Tên quốc gia

Tên thủ đô

1. Nga

a. Cu-a-la Lăm-pơ

2. Ấn Độ

b. Béc-lin

3. Nhật Bản

c. Phnôm Pênh

4. Thái Lan

d. Viêng Chăn

5. Mĩ

e. Luân Đôn

6. Anh

f. Oa-sinh-tơn

7. Lào

g. Băng Cốc

8. Cam-pu-chia

h. Tô-ki-ô

9. Đức

i. Niu-đê-li

10. Ma-lai-xi-a

k. Mát-xcơ-va

Câu 7:

Em hãy sắp xếp các tên riêng sau vào hai nhóm đã cho bên dưới

Bắc Kinh, Mát-xcơ-va, Tô-ki-ô, Nhật Bản, Triều Tiên, Ác-hen-ti-na, Ăng-gô-la, Môn-ca-đa, Thượng Hải, Quảng Châu

Các tên riêng

được phiên âm theo âm Hán Việt

Các tên riêng

không phiên âm theo âm Hán Việt



Câu 8:

Đọc câu sau và cho biết nên đặt dấu ngoặc kép vào từ hay cụm từ nào?

Dứt tiếng hô: Phóng! của mẹ, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên.

A. Dứt tiếng hô: “Phóng! của mẹ, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên”.

B. Dứt tiếng hô: “Phóng!” của mẹ, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên.

C. Dứt tiếng hô: “Phóng! của mẹ”, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên.

D. Dứt tiếng hô: Phóng! của mẹ, “cá chuồn con” bay vút lên như một mũi tên.

Câu 9:

Đọc câu sau và cho biết nên đặt dấu ngoặc kép vào từ hay cụm từ nào?

Trời vừa tạnh, một chú Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: Đẹp! Đẹp!, rồi nhảy tòm xuống nước.

A. Trời vừa tạnh, một chú “Ễnh Ương” ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: Đẹp! Đẹp!, rồi nhảy tòm xuống nước.

B. Trời vừa tạnh, một chú Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: “Đẹp! Đẹp!”, rồi nhảy tòm xuống nước.

C. Trời vừa tạnh, một chú Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: “Đẹp! Đẹp!, rồi nhảy tòm xuống nước.”

D. “Trời vừa tạnh, một chú Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: Đẹp! Đẹp!, rồi nhảy tòm xuống nước.”

Câu 10:

Giả sử các nhân vật Tin-tin và Mi-tin trong câu chuyện Ở Vương quốc Tương Lai không cùng nhau lần lượt đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kì diệu mà cùng lúc, mỗi người tới thăm một nơi. Em hãy kể lại câu chuyện theo hướng đó.

Đáp án:

Câu 1:

1 – d: Khổ 1 - Các bạn nhỏ ước mong cây trái mau lớn, mau cho quả ngọt lành

2 – c: Khổ 2 - Các bạn nhỏ ước mong có thể trở thành người lớn, để có thể xuống biển, lên trời, khám phá thế giới xung quanh và làm thật nhiều việc có ích

3 – b: Khổ 3 – Các bạn nhỏ ước mong có thể chinh phục thiên nhiên, mong thời tiết trên trái đất dễ chịu hơn , không còn thiên tai bao quanh.

4 – a: Khổ 4 - Các bạn nhỏ ước trái đất không còn bom đạn, chiến tranh. Những trái bom biến thành trái ngon, trong ruột toàn kẹo và bi tròn

Đáp án đúng: 1 – d, 2 – c, 3 – b, 4 – a

Câu 2:

Những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày là:

c) Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất.

d) Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.

Câu 3:

           Lưng trời gió vút, diều ngân vẳng

           Khắp chốn cành cao chim ríu ran

Câu 4:

        Cửa biển đêm đêm

        Rạng ngời đèn điện

        Con tàu rời bến

Tiếng còi thiết tha

        Chào cảnh bình minh

Chào những người thợ

        Đã thức vì tàu

Câu 5:

a. Phát hiện lỗi sai: Dõ, dàng, rả, rì

sửa lỗi: Dõ -> Rõ, dàng -> ràng, rả -> giả, rì -> gì

b. Phát hiện lỗi sai: iên, biểng

sửa lỗi: iên -> yên, biểng -> biển

Câu 6:

1 – k: Nga ->  Mát-xcơ-va

2 – i: Ấn Độ -> Niu-đê-li

3 – h: Nhật Bản -> Tô-ki-ô

4 – g: Thái Lan -> Băng Cốc

5 – f: Mĩ -> Oa-sinh-tơn

6 – e: Anh -> Luân Đôn

7 – d: Lào -> Viêng Chăn

8 – c: Cam-pu-chia -> Phnôm Pênh

9 – b: Đức -> Béc-lin

10 – a: Ma-lai-xia -> Cu-a-la Lăm-pơ

Câu 7:

Các tên riêng

được phiên âm theo âm Hán Việt

Các tên riêng

không phiên âm theo âm Hán Việt

Bắc Kinh, Nhật Bản, Triều Tiên, Thượng Hải, Quảng Châu

Mát-xcơ-va, Tô-ki-ô, Ác-hen-ti-na, 

Ăng-gô-la, Môn-ca-đa


Câu 8:

Đặt dấu ngoặc kép vào từ “Phóng!” để đánh dấu đây là lời nói trực tiếp của mẹ

Đáp án đúng: B.

Câu 9:

Đặt dấu ngoặc kép vào từ “Đẹp! Đẹp” dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của chú Ễnh Ương

Đáp án đúng: B. Trời vừa tạnh, một chú Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: “Đẹp! Đẹp!”, rồi nhảy tòm xuống nước.

Câu10:

         Mi-tin đến thăm khu vườn kì diệu. Thấy một em mang một chùm quả trên đầu gậy, Mi-tin khen: “Chùm lê đẹp quá!”. Em bé nói đó không phải là lê mà là nho. Em đã nghĩ ra cách trồng và chăm bón chúng. Em bé thứ hai bê đến một sọt quả, Mi-tin tưởng đó là dưa đỏ, hóa ra đó là những quả táo, mà vẫn chưa phải loại quả to nhất. Em bé thứ ba thì khoe một xe đầy những quả mà Mi-tin tưởng là bí đỏ. Nhưng đó lại là những quả dưa. Em bé nói rằng khi ra đời sẽ trồng những quả dưa to như thế.

        Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin tìm đến công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cái máy có đôi cánh xanh, Tin-tin hỏi em đang làm gì. Em nói: Khi nào ra đời sẽ dùng đôi cánh này để chế tạo ra một vật làm cho con người hạnh phúc. Em bé nói máy chế sắp xong rồi, có muốn xem không. Tin-tin háo hức muốn xem. Vừa lúc ấy, một em bé khoe với Tin-tin ba mươi lọ thuốc trường sinh. Em bé thứ ba từ trong đám đông bước ra mang đến một thứ ánh sáng lạ thường. Em thứ tư kéo tay Tin-tin muốn khoe một chiếc máy biết bay trên không như một con chim. Còn em bé thứ năm khoe chiếc máy biết dò tìm những kho báu trên mặt trăng.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Phần 1. Bài tập về đọc hiểu

Xe chúng tôi lao chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé H’mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.

(trích Đường đi Sa Pa - Nguyễn Phan Hách)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Tác giả di chuyển lên Sa Pa bằng phương tiện gì?

A. Ô tô

B. Xe đò

C. Thuyền

2. Những đám mây trắng sà xuống cửa kính của xe đem lại cảm giác gì cho tác giả?

A. Cảm giác ngột ngạt khó thở

B. Cảm giác bồng bềnh huyền ảo

C. Cảm giác lâng lâng khó tả

3. Đâu không là cảnh sắc mà xe đã đi ngang qua trên đường đến Sa Pa?

A. Những thác trắng xóa

B. Rừng cây âm âm

C. Cánh đồng lúa lớn

4. Những chú ngựa mà tác giả nhìn thấy trong vườn đào có màu gì?

A. Màu đỏ, màu đen, mà vàng

B. Màu đen, màu trắng, màu đỏ

C. Màu trắng, màu đỏ, màu tía

5. Tác giả đã gặp những em bé dân tộc nào trước cửa hàng?

A. H’mông, Tu Dí, Phù La

B. H’mông, Tu Dí, Phù Lá

C. H’mông, Tu Di, Phù Lá

6. Trong đoạn văn trên có xuất hiện bao nhiêu từ láy. Đó là những từ nào?

A. 6 từ

B. 7 từ

C. 8 từ

(Đó là …………………………………………………………………………)

7. Đoạn văn trên xuất hiện bao nhiêu hình ảnh so sánh. Đó là những hình ảnh nào?

A. 1 hình ảnh so sánh

B. 2 hình ảnh so sánh

C. 3 hình ảnh so sánh

(Đó là …………………………………………………………………………)

Phần 2. Bài tập chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé H’mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.

2. Bài tập

Điền vào chỗ trống l hoặc n

Một thiếu …iên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chằng ăn mặc gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn …ụa trắng thăt …ỏng, mối bỏ rủ sau …ưng. Con ngựa của chàng sắc …âu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời …ạnh buốt căm căm mà mình …ó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ …ó từ xa …ại.

Câu 2. Luyện từ và câu

1. Tìm và viết lại cho đúng các tên riêng bị viết sai chính tả trong đoạn văn sau:

Rủ nhau chơi khắp long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng bồ, Hàng bạc, Hàng gai
Hàng buồm, Hàng thiếc , Hàng hài, Hàng khay
Mã Vĩ, hàng điếu, hàng giày
 Hàng lờ, hàng cót, hàng mây, hàng Đàn.

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

2. Những từ ngữ và câu được đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai. Dấu ngoặc kép được dùng trong các trường hợp đó để làm gì.

Ngoài vườn, những quả na đã “mở mắt”. Quả nào quả nấy nung núc, thơm phức. Mẹ bảo Mai: “Con hãy hái một rổ na chín, lựa những quả to, đẹp mang sang biếu bà”. Nghe mẹ dặn, Mai ngoan ngoãn mang rổ ra vườn ngay.

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

Câu 3. Tập làm văn

Em hãy viết mở bài gián tiếp và mở bài trực tiếp cho bài văn kể về người bạn thân của em.

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

Đáp án:

Phần 1. Bài tập đọc hiểu

1. A

2. B

3. C

4. B

5. B

6. B (chênh vênh, bồng bềnh, âm âm, lim dim, dịu dàng, lướt thướt, sặc sỡ)

7. B (thác trắng xóa tựa mây trời, bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa)

Phần 2. Bài tập chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Yêu cầu: HS trình bày sạch đẹp, chép đúng, đủ chữ.

2. Bài tập

Một thiếu niên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chằng ăn mặc gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn lụa trắng thăt lỏng, mối bỏ rủ sau lưng. Con ngựa của chàng sắc nâu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời lạnh buốt căm căm mà mình nó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ nó từ xa lại.

Câu 2. Luyện từ và câu

1.

Rủ nhau chơi khắp long thành
 
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng bồ, Hàng bạc, Hàng gai
 Hàng buồm
, Hàng thiếc , Hàng hài, Hàng khay
 
Mã Vĩ, hàng điếu, hàng giày
 Hàng lờ
, hàng cót, hàng mây, hàng Đàn.

→ Sửa lại: Long Thành, Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai, Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay, hàng Điếu, hàng Giày, Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây.

2.

- Dấu ngoặc kép trích lời của mẹ Mai.

- Tác dụng của các dấu ngoặc kéo trong bài:

“mở mắt”: dùng để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt, ở đây là được + dùng với nghĩa chuyển.

+ “Con hãy hái một rổ na chín, lựa những quả to, đẹp mang sang biếu bà”: được dùng để trích dẫn trọn vẹn câu nói của mẹ.

Câu 3.

Bài làm tham khảo:

- Mở bài trực tiếp: Trong những người bạn mà em quen biết thì Diệu Nhi là người bạn mà em yêu quý nhất.

- Mở bài gián tiếp: Cuộc đời học sinh của mỗi người, ai cũng cần có một người bạn. Một người bạn để cùng nhau học tập, vui chơi, để cùng nhau tâm sự, sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống. Và bản thân em đã rất may mắn khi được gặp một người bạn tuyệt vời như thế. Đó chính là Diệu Nhi.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

I/ Bài tập về đọc hiểu

Chiếc dù màu đỏ

        Bên sườn đồi, một ngôi làng nhỏ đang phải gánh chịu nạn hạn hán kéo dài nhất từ trước đến nay. Người dân trong làng buồn bã, lo âu trước dấu hiệu của một mùa thu hoạch thất bại. Không còn cách nào hơn, mọi người cùng đến nhà thờ để cầu nguyện với hi vọng Chúa Trời nghe thấu những lời cầu khấn mà thương tình đổ mưa xuống trần gian.

        Vị cha xứ già lặng lẽ nhìn quanh. Sự hiện diện của ông không được mấy ai để ý. Bỗng ông chú ý đến một bé gái quỳ ngay hàng ghế đầu tiên. Cô bé đang cầu nguyện - bình thản, thánh thiện giữa đám đông ồn ào. Ngay cạnh cô bé là một chiếc dù* màu đỏ - chiếc dù duy nhất xuất hiện trong nhà thờ. Ông trìu mến ngắm nhìn khôn mặt ngây thơ, đáng yêu nhưng tràn đầy niềm tin của cô bé, lòng đầy xúc động. Cuối cùng, buổi cầu nguyện cũng kết thúc trong sự nôn nóng của phần đông những người tham dự. Khi họ đang vội vàng chuẩn bị trở về nhà thì lạ thay, một cơn mưa ào tới. Tất cả đều hò reo, vui mừng vì bao trông ngóng suốt thời gian qua cuối cùng đã trở thành hiện thực. Chợt mọi người lặng yên, bối rối nhường đường cho cô bé với khuôn mặt rạng ngời, cầm trên tay chiếc dù màu đỏ nhẹ nhàng bước ra trong làn mưa.

       Tất cả đều đến nhà thờ để cầu nguyện, nhưng chỉ có cô bé là người có niềm tin chắc chắn vào những lời cầu nguyện của mình.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Mọi người đến nhà thờ để làm gì?

a - Để cầu nguyện không bị hạn hán

b - Để cầu nguyện cho trời đổ mưa

c - Để cầu nguyện mùa màng không thất bại

2. Cha xứ xúc động về điều gì ở cô bé khi cầu nguyện trong nhà thờ?

a - Quỳ ngay ở hàng ghế đầu tiên của nhà thờ

b - Cầu nguyện bình thản giữa đám đông ồn ào

c - Khuôn mặt ngây thơ nhưng tràn đầy niềm tin

3. Vì sao trời nắng hạn mà cô bé lại mang theo chiếc dù màu đỏ vào nhà thờ cầu nguyện?

a - Vì đó là đồ vật ngày nào cô cũng mang theo bên mình

b - Vì cô muốn người đi nhà thờ cầu nguyện chú ý đến mình

c - Vì cô tin rằng lời cầu nguyện sẽ thành sự thật, trời sẽ mưa

4. Câu chuyện muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?

a - Cần phải chân thành, nghiêm túc khi cầu nguyện

b - Cần phải đặt niềm tin vào điều mình mong ước

c - Cần thận trọng, biết lo xa trước mọi tình huống

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Điền vào chỗ trống rồi chép lại các thành ngữ, tục ngữ

a) r, d hoặc gi

- …ạn….ày sương…..ó/………………..

- ….ấy…..ách phải ……ữ lấy lề/…………………………

b) iên hoặc iêng

- M…..nói tay làm/……………..

- T……học lễ, hậu học văn/……………………………..

Câu 2: Các tên riêng nước ngoài trong đoạn văn sau đều viết chưa đúng quy định chính tả, em hãy gạch dưới và viết lại cho đúng các tên riêng đó:

Nhà thơ người i ta li a pe tra cô (1304 – 1374) khi đi qua a vi nhông của pháp đã tận mắt chứng kiến dịch hạch. Năm 1602 – 1603, hơn 12 vạn người ở Mát xcơ va đã chết vì dịch hạch và đói. Năm 1630 có 8 vạn người i ta li a và 50 vạn người vê nê zu ê la chết vì dịch hạch. Năm 1665, hơn 7 vạn người ở luân đôn (anh), năm 1679 có 8 vạn người ở viên (áo) và năm 1681 hơn 9 vạn người ở pra-ha (tiệp khắc cũ) cũng đã chết vì căn bệnh truyền nhiễm ghê gớm này.

(Dẫn theo Nguyễn Lân Dũng)

* Viết lại các tên riêng:

…………………………………………………………………………..

Câu 3: Trong những câu sau, có một từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt và một câu là lời nói trực tiếp nhưng chưa dùng dấu ngoặc kép. Em hãy điền dấu cho từ ngữ và câu đó.

Chiều đến, bầu trời trở nên phẳng phiu, xanh ngắt. Hạt Nắng dạo chơi trên cánh đồng. Nghe mẹ gọi, Hạt Nắng vội vàng chia tay những hạt lúa vàng xuộm, bám theo cánh tay hồng của mẹ, trở về ngôi nhà nằm khuất sau dãy núi. Nó đâu biết nơi mà mình đã đi qua đang xào xạc dậy lên những âm thanh trìu mến: Xin cảm ơn, ơi Hạt Nắng bé con!

Câu 4: a) Sắp xếp lại thứ tự các câu sau cho đúng trình tự thời gian diễn ra các sự việc trong câu chuyện “Con quạ thông minh”:

(1) Quạ bèn nghĩ ra một cách

(2) Nó tìm thấy một cái lọ có nước

(3) Một con quạ khát nước

(4) Quạ tha hồ uống

(5) Một lúc sau nước dâng lên

(6) Song nước trong lọ ít quá, cổ lọ lại cao, nó không thò mỏ vào uống được

(7) Nó lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào trong lọ

Thứ tự đúng (ghi số trong ngoặc đơn):………………………………….

b) Hãy hình dung và viết một đoạn văn kể lại những chi tiết cụ thể nói về con quạ thực hiện việc uống nước trong lọ một cách thông minh (bài 4 a)

………………………………………………………………..

Đáp án:

I/ Bài tập về đọc hiểu

1. Mọi người đến nhà thờ để cầu nguyện cho trời đổ mưa.

Chọn đáp án: b

2. Khi cầu nguyện trong nhà thờ, cha xứ xúc động vì khuôn mặt ngây thơ nhưng tràn đầy niềm tin của cô bé.

Chọn đáp án: c

3. Trời nắng hạn mà cô bé lại mang theo chiếc dù màu đỏ vào nhà thờ cầu nguyện bởi vì cô tin rằng lời cầu nguyện sẽ thành sự thật, trời sẽ mưa.

Chọn đáp án: c

4. Câu chuyện muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng cần phải đặt niềm tin vào điều mình mong ước.

Chọn đáp án: b

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1.

a) r, d hoặc gi

- dạn dày sương gió

- giấy rách phải giữ lấy lề

b) iên hoặc iêng

- Miệng nói tay làm

- Tiên học lễ, hậu học văn

2.

   Nhà thơ người i ta li ape tra cô (1304 – 1374) khi đi qua a vi nhông của pháp đã tận mắt chứng kiến dịch hạch. Năm 1602 – 1603, hơn 12 vạn người ở Mát xcơ va đã chết vì dịch hạch và đói. Năm 1630 có 8 vạn người i ta li a và 50 vạn người vê nê zu ê la chết vì dịch hạch. Năm 1665, hơn 7 vạn người ở luân đôn (anh), năm 1679 có 8 vạn người ở viên (áo) và năm 1681 hơn 9 vạn người ở pra-ha (tiệp khắc cũ) cũng đã chết vì căn bệnh truyền nhiễm ghê gớm này.

Viết lại các tên riêng:

I-ta-li-a, Pe-tra-cô, A-vi-nhông, Pháp, Mát-xcơ-va, Vê-nê-zu-ê-la, Luân-đôn, Anh, Viên, Áo, Pra-ha, Tiệp Khắc

3.

- Từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt “ngôi nhà”

- Câu là lời nói trực tiếp: “Xin cảm ơn, ơi Hạt Nắng bé con!”

4.

a) Thứ tự đúng các sự việc trong câu chuyện là: (3), (2), (6), (1), (7), (5), (4)

b) Viết thành đoạn văn

            Có một con quạ đang khát nước. Nó cố gắng tìm kiếm nước để giải tỏa cơn khác của mình. Thật may nó đã tìm thấy một cái lọ có nước. Thế nhưng nước trong lọ lại ít quá, cổ lọ lại cao. Con quạ cố gắng thò mỏ vào nhưng vẫn không sao uống được nước. Cuối cùng, quạ ta nghĩ ra một cách: Nó lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào lọ. Nước trong lọ từ từ dâng lên. Quạ tha hồ uống.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Bài 1Gạch chân vào chữ cái trước câu nêu nội dung đúng nhất của bài “Nếu chúng mình có phép lạ”

Bài thơ nói lên ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.

Bài thơ nói lên ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để cuộc sống của trẻ em được đầy đủ và hạnh phúc hơn.

Bài thơ nói lên ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Bài 2 : Tìm các từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ  ước mơ” để điền vào bảng :

Các từ ghép bắt đầu bằng tiếng “ước”:

Các từ ghép bắt đầu bằng tiếng “mơ”:

Bài 3:  Dùng gạch chéo để phân cách các từ trong mỗi câu văn sau:

Mỗi lần về đến đầu phố nhà mình, Hằng lại được ngửi thấy mùi hương hoa sữa quen thuộc.

Bài 4:  Tìm trong câu văn trên:

4 danh từ: …………………………………………………………………………………

3 từ ghép có nghĩa phân loại; …………………………………………………………..

Bài 5: Hãy điền thành ngữ hoặc tục ngữ tương ứng với nghĩa trong bảng:

Nghĩa thành ngữ, tục ngữ:

- Thương yêu mọi người như yêu bản thân mình.

- Đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, khó khăn.

- Tính thẳng thắn, bộc trực.

- Mong ước điều gì được đáp ứng như ý.

Thành ngữ hoặc tục ngữ tương ứng:

- ………………………………………………


 ……………………………………………

-

Tập làm văn: Em hãy viết một bức thư cho bạn cũ để thăm hỏi và nói cho bạn nghe về ước mơ của em.

Đáp án:

Bài 1Gạch chân vào chữ cái trước câu nêu nội dung đúng nhất của bài “Nếu chúng mình có phép lạ”

Bài thơ nói lên ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.

Bài thơ nói lên ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để cuộc sống của trẻ em được đầy đủ và hạnh phúc hơn.

Bài thơ nói lên ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Bài 2 : Tìm các từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ  ước mơ” để điền vào bảng :

Các từ ghép bắt đầu bằng tiếng “ước”:

Ước muốn, ước vọng.

Các từ ghép bắt đầu bằng tiếng “mơ”:

Mơ ước, mơ mộng

Bài 3:  Dùng gạch chéo để phân cách các từ trong mỗi câu văn sau:

Mỗilần/về/ đến/ đầu/ phố/ nhà mình, Hằng/ lại/ được/ ngửi/ thấy/ mùi hương/ hoa sữa/ quen thuộc.

Bài 4:  Tìm trong câu văn trên:

4 danh từ: Quê, phố, Hằng, hoa sữa

3 từ ghép có nghĩa phân loại: Nhà mình, mùi hương, hoa sữa

Bài 5: Hãy điền thành ngữ hoặc tục ngữ tương ứng với nghĩa trong bảng:

Nghĩa thành ngữ, tục ngữ:

- Thương yêu mọi người như yêu bản thân mình.

- Đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, khó khăn.

- Tính thẳng thắn, bộc trực.

- Mong ước điều gì được đáp ứng như ý.

Thành ngữ hoặc tục ngữ tương ứng:

Thương người như thế thương thân

- Lá lành đùm lá rách

- Thẳng như ruột ngựa

- Cầu được ước thấy

Tập làm văn: Em hãy viết một bức thư cho bạn cũ để thăm hỏi và nói cho bạn nghe về ước mơ của em.

Bài mẫu tham khảo

….., ngày …. tháng… năm….

Thịnh thân mến!

Lâu rồi, tớ không nhận được thư của cậu. Cậu có khỏe không? Việc học của cậu tốt chứ? Công việc của bố mẹ cậu ổn phải không?

Thịnh à, hôm qua, tớ xem ti vi và biết: có một bạn đạt danh hiệu học sinh giỏi toán, được đi thi trên quận. Tớ cũng thích môn toán lắm, tớ ước được trở thành học sinh giỏi toán đi thi trên quận. Tớ biết, muốn đạt được điều này thì thật là khó, nhưng tớ đã cố gắng: tớ làm thêm bài ở nhà và học hỏi nhiều ở các bạn trong lớp. Tớ mong với sự cố gắng hiện nay điều của tớ sẽ trở thành hiện thực trong tương lai!

Bạn thân

Quang Minh

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) Những tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi:

Đánh dấu mạn thuyền

Xưa có người đi thuyền, kiếm ... bên hông, chẳng may làm kiếm ... xuống nước. Anh ta liền đánh ...vào mạn thuyền chỗ kiếm .... Người trên thuyền thấy lạ bèn hỏi:

- Bác làm... lạ thế?

- Tôi đánh ... chỗ kiếm ...khi nào thuyền cập bến, cứ theo chỗ đã đánh ...mà mò, thế nào cũng tìm thấy kiếm.

b) Những tiếng có vần iên, yên hoặc iêng:

Chú dể sau lò sưởi

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật ... tĩnh. Cậu thiu thiu ngủ trên ghế bành.

Bỗng ... có một âm thanh trong trẻo vút lên. Cậu bé ngạc nhiên đứng dậy tìm kiếm. Sau lò sưởi, có một chú dế đang biểu diễn với cây vĩ cầm của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé phải buột miệng kêu lên:

- Hay quá! Ước gì mình trở thành nhạc sĩ nhỉ?

Rổi chỉ ít lâu sau, ... đàn của Mô-da đã chinh phục được cả thành Viên.

Câu 2. Viết các từ:

a) Có tiếng mở đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:

- Có giá thấp hơn mức bình thường:

- Người nổi tiếng:

- Đồ dùng để nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải chiếu hoặc đệm.

b) Có tiếng chứa vần iên hoặc iêng, có nghĩa như sau:

- Máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác:..............

- Làm cho một vật nát vụn bằng cách nén mạnh và xát nhiều lần: ..................

- Nâng và chuyển vợt nặng bằng sức của hai hay nhiều người hợp lại

Câu 3. Cho các tên người, tên địa lí nước ngoài sau:

- Tên người: Lép Tôn-xtôi, Mô-rít-xơ Mát-téc-lích, Tô-mát Ê-đi-xơn.

- Tên địa lí: Hi-ma-lay-a, Đa-nuýp, Lốt Ăng-giơ-lét, Niu DHân, Công-gô

Biết rằng chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên riêng nói trên đều được viết hoa, hãy phân tích những tên riêng chưa được phân tích và ghi kết quả vào bảng.

Tên người

Số bộ phận

Số tiếng của bộ phận 1

Số tiếng của bộ phận 2

Viết hoa

Lép Tôn-xtôi

2

1 (Lép)

2 (Tôn / xtôi)

Lép, Tôn

Mô-rít-xơ Mát-téc-lích

2

3 (Mô/rít/xơ)

3 (Mát/téc/ lích)

Mô, Mát

Tô-mát Ê-đi-xơn

.........

.........

.........

.........

Hi-ma-lay-a

1

4(Hi/ma/lay/a)

.........

Hi

Đa-nuýp

.........

.........

.........

.........

Lốt Ăng-giơ-lét

2

1 (Lốt)

3 (Ăng/giơ/lét)

Lốt, Ăng

Niu Di-lân

.........

.........

.........

.........

Công-gô

.........

.........

.........

.........

Câu 4. Nêu cách viết mỗi bộ phận trong từng tên riêng đó:

- Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết thế nào?......................

- Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gì?

Câu 5. Dựa vào nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài tập đọc, tuần 7, Tiếng Việt 4, tập một, trang 70 - 71 - 72), hãy ghi lại vắn tắt câu chuyện ấy theo trình tự thời gian (chuẩn bị cho bài tập làm văn miệng ở lớp):

Trong công xưởng xanh: Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.

Trong khu vườn kỳ diệu: Rời công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu.

Đáp án:

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) Những tiếng bắt đầu bằng r hoặc d, gi

Đánh dấu mạn thuyền

Xưa có người đi thuyền, kiếm giắt bên hông, chẳng may làm kiếm rơi xuống nước. Anh ta liền đánh dấu vào mạn thuyền chỗ kiếm rơi. Người trên thuyền thấy lạ bèn hỏi:

- Bác làm gì lạ thế?

- Tôi đánh dấu chỗ kiếm rơi khi nào thuyền cập bến, cứ theo chỗ đã đánh dấu mà mò, thế nào cũng tìm thấy kiếm.

b) Những tiếng có vần iên, yên hoặc iêng

Chú dế sau lò sưởi

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu thiu thiu ngủ trên ghế bành.

Bỗng nhiên có một âm thanh trong trẻo vút lên. Cậu bé ngạc nhiên đứng dậy tìm kiếm. Sau lò sưởi, có một chú dế đang biểu diễn với cây vĩ cầm của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé phải buột miệng kêu lên:

- Hay quá! Ước gì mình trở thành nhạc sĩ nhỉ?

Rồi chỉ ít lâu sau, tiếng đàn của Mô-da đã chinh phục được cả thành Viên.

Câu 2. Viết các từ:

a) Có tiếng mở đầu bằng r hoặc d, gi, có nghĩa như sau:

- Có giá thấp hơn mức bình thường: rẻ

- Người nổi tiếng: Danh nhân

- Đồ dùng để nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải chiếu hoặc đệm: Giường

b) Có tiếng chứa vần iên hoặc iêng, có nghĩa như sau:

- Máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác: điện thoại

- Làm cho một vật nát vụn bằng cách nén mạnh và xát nhiều lần: nghiền

- Nâng và chuyển vật nặng bằng sức của hai hay nhiều người hợp lại: khiêng

Câu 3. Cho các tên người, tên địa lí nước ngoài sau:

Tên người

Số bộ phận

Bộ phận 1 - số tiếng

Bộ phận 2 - số tiếng

Viết hoa

M: Lép Tôn-xtôi

2

Lép (1)

Tôn / xtôi (2)

L, T

Mô-rít-xơ Mát-téc-lích

2

Mô-rít-xơ (3)

Mát-téc-lích (3)

M, M

Tô-mát Ê-đi-xơn

2

Tô-mát (2)

Ê-đi-xơn (3)

T, E

Hi-ma-lay-a

1

Hi-ma-lay-a (1)


H

Đa-nuýp

1

Đa-nuýp (1)


D

Lốt Ăng-giơ-lét

2

Lốt (1)

Ăng-giơ-lét

L, A

Niu Di-lân

2

Niu (1)

Di-lân

N, D

Công-gô

1

Công-gô (1)


C

Câu 4. Nêu cách viết mỗi bộ phận trong từng tên riêng đó:

- Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa.

- Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.

Câu 5

Trong công xưởng xanh:

Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn hỏi một em bé đang làm gì. Em bé trả lời rằng mình đang chế một cỗ máy mà khi ra đời sẽ dùng đôi cánh này để chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. Min-tin tò mò hỏi xem vật ấy có ngon không và nó có ồn ào không. Em bé nói cỗ máy không ồn ào, và sắp chế xong rồi, Tin-tin có muốn xem không? Tin-tin háo hức trả lời rằng

- Có chứ! Nó đâu?

Vừa lúc đó, em bé thứ hai tới khoe vật mình sáng chế là ba mươi lọ thuốc trường sinh đang nằm trong những chiếc lọ xanh. Cũng chính lúc ấy, em bé thứ ba từ trong đám đông bước ra và nói mình mang đến một thứ ánh sáng lạ thường mà xưa nay chưa có ai biết đến. Em bé thứ tư kéo tay Tin-tin, rủ cậu lại xem cái máy biết bay trên không như một con chim của mình. Còn em bé thứ năm thì khoe chiếc máy biết dò tìm những kho báu trên mặt trăng.

Trong khu vườn kì diệu:

Rời khỏi công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu. Một em bé mang một chùm quả trên đầu gậy đi tới, không ngăn được sự ngưỡng mộ, Tin-tin trầm trồ: “Chùm lê đẹp quá". Em bé mỉm cười nhìn Tin-tin và nói đó không phải là lê mà là nho, chính em đã tìm ra cách trồng và chăm bón chúng. Em bé thứ hai tiến tới. Tay bê một sọt quả to như quả dưa. Mi-tin tưởng đó là dưa và hỏi "Dưa đỏ, phải không cậu?”. Em bé nói không phải là dưa đỏ mà là táo, và thậm chí những trái đó cũng không phải là những trái to nhất nữa. Tin-tin chưa hết ngạc nhiên, thì lúc đó một em bé đẩy một xe đầy những quả đi tới và khoe sản phẩm của mình. Tin-tin nói rằng mình chưa bao giờ thấy những quả dưa to như thế. Em bé nói "Khi ra đời, mình sẽ trồng những quả dưa to như thế!"

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học