Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 có đáp án (5 phiếu)

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

I – Bài tập về đọc hiểu

Cậu bé Niu-tơn

   Sinh ra trong một gia đình nông dân ở Anh, năm 12 tuổi, cậu bé Niu-tơn mới được ra thành phố đi học. Thoạt đầu, cậu chỉ là một học trò bình thường. Cuối năm học thứ hai thì một chuyện bất thường xảy ra, đánh dấu một bước ngoặt trên con đường học tập của Niu-tơn.

   Hôm ấy, trong giờ nghỉ, Niu-tơn bị một cậu học sinh giỏi nhất lớp nhưng kiêu căng, ngỗ nghịch chế nhạo. Tức giận, Niu-tơn quyết chí học thật giỏi để chiếm lấy vị trí đứng đầu lớp. Bằng cách ấy, cậu sẽ làm cho người bạn xấu tính kia hết kiêu căng, hợm hĩnh. Niu-tơn tự đề ra cho mình một kế hoạch học tập rất tích cực. Cậu miệt mài làm hết các bài tập thầy giáo ra, mải mê đến quên ăn quên ngủ. Quả nhiên, chỉ mấy tháng sau, cậu đã vượt lên, trở thành học trò xuất sắc nhất lớp, được các bạn nể phục, thầy giáo ngợi khen.

   Năm 16 tuổi, đang khao khát học giỏi, Niu-tơn buộc phải bỏ học, về nông thôn giúp mẹ lo việc buôn bán. Nhưng Niu-tơn không hứng thú công việc làm ăn. Cậu thường tìm mua sách rồi say sưa, mải miết học. Chú của Niu-tơn thấy cháu có năng khiếu đặc biệt đã khuyên chị nên cho cháu học tiếp. Thế là năm 17 tuổi, Niu-tơn được vào học đại học. Trong trường, cậu đã đọc hầu hết công trình khoa học của các nhà bác học trước đó. Vì thế, sau này Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị lớn như kính thiên văn nhìn thấu các vì sao, giúp con người nghiên cứu vũ trụ bao la.

   Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới như thế đấy.

     (Theo Tsi-chi-a-kốp)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1: Lúc mới ra thành phố đi học, Niu-tơn là một học trò thế nào?

a- Là một học trò bình thường

b- Là một học trò giỏi nhất lớp

c- Là một học trò xuất sắc nhất

Câu 2: Lí do nào khiến Niu-tơn quyết học thật giỏi để chiếm vị trí đứng đầu lớp?

a- Niu-tơn muốn tất cả các bạn trong lớp phải nể phục mình

b- Niu-tơn muốn được thầy giáo khen ngợi mình trước cả lớp

c- Niu-tơn muốn cậu học sinh giỏi nhất lớp hết kiêu căng, hợm hĩnh

Câu 3: Niu-tơn làm thế nào để trở thành học trò xuất sắc nhất lớp ?

a- Tự đề ra kế hoạch học tập rất tích cực; say sưa đọc thêm nhiều sách

b- Miệt mài làm hết các bài tập; học thật kĩ, nắm thật chắc bài học

c- Cả hai ý nêu trên

Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện?

a- Nhờ được ra thành phố để học tập từ nhỏ, Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới.

b- Nhờ có ý chí, nghị lực và năng khiếu, Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới

c- Nhờ chăm chỉ, miệt mài học tập, Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Chép lại các câu tục ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a) hoặc n

…ói ..ời thì giữ …ấy…ời

Đừng như con bướm đậu rồi…ại bay.

…………………………………………………………

…………………………………………………………

b) i hoặc

(1)          Lúa ch…..m lấp ló đầu bờ

Hễ nghe t….ng sấm phất cờ mà lên.

………………………………………………………..

………………………………………………………..

(2)       Ch…im trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.

………………………………………………………..

…………………………………………………………

Câu 2: a) Ghi lại 1 từ đồng nghĩa với từ quyết chí :………………………….

b) Ghi lại 5 từ trái nghĩa với từ quyết chí ( biết rằng có 3 từ có tiếng chí và 2 từ có tiếng nản) :

(1)………………              (2)……………

(3)………………              (4)……………

(5)……………

Câu 3: Gạch dưới 3 câu hỏi có trong đoạn sau và ghi vào băng theo mẫu:

(1) Chợt bé Chuối để ý đến một bác có thân người bù xù, đầy những gai góc tua tủa. (2) Bé Chuối thấy ngộ quá liền hỏi mẹ :

(3) – Mẹ ơi, cái bác gì bù xù, đầy những gai nhọn, lại đứng chắn ngang lối vào góc vườn nhà mình, hở mẹ ?

(4) - À, đó là bác bồ kết, con ạ!

(5) – Bồ kết là thế nào cơ hả mẹ ? (6) Sao mình bác ấy mọc nhiều gai thế ?

Câu hỏi

Câu hỏi của ai

Để hỏi ai

Từ nghi vấn

Câu số………

……………..

…………….

…………….

Câu số………

……………..

……………..

…………….

Câu số………

……………..

……………..

……………..

Câu 4: Chọn một câu chuyện trong SGK Tiếng Việt nói về đề tài “thật thà, trung thực” trong đời sống (VD :Một người chính trực, Một nhà thơ chân chính, Những hạt giống, Ba lưỡi rìu (SGK Tiếng Việt 4); Ai ngoan sẽ được thưởng – SGK Tiếng Việt 2…) sau đó trả lời câu hỏi :

a) Tên câu chuyện:………………………………………….

b) Trả lời câu hỏi:

(1) Câu chuyện có những nhân vật nào?

………………………………………………………………………

(2) Tính cách của nhân vật được thể hiện ở những chi tiết nào? (Chọn 1 nhân vật )

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

(3) Câu chuyện nói với em điều gì ?

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

(4) Câu chuyện được mở đầu và kết thúc theo những cách nào em đã học ?

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

Đáp án:

Phần I-

Câu 1.a

Câu 2.c

Câu 3.c

Câu 4.b

Phần II-

Câu 1.

a) Nói lời thì giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay

b) Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên

c) Chim trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.

Câu 2: a) VD: quyết tâm

b) VD: nản chí, nhụt chí, thoái chí, chán nản, nản lòng

3: Giải đáp

Câu hỏi

Câu hỏi của ai

Để hỏi ai

Từ nghi vấn

Câu số (3)

Bé Chuối

mẹ

gì, hở

Câu số (5)

Bé Chuối

mẹ

thế nào, hả

Câu số (6)

Bé Chuối

mẹ

sao

Câu 4. VD:

a) Tên câu chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng

b) (1) Câu chuyện có các nhân vật: Bác Hồ, em Tộ và các bạn nhỏ

(2) Tính cách của nhân vật được thể hiện ở các chi tiết (chọn 1 nhân vật)

- Bác Hồ (hiền từ, rất yêu thương và quan tâm đến các cháu nhỏ): đến thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa… của các cháu; trò chuyện vui vẻ và chia kẹo cho các cháu ; khen ngợi em tộ biết nhận lỗi.

- Em Tộ (thật thà, trung thực):không dám nhận kẹo của Bác vì biết mình có mỗi không vâng lời cô.

(3) Câu chuyện có ý nghĩa : Tính thật thà, trung thực thật đáng quý.

(4) Cách mở đầu và kết thúc của câu truyện :

- Mở bài theo cách trực tiếp ( kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện)

- Kết thúc theo cách không mở rộng (chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm)

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Chép đoạn văn sau cho đúng chính tả:

Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:

Chị ơi, em … em -  Nguyên bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát cơm còn nóng nhìn  em khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như em định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.

Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? - Nguyên nhìn tôi không chớp mắt .

… Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với em ra sao? Đi bộ đội hay đi học?Tôi thấy khó quá!

                (Theo Thùy Linh, Mặt trời bé con của tôi)

Bài 1: Tìm trong đọan văn trên:

a. 5 danh từ:

b. 5 động từ:

c. 4 tính từ:

Bài 2: Viết lại 01 câu hỏi trong đoạn văn trên. Với mỗi câu hỏi hãy xác định rõ:

- Người hỏi là ai?

- Câu hỏi đó để hỏi ai?

- Dấu hiệu nhận biết (Từ để hỏi)?

Bài 3: Viết lại một câu tùy ý có trong đoạn. Hãy đặt các câu hỏi xung quanh nội dung câu đó.

Mẫu:

Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi.

- Nguyên bảo tôi vào khi nào?

- Gần cuối bữa ăn ai bảo tôi?

- Nguyên bảo ai vào lúc gần cuối bữa ăn?

Bài 4: Giải nghĩa câu thành ngữ, tục ngữ sau:

- Chị ngã em nâng

- Có công mài sắt có ngày nên kim

Đáp án:

Chép đoạn văn sau cho đúng chính tả:

Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:

Chị ơi, em … em -  Nguyên bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát cơm còn nóng nhìn  em khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như em định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.

Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? - Nguyên nhìn tôi không chớp mắt .

… Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với em ra sao? Đi bộ đội hay đi học?Tôi thấy khó quá!

                (Theo Thùy Linh, Mặt trời bé con của tôi)

Bài 1: Tìm trong đọan văn trên:

a. 5 danh từ : bát cơm, bộ đội, Nguyên, chị, em

b. 5 động từ: Ăn, bỏ, nói chuyện, đi, chớp mắt.

c. 4 tính từ:nóng, ngần ngại, khó, cuối, 

Bài 2: Viết lại 01 câu hỏi trong đoạn văn trên. Với mỗi câu hỏi hãy xác định rõ:

Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội?

- Người hỏi là: Nguyên

- Câu hỏi đó để hỏi chị gái Nguyên

- Dấu hiệu nhận biết (Từ để hỏi): Dấu hỏi chấm ở cuối câu

Bài 3: Viết lại một câu tùy ý có trong đoạn. Hãy đặt các câu hỏi xung quanh nội dung câu đó.

Mẫu:

Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? 

- Nguyên bảo tôi điều gì?

- Ai bảo tôi nên đi học hay đi bộ đội?

- Nguyên bảo ai là mình nên đi học hay đi bộ đội?

Bài 4: Giải nghĩa câu thành ngữ, tục ngữ sau:

- Chị ngã em nâng: chị em đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.

- Có công mài sắt có ngày nên kim: muốn khuyên răn chúng ta rằng chỉ khi lòng quyết tâm và kiên trì thì bất cứ khó khăn nào ta cũng thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1. Chọn 1 trong 2 bài tập:

a) Tìm các tính từ:

Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l .................

M: lỏng lẻo, ...............

Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n ................

M: nóng nảy, ...............

b) Điền vào chỗ trống tiếng có âm i hoặc iê:

Ê-đi-xơn rất ...... khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát ...... nào, ông cũng ...... trì làm hết thí ...... này đến thí ...... khác cho tới khi đạt kết quả. Khi ...... cứu về ắc quy, ông thí ...... tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng ...... con số thí ...... lên đến 8000 lần.

Câu 2. Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:

- Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại.

- Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới.

- Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi.

b) Chứa tiếng có vần im hoặc iêm, có nghĩa như sau:

- Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ.

- Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian,... trong sản xuất hoặc sinh hoạt.

- Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn nằm bên trái lồng ngực.

Câu 3. Tìm câu hỏi trong các bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay (Tiếng Việt 4, tập một, trang 85, 114) và ghi vào bảng sau:

Câu hỏi

Của ai

Hỏi ai

Từ nghi vấn

Bài Thưa chuyện với mẹ

M: 1) Con vừa bảo gì?

2) ...

3) ..

của mẹ

...

hỏi Cương

...

...

Bài Hai bàn tay

1) ...

2) ...

3) ...

4 .....

...

...

....

Câu 4. Chọn khoảng 3 câu trong bài Văn hay chữ tốt. Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu (Xem ví dụ (M :) trong sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 131).

Câu 5. Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.

Câu 6. Ghi vắn tắt một câu chuyện về một trong các đề tài sau (chuẩn bị cho bài nói) :

a) Đoàn kết, thương yêu bạn bè.

b) Giúp đỡ người tàn tật.

c) Thật thà, trung thực trong đời sống.

d) Chiến thắng bệnh tật.

Đáp án:

Câu 1. a. Tìm các tính từ:

Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l

M: lỏng lẻo, lanh lợi, lung linh, lóng lánh, lạnh lẽo, lững lờ, lộng lẫy, lớn lao

Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n

M: nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nô nức, no nê

b. Điền vào chỗ trống tiếng có âm i hoặc iê:

Ê-đi-xơn rất nghiêm khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát minh nào, ông cũng kiên trì làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác cho tới khi đạt kết quả. Khi nghiên cứu về ắc quy, ông thí nghiệm tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng điện con số thí nghiệm lên đến 8000 lần.

Câu 2. Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng hoặc n, có nghĩa như sau :

- Không dữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại: lung lay (nản lòng)

- Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta lí tưởng phấn đấu để đạt tới: lý tưởng

- Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi: lạc hướng (lạc lối)

b) Chứa tiếng có vần im hoặc iêm, có nghĩa như sau :

- Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ: kim khâu

- Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian, trong sản xuất hoặc sinh hoạt: tiết kiệm

- Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn nằm bên trái lồng ngực: tim

Câu 3. Tìm câu hỏi trong các bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay và ghi vào bảng sau:

TT

Câu hỏi

Câu hỏi của ai

Để hỏi ai ?

Từ nghi vấn

1

Bài Thưa chuyện với mẹ

Con vừa bảo gì ?

Câu hỏi của mẹ

để hỏi Cương

Ai xui con thế?

Câu hỏi của mẹ

để hỏi Cương

thế

2

Bài Hai bàn tay

Anh có yêu nước không ?

Câu hỏi của Bác Hồ

Hỏi bác Lê

có không

Anh có thể giữ bí mật không ?

Câu hỏi của Bác Hồ

Hỏi bác Lê

có không

Anh có muốn đi với tôi không ?

Câu hỏi của bác Lê

Hỏi bác Lê

có không

Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền ?

Câu hỏi của bác Lê

Hỏi bác Lê

đâu

Câu 4. Chọn khoảng 3 câu trong bài Văn hay chữ tốt. Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu (Xem ví dụ (M :) trong sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 131).

Câu

Câu hỏi

Câu 1: Nào ngờ chữ ông xấu quá, quan đọc không được, thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường.

1. Vì sao quan đuổi bà ra khỏi huyện đường ?

2. Quan đã thét lính làm gì bà lão?

3. Bà cụ bị ai đuổi ra khỏi đường?

Câu 2: Về nhà bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận

1. Về nhà bà cụ đã làm gì?

2. Bà cụ đã kể lại chuyện gì?

3. Vì sao Cao Bá Quát ân hận?

Câu 3: Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao chao đẹp.

1. Cao Bá Quát dốc sức làm gì?

2. Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ để làm gì?

3. Ông dốc sức luyện chữ từ khi nào?

Câu 5. Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.

M: Mình đã đọc truyện này ở đâu rồi đấy nhỉ ?

Mình đã làm hết công việc mà mẹ đã dặn chưa nhỉ?

Quyển sách mình mới để đây đâu rồi?

Câu 6. Ghi vắn tắt một câu chuyện về một trong các đề tài sau (chuẩn bị cho bài nói) :

a) Đoàn kết, thương yêu bạn bè.

b) Giúp đỡ người tàn tật.

c) Thật thà, trung thực trong đời sống.

d) Chiến thắng bệnh tật.

Bài tham khảo

Đề b: Giúp đỡ người tàn tật

Em kể về tình bạn giữa Thuận và Phương, hai bạn ấy học lớp 4B, cùng trường với em.

Bạn Thuận bị liệt hai chân từ nhỏ, phải đi lại bằng xe lăn và nạng gỗ, việc di chuyển hết sức khó khăn. Bạn Phương thấy vậy đã tận tình giúp đỡ bạn. Hằng ngày, khi cha mẹ Thuận đưa bạn ấy đến cổng trường là Phương đã đợi sẵn ở đấy, giúp bạn vào lớp. Không những vậy Phương còn là một người bạn cùng lởp học rất tốt của Thuận. Hai bạn chơi với nhau rất thân thiết, Phương như đôi chân của Thuận vậy.

Chúng em ai cũng yêu quý Thuận và Phương.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1. Tìm các từ:

a. Nói lên ý chí, nghị lực của con người.

M: quyết chí, ................

b. Nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người.

M: khó khăn, ................

Câu 2. Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 1:

a. Từ thuộc nhóm a ................

b. Từ thuộc nhóm b ................

Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công:

Câu 4. Đề bài nào trong 3 đề bài sau thuộc văn kể chuyện? Đánh dấu X vào ô trước ý trả lời đúng. Giải thích vì sao đề bài đó thuộc loại văn kể chuyện.

Lớp em vừa có một bạn theo gia đình chuyển đi xa. Em hãy viết thư thăm bạn và kể tình hình học tập của lớp cho bạn em biết.

Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể

Em hãy tả chiếc áo hoặc chiếc váy em mặc đến trường hôm nay.

Đáp án:

Câu 1. Tìm các từ

a) Nói lên ý chí, nghị lực của con người

M: quyết chí, quyết tâm, kiên tâm, kiên cường, vững dạ, kiên nhẫn, bền gan, kiên trì

b) Nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người.

M: khó khăn, thách thức, thử thách, gian nan, gian khó, gian khổ, gian lao, chông gai

Câu 2. Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 1 :

a) Từ thuộc nhóm a

- Trong học tập cần phải có lòng kiên trì mới hi vọng đạt được kết quả cao.

- Lớp 4A quyết tâm phấn đấu đạt kết quả thật tốt trong kì thi sắp tới.

b) Từ thuộc nhóm b

- Công việc ấy rất khó khăn, vất vả.

- Trên con đường đi tới sự thành công, chúng ta phải vượt qua rất nhiều thử thách.

Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công:

Ở gần nhà em có anh Lộc học rất giỏi, mỗi lần nhắc đến anh mọi người không thể không nể phục vì lòng quyết tâm của anh. Anh đã kiên cường vượt qua những khó khăn của bản thân để đến được với tri thức. Năm một tuổi, anh bị sốt bại liệt, vì gia đình quá nghèo, cha mẹ anh phải đầu tắt mặt tối lo chạy ăn từng bữa, vì vậy ít có thời gian quan tâm đến anh, anh phải ở nhà với bà nội. Khi bệnh tình của anh đã chuyển sang giai đoạn nguy kịch thì mọi cố gắng cứu chữa cũng đã muộn. Từ đó, anh bị liệt đôi chân. Nhà nghèo nên cơ thể anh lại càng gầy gò, ốm yếu, nhưng anh rất ham học và học rất giỏi. Hằng ngày, để đến lớp anh phải đi bộ hàng ba, bốn cây số. Với đôi nạng gỗ, anh kiên tâm vượt qua tất cả. Gian khổ không làm anh lùi bước ... Trong kì thi tuyển sinh đại học vừa qua, anh đã đậu thủ khoa của một trường danh tiếng. Tấm gương vượt khó học tập của anh luôn được mọi người đưa ra nhắc nhở con em của mình.

Câu 4. Đề bài nào trong 3 đề bài sau thuộc loại văn kể chuyện ? Ghi dấu X vào ô trước ý trả lời đúng. Giải thích vì sao đề bài đó thuộc loại văn kể chuyện?

Chọn: Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.

Giải thích: Đề bài này yêu cầu phải kể lại một câu chuyện đầy đủ nội dung cụ thể với nhân vật, cốt truyện đầy đủ.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Chuẩn bị để hành động

“Ba ơi, xem con nhảy nè!” – nhóc tì 10 tuổi của tôi gọi to. Tôi ngước nhìn lên tấm ván pông-nhông đặt ở độ cao 3 mét và chờ đợi, nhưng nó lại run sợ và nó do dự. Hồ bơi đang trống, rất thuận lợi cho nó. “ Con làm được mà! Rốp-bi:, tôi động viên nó. Nhưng nó không dám nhảy. Suốt 20 phút, nó cứ cố gắng chiến đấu với nỗi sợ để nhảy xuống hồ, và rồi cuối cùng cũng đành phải bỏ cuộc vì đã đến giờ hồ bơi đóng cửa.

Lần sau, những người trong hồ bơi cũng xúm lại phụ họa với tôi để động viên tinh thần nó. “Nhảy xuống đi Rốp-bi, con làm được mà!”

Suốt 30 phút đồng hồ chúng tôi khích lệ thằng bé. Suốt 30 phút nó cứ chuẩn bị nhảy, rồi lại thôi. Nó cứ cúi gập người xuống, rồi lại đứng thẳng lên và chiến đấu với nỗi sợ đang kéo nó trở lại.

Và rồi cuối cùng điều đó cũng xảy ra. Nó giơ hai tay lên, gập người xuống mép ván và lộn nhào xuống nước! Thằng bé trồi lên trong tiếng cười và tiếng hoan hô vang dội. Nó đã làm được! Nó đã chiến thắng được nỗi sợ hãi trong mình. Sau đó, nó còn nhảy thêm được ba lần nữa.

Chiều hôm ấy, Rốp-bi đã được học về bài học chiến đấu chống lại nỗi sợ hãi. Và nó cũng còn học được về nhiều thứ khác nữa. Nó đã hiểu rằng ở đời có những thứ không thể hoàn thành được nếu như không có sự toàn tâm, toàn ý.

Trong cuộc sống, bạn phải quyết đoán, không thể lần nữa, đó là con đường duy nhất dẫn đến chiến thắng. Điều gì đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý? Sau khi đã nhún lấy đà nhiều lần, bạn sẽ sẵn sàng để thực hiện cú nhảy của mình chứ?

      (Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)

a) Cậu bé trong câu chuyện muốn làm được việc gì?

b) Những điều giúp cậu bé vượt qua nỗi sợ hãi?

c) Tìm và chép lại câu văn cho chúng ta lời khuyên trong cuộc sống.

Câu 2:  Tìm các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người.

Câu 3:  Đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng trong các câu sau:

a. Hôm ấy, trong giờ nghỉ, Niu-tơn bị một cậu học sinh giỏi nhất lớp kiêu căng, ngỗ nghịch chế nhạo.

b. Nhờ có nghị lực, Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới.

Câu 4: Đặt một câu hỏi:

a. Có từ nghi vấn cái gì?

b. Có từ nghi vấn làm gì?

Câu 5; Đọc khổ thơ sau và cho biết dấu chấm hỏi trong mỗi câu có tác dụng gì?

Vì sao ngày một thanh tân?

Vì sao người lại mến thân hơn nhiều?

Vì sao cuộc sống ta yêu?

Mỗi giây mỗi phút, sớm chiều thiết tha?

      (Theo Tố Hữu)

Chú giải: Thanh tân: sự tươi trẻ.

Câu 6:  Viết mở bài gián tiếp cho truyện Điều ước của vua Mi-đát (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)

Đáp án:

Câu 1:

a. Cậu bé trong truyện muốn nhảy được từ tấm ván ở độ cao 3 mét xuống mặt nước.

b. Chính nhờ sự động viên, khích lệ của người cha và những người ở hồ bơi nhất là sự cố gắng của chính cậu bé đã giúp cậu vượt qua nỗi sợ hãi.

c. Trong cuộc sống, bạn phải quyết đoán, không thể lần lữa, đó là con đường duy nhất dẫn đến chiến thắng.

Câu 2:

Kiên trì, kiên nhẫn, nhẫn nại, chịu khó, quyết chí, quyết tâm,...

Câu 3:      

a. Hôm ấy, trong giờ nghỉ, ai như thế nào?

b. Nhờ có nghị lực, ai đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới?

Câu 4:

a. Cái bàn gỗ lim này vừa được bố tôi mua ngoài xưởng.

b. Sáng chủ nhật, tôi ra vườn làm cỏ mấy luống rau.

Câu 5:

- Dấu chấm hỏi dùng để đánh dấu kết thúc câu hỏi. Trong đoạn thơ này các câu hỏi đều là tác giả Tố Hữu tự hỏi mình và dùng để khẳng định.

Câu 6:

Ngày xưa ở vương quốc nọ có vị vua Mi-đát nổi tiếng là tham lam. Ngài lúc nào cũng mong có thật nhiều vàng bạc cho riêng mình mặc dù các kho trong cung điện đã chất đầy của cải của ông. Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra và cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên xin ngay thần cho mọi vật ngài chạm vào đều hóa thành vàng.

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học