Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 có đáp án (5 phiếu)

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

I- Bài tập về đọc hiểu

Thả diều


Cánh diều no gió

Sáo nó thổi vang

Sao trời trôi qua

Diều thành trăng vàng.


Cánh diều no gió

Tiếng nó trong ngần

Diều hay chiếc thuyền

Trôi trên sông Ngân.


Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời.

Trời như cánh đồng

Xong mùa gặt hái

Diều em – lưỡi liềm

Ai quên bỏ lại.


Cánh diều no gió

Nhạc trời reo vang

Tiếng diều xanh lúa

Uốn cong tre làng.


Ơi chú hành quân

Cô lái máy cày

Có nghe phơi phới

Tiếng diều lượn bay?

  (Trần Đăng Khoa)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1 . Cánh diều được so sánh với những hình ảnh nào?

a- trăng vàng, chiếc thuyền, lưỡi liềm, sao trời

b- trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm

c- trăng vàng, chiếc thuyền, sông Ngân, hạt cau

Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 từ ngữ tả âm thanh của tiếng sáo diều?

a- trong ngần, chơi vơi, reo vang

b- trong ngần, phơi phới, réo vang

c- trong ngần, phơi phới, lượn bay

Câu 3 . Hai câu thơ “Tiếng diều xanh lúa / Uốn cong tre làng” ý nói gì ?

a- Tiếng sáo diều nhuộm xanh cả đồng lúa và uốn cong lũy tre làng.

b- Tiếng sáo diều làm lúa lên xanh hơn, cây tre làng uốn cong hơn.

c- Tiếng sáo diều hay đến mức khiến đồng lúa, lũy tre trở nên đẹp hơn.

Câu (4). Ý chính của bài thơ là gì?

a- Tả vẻ đẹp của trăng vàng trên bầu trời quê hương.

b- Tả vẻ đẹp của bầu trời và cánh đồng lúa quê hương.

c- Tả vẻ đẹp của cánh diều bay lượn trên bầu trời quê.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn:

Câu 1. Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng hoặc :

Sông (1)……..uốn khúc giữa (2) ……rồi chạy dài bất tận. Những bờ tre xanh vun vút chạy dọc theo bờ sông. Tối tối, khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông (3) …………..lánh thì mặt (4)………gợn sóng,(5)……linh ánh vàng. Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em (6)…..ra sông hóng mát. Trong sự yên (7)…….của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và cảm thấy thảnh thơi, trong sáng cả tấm (8)……….

(Theo Dương Vũ Tuấn Anh)

(Gợi ý lựa chọn: (1) lằm/nằm; (2) làng/ nàng; (3) lấp/ nấp; (4) lước / nước; (5) lung/ nung; (6) lại /nại; (7) lặng/ nặng; (8) lòng/ nòng )

a) Gạch dưới những câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn sau:

(1)Khi biết bà đi chợ, tất cả chúng tôi, sáu, bảy đứa cháu của bà loan tin cho nhau rất nhanh. (2) Thế là, sáng hôm ấy, dù làm gì thì cỡ chín, mười giờ, chúng tôi cũng về đông đủ ở ngõ nhà. (3) Trong khi chờ đợi, chúng tôi đánh khăng, chơi khăng, chơi khăng, chơi quay. (4) Khi thấy bà về, chúng tôi bỏ ngay con khăng, chạy ùa ra túm lấy áo bà. (5) Chúng tôi giậm chân, vỗ tay kéo về sân nhà. (6) Bà tôi từ từ hạ thúng xuống. (7) Ôi, một chiếc bánh đa vừng to như cái vỉ nằm ở trên cùng. (8) Bà tôi bẻ ra từng mẩu bằng bàn tay chia cho từng đứa một. (9) Chúng tôi ăn rau ráu. (10) Bánh đa giòn quá, có vị bùi của vừng, có vị ngọt của mật. (11) Bà ngồi nhìn các cháu ăn ngon lành, cười sung sướng.

(Theo M. Hùng)

b) Chọn 3 câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn trên và ghi chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu vào bảng:

Chủ ngữ

Trả lời cho câu hỏi:

Ai (cái gì, con gì)?

Vị ngữ

Trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

M: (1) tất cả chúng tôi, sáu, bảy đứa cháu của bà

…………………………

…………………………

…………………………

………………………….

loan tin cho nhau rất nhanh

…………………………..

…………………………..

………………………….

…………………………..

Câu 3. Chữa dòng sau thành câu đúng theo 2 cách khác nhau (a, b):

 Hình ảnh bà ngồi ở bậc cửa mỉm cười nhìn các cháu ăn bánh đa ngon lành.

a) Bỏ đi một từ

……………………………………………………………….

……………………………………………………………….

b) Thêm bộ phận vị ngữ

……………………………………………………………….

……………………………………………………………….

Câu 4. Viết đoạn văn ở phần thân bài (khoảng 6 câu) tả một đồ dùng học tập của em

Gợi ý: Em có thể viết đoạn văn tả bao quát hoặc đoạn văn tả chi tiết một đồ dùng học tập. Khi tả bao quát, cần nêu những đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, những điểm nổi bật về cấu tạo…của đồ dùng học tập được chọn; chú ý dùng nhiều từ ngữ gợi tả, dùng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

Đáp án:

Phần I.

1.b            2.a             3.c          4.c

Phần II.

1.

(1) nằm (2) làng (3) lấp (4) nước (5) lung (6) lại (7) lặng (8) lòng.

2. a) Gạch dưới những câu kể Ai làm gì ? ( không kể M )

(2)   (3)   (4)   (5)   (6)   (8)   (9)   (11)

b) Ghi chủ ngữ, vị ngữ của 3 câu, VD:

Chủ ngữ

Vị ngữ

(2) chúng tôi

cũng về đông đủ ở ngõ nhà

(3) chúng tôi

đánh khăng, chơi khăng, chơi quay

(4) chúng tôi

bỏ ngay con khăng, chạy ùa ra túm lấy áo bà

Câu 3. VD: a) Bà ngồi trên bậc cửa mỉm cười nhìn các cháu ăn bánh đa ngon lành.

b) Hình ảnh bà ngồi ở bậc cửa mỉm cười nhìn các cháu ăn bánh đa ngon lành còn in đậm trong trí nhớ của tôi.

Câu 4. Tham khảo (đoạn văn tả chiếc bút mực)

   Cây bút nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ. Nắp bút làm bằng mạ kền vàng óng ả. Trên nắp bút có khắc dòng chữ Hồng Hà ánh vàng. Thân bút là một ống nhỏ bằng nhựa màu đen, trơn bóng, càng về sau càng thót lại như búp măng non. Mở nắp bút, hiện lên trước mắt em là một chiếc ngòi nhỏ xíu sáng lấp lánh. Em xoay thân bút theo chiều kim  đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su, sau nhiều ngày nhịn đói bỗng được bữa no nê. Trong ruột gà, có một ống nhỏ, như que tăm dùng để dẫn mực.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Bài 1:Dùng gạch dọc (/) để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu sau:

a. Thấy mặt trăng, công chúa ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.

b. Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin họàn tán

c. Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai cô bé chạy vội đi tìm.

d. Những con voi về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả.

Bài 2: Nối từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành các câu kể: Ai làm gì?

A

B

Chú nhái bén

Công nhân

Tôi

Hai anh em

khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La.

ngắt một chiếc lá sồi thả xuống dòng nước.

đang tranh luận, bàn tán rất sôi nổi thì cha đến.

nhảy phốc lên ngồi chễm chệ trên cành lá khoai nước.

Bài 3: Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu kể Ai  làm gì? và cho biết vị ngữ đó có động từ nào

Câu:

Động từ trong vị ngữ

a. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.

b. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom.

c. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế khí cầu.

d. Mẹ em và em cùng đi đến cửa hiệu đồ chơi.

............................................

.............................................

.............................................

.............................................

Bài 4: Điền tiếp vị ngữ vào chỗ chấm để tạo thành câu kể có mẫu : Ai làm gì?

a) Sáng nào mẹ em ....................................................................................

b) Mỗi khi đi học về, em lại....................................................................................

c) Trên cây, lũ chim ....................................................................................

d) Làn mây trắng ....................................................................................

e) Cô giáo cùng chúng em ....................................................................................

Bài 5: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu dưới đây:

a. Từ sáng sớm, ........................................................... đã dậy cho lợn, cho gà ăn và thổi cơm, đun nước.

b. Cày xong gần nửa đám ruộng, ................................................ mới nghỉ giải lao.

c. Sau khi ăn cơm xong, .......................................................... quây quần sum họp trong căn nhà ấm cúng.

d. Trong giờ học sáng nay, ................................................... đều hăng hái xây dựng bài.

Bài 6: Đặt 3 câu kể có mẫu: Ai làm gì?

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Đáp án:

Bài 1:Dùng gạch dọc (/) để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu sau:

a. Thấy mặt trăng, công chúa/ ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.

b. Ông bố/ dắt con đến gặp thầy giáo để xin họàn tán

c. Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai cô bé/ chạy vội đi tìm.

d. Những con voi về đích trước tiên,/ huơ vòi chào khán giả.

Bài 2: Nối từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành các câu kể: Ai làm gì?

Chú nhái bén nhảy phốc lên ngồi chễm chệ trên cành lá khoai nước.

Công nhân khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La

Tôi ngắt một chiếc lá sồi thả xuống dòng nước.

Hai anh em đang tranh luận, bàn tán rất sôi nổi thì cha đến.

Bài 3: Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu kể Ai  làm gì? và cho biết vị ngữ đó có động từ nào

Câu:

Động từ trong vị ngữ

a. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.

b. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom.

c. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế khí cầu.

d. Mẹ em và em cùng đi đến cửa hiệu đồ chơi.

Ngủ

Mua

Tìm

Đi

Bài 4: Điền tiếp vị ngữ vào chỗ chấm để tạo thành câu kể có mẫu : Ai làm gì?

a) Sáng nào mẹ em cũng nấu đồ ăn sáng cho cả nhà

b) Mỗi khi đi học về, em lại trông em giúp mẹ

c) Trên cây, lũ chim đang hót líu lo

d) Làn mây trắng làm mát cả khu vườn

e) Cô giáo cùng chúng em hăng say dọn vệ sinh lớp học

Bài 5: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu dưới đây:

a. Từ sáng sớm, mẹ đã dậy cho lợn, cho gà ăn và thổi cơm, đun nước.

b. Cày xong gần nửa đám ruộng, chú Cương mới nghỉ giải lao.

c. Sau khi ăn cơm xong, cả nhà quây quần sum họp trong căn nhà ấm cúng.

d. Trong giờ học sáng nay, Mai Linh đều hăng hái xây dựng bài.

Bài 6: Đặt 3 câu kể có mẫu: Ai làm gì?

1. Sáng nào, em cũng dậy sớm tập thể dục.

2. Mỗi tối đến, cả nhà em cùng nhau trò chuyện, hỏi han rất vui vẻ.

3. Chị em làm món bánh quy bơ đường rất ngon.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

I. Chính tả.

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) Tiếng có âm đầu l hoặc n:

Cồng chiêng là một ....... nhạc cụ đúc bằng đồng, thường dùng trong ....... hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng ....... tiếng nhất là ở Hoà Bình và Tây Nguyên.

b) Tiếng có vần ât hoặc âc

Khúc nhạc đưa mọi người vào ....... ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng ....... trời, làm mọi ngưòi tạm quên đi những lo toan ....... vở đòi thường.

Câu 2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau:

Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm (giấc/giất) ....... mộng (làm /nàm) ....... người, bỗng thấy (xuấc / xuất) ....... hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che (lửa / nửa) ....... mặt (lất láo / lấc láo / nấc náo) ....... đảo mắt nhìn quanh, rồi (cấc / cất) ....... tiếng khàn khàn hỏi:

- Còn ai thức không đấy?

- Có tôi đây! - Chàng hiệp sĩ (lên/nên) ....... tiếng.

Thế là, bà già (nhấc / nhất) ....... chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cụa quây. Bà già đặt chàng xuống (đốc / đất) ....... Chàng (lảo / nảo) ....... đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng (thấc / thật) ....... dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già (lắm / nắm) ....... tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.

II. Luyện từ và câu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Trên nương, mỗi người một việc, người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng.

Câu 1. Tìm trong mỗi câu ở đoạn văn trên các từ ngữ thích hợp với mỗi nhóm sau:

Từ ngữ chỉ hoạt động

Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động

M : đánh trâu ra cày

M: người lớn

.....................

.....................

Câu 2. Đặt câu hỏi

Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động

Câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động

Người lớn đánh trâu ra cày.

M : Người lớn làm gì ?

M: Ai đánh trâu ra cày ?

Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.

................

................

Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.

................

................

Các bà mẹ tra ngô.

................

................

Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.

................

................

Lũ chó sủa om cả rừng.

................

................

III - Luyện tập

Câu 1. Đánh dấu X vào ☐ trước câu kể Ai làm gì? Viết lại chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu đó.

Câu

Chủ ngữ

Vị ngữ

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.

................

................

Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

................

................

Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

Mẹ

đựng hạt giống... để gieo cấy mùa sau

Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

................

................

Câu 2. Viết một đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của em. Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn:

Đáp án:

I. Chính tả

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) Tiếng có âm đầu l hoặc n

Cồng chiêng là một loại nhạc cụ đúc bằng đồng, thường dùng trong lễ hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng nổi tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.

b) Tiếng có vần ât hoặc âc

Khúc nhạc đưa mọi người vào giấc ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng đất trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan vất vả đời thường.

Câu 2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau.

Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm giấc mộng làm người, bỗng thấy xuất hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che nửa mặt lấc láo đảo mắt nhìn quanh, rồi cất tiếng khàn khàn hỏi:

- Còn ai thức không đấy?

- Có tôi đây! Chàng hiệp sĩ lên tiếng.

Thế là, bà già nhấc chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống đất. Chàng lảo đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng thật dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già nắm tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.

II. Luyện từ và câu

Đọc một đoạn văn sau:

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá, mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng.

Câu 1. Tìm trong mỗi câu ở đoạn văn trên các từ ngữ thích hợp với mỗi nhóm sau:

Từ ngữ chỉ hoạt động

Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động

M: đánh trâu ra cày

M: người lớn

nhặt cỏ, đột lá

các cụ già

bắc bếp thổi cơm

mấy chú bé

tra ngô

các bà mẹ

ngủ khỉ

các em bé

sủa om cả rừng

lũ chó

Câu 2. Đặt câu hỏi:

Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động

Câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động

Người lớn đánh trâu ra cày.

M: Người lớn làm gì?

M:Ai đánh trâu ra cày?

Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.

Các cụ già làm gì?

nhặt cỏ, đốt lá?

Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.

Mấy chủ bé làm gì?

Ai bắc bếp thổi cơm?

Các bà mẹ tra ngô.

Các bà mẹ làm gì?

Ai tra ngô?

Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.

Các em bé làm gì?

Ai ngủ khì trên lưng mẹ?

Lũ chó sủa om cả rừng.

Lũ chó làm gì?

Con gì sủa om cả rừng?

III. Luyện tập

Câu 1. Đánh dấu X vào ô trước câu kể Ai làm gì ?. Viết lại chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu đó.

Câu

Chủ ngữ

Vị ngữ

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.

Cuộc sống quê tôi

gắn bó với cây cọ

x Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

Cha tôi

làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

x Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

Mẹ

đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

x Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

Chị tôi

đan nón ỉá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

Câu 2. Viết một đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của em. Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? Có trong đoạn văn:

Hằng ngày, em dậy rất sớm. Em ra sân, tập thể dục. Sau đó, em làm vệ sinh cá nhân, kiểm tra lại tập bút để chuẩn bị đến trường. Mẹ em đã chuẩn bị cho em bữa sáng ngon lành. Em cùng ba mẹ ăn sáng. Ba dắt xe ra rồi đưa em đến trường.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1. Đánh dấu X vào ☐ trước câu kể Ai làm gì ?. Viết lại vị ngữ của mỗi câu đó và nêu ý nghĩa của vị ngữ.

Câu

Vị ngữ

Ý nghĩa của vị ngữ

Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.

Người các buôn làng kéo về nườm nượp.

Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.

Các bà đeo nhũng vòng bạc, vòng vàng.

Các chị mặc nhũng chiếc váy thêu rục rỡ.

Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng

Câu 2. Cho biết vị ngữ trong các câu trên do từ ngữ nào tạo thành. Ghi dấu X vào thích hợp.

 Do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành.

 Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành

 Do tính từ và các từ kèm theo nó (cụm tính từ) tạo thành

Câu 3. Đánh dấu X vào ☐ trước câu kể Ai làm gì?. Viết lại vị ngữ của mỗi câu đó.

Câu

Vị ngữ

Cả thung lũng giống như một bức tranh thuỷ mặc.

Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu.

Thanh niên đeo gùi vào rừng.

Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.

Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.

Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần

Các bà, các chị sửa soạn khung cửi

Câu 4. Nối các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì?

A

B

Đàn cò trắng

kể chuyện cổ tích

Bà em

giúp dân gặt lúa

Bộ đội

bay lượn trên cánh đồng

Đáp án:

Câu 1. Đánh dấu X vào ô trước câu kể Ai làm gì ?. Viết lại vị ngữ của mỗi câu đó và nêu ý nghĩa của vị ngữ.

Câu

Vị ngữ

Ý nghĩa của vị ngữ

x Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.

đang tiến về bãi

Nêu hoạt động của con vật.

Người các buồn làng kéo về nườm nượp.

kéo về nườm nượp

Nêu hoạt động của con người.

x Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.

khua chiêng rộn ràng

Nêu hoạt động của con người.

Các bà đeo những vòng bạc, vòng vàng.

 Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ.

Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng.

Câu 2. Cho biết vị ngữ trong các câu trên do từ ngữ nào tạo thành. Ghi dấu X vào ô thích hợp.

x Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành.

Câu 3. Đánh dấu X vào ô trước câu kể Ai làm gì?. Viết lại vị ngữ của mỗi câu đó.

Câu

Vị ngữ

Cả thung lũng giống như một bức tranh thuỷ mặc.

Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu.

x Thanh niên đeo gùi vào rừng.

đèo gùi vào rừng

x Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.

giặt giũ bên những giếng nước

x Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.

đùa vui trước nhà sàn

x Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần

chụm đầu bên những ché rượu cần

x Các bà, các chị sửa soạn khung cửi

sửa soạn khung cửi

Câu 4. Nối các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì ?

Câu nối như sau:

- Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng

- Bà em kể chuyện cổ tích

- Bộ đội giúp dân giặt lúa

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Những đứa con của Vê-rô-ni-ca

Cô Ma-ga-rét Mắc-nây là cô giáo chủ nhiệm năm học lớp ba của tôi. Ngày đầu tiên đến lớp, cô đã làm cho chúng tôi bất ngờ vì phương pháp giảng dạy mới lạ. Cô mang theo một chậu cây sen đá, mà sau này chúng tôi đặt tên là Vê-rô-ni-ca. Đây là một loài cây có thể sinh ra nhiều cây con từ một thân cây mẹ. Cô giao ước với chúng tôi, sau khi tổng kết điểm các môn học vào thứ sáu hằng tuần, bạn nào đạt điểm cao nhất sẽ được nhận một “đứa con” của Vê-rô-ni-ca.

Tất cả chúng tôi đều háo hức và cố gắng học thật tốt để nhận được một chậu cây con. Mãi đến gần giữa học kì hai, tôi mới nhận được phần thưởng này. Tôi mang thân cây nhỏ xíu ấy về nhà vô cùng tự hào vì mình là học sinh nam đầu tiên trong lớp nhận được cây sen đá này.

Đến cuối năm học, hầu như tất cả học sinh đều nhận được một “đứa con” của Vê-rô-ni-ca. Ngay cả Biu Ắc-cơ, một học sinh chậm phát triển trí tuệ, cũng đã cố gắng để nhận được phần thưởng này.

Năm tháng trôi qua, chúng tôi đã trưởng thành hơn. Hôm họp lớp, mọi người cùng im lặng hồi tưởng đến những kỉ niệm về cô Mắc-nây, về lớp ba ngày xưa, về những “đứa con” của Vê-rô-ni-ca. Và chúng tôi đã vô cùng xúc động khi nghe Biu Ắc-cơ nói:

- Trước đây, mọi người đều cho rằng tôi không thể học được vì trí óc tôi chậm phát triển. Thế nhưng, chính cô Mắc-nây là người đã thay đổi cuộc đời tôi. Mọi người biết không, khi tôi đem “đứa con” của Vê-rô-ni-ca về nhà, bố mẹ tôi xúc động đến rơi nước mắt. Đến bây giờ, tôi vẫn giữ lại các con của Vê-rô-ni-ca. Tôi luôn luôn muốn nói: “Cảm ơn cô – cô Mắc-nây kính yêu của con!”

      (Theo Thái Hiền)

a) Cô giáo mang cây sen đá đến lớp để làm gì?

b) “Phương pháp giảng dạy mới lạ” ấy đã mang đến điều gì cho học sinh?

c) Vì sao bạn Biu Ắc-cơ lại cảm ơn cô giáo?

d) Theo em, khi chúng ta luôn yêu thương và động viên khích lệ nhau thì cuộc sống sẽ như thế nào?

Bài 2 (trang 63 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn trích sau. Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng câu tìm được.

Rồi tôi ung dung nhắm nhánh cỏ lũ trẻ vừa tranh nhau tuồn vào thưởng cho tôi. Làm như không thèm để ý đến câu chuyện vặt! Xiến Tóc tức rung sừng, rung răng, nhưng không biết làm thế nào, vì có lũ trẻ ngồi đông trên bãi cỏ. Cuối cùng Xiến Tóc cất cánh vù đi.

      (Theo Dế Mèn phiêu lưu kí)

Bài 3 (trang 63 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau. Nói rõ tác dụng kiểu câu kể đó.

Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một. Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.

      (Theo Trần Hòa Bình)

Bài 4 (trang 64 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Viết tiếp vị ngữ vào chỗ trống để hoàn thành câu kể Ai làm gì?

a) Ở nhà, mẹ tôi

b) Vào những ngày tết, gia đình tôi

c) Đầu giờ học, cả lớp chúng tôi …

Bài 5 (trang 64 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Dùng gạch chéo (/) tách chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:

a) Mỗi khi về quê, bà tôi lấy lá cọ đan thành chiếc giỏ xinh xinh cho tôi chơi.

b) Con chim mẹ lấy chiếc mỏ nhọn của mình mớm từng tí thức ăn cho chim con.

c) Các chú công nhân khuân từng cây gỗ xếp ngay ngắn để chuyển vào kho.

Đáp án:

Câu 1:

a. Để mỗi dịp thứ sáu hàng tuần cô sẽ tặng cho bạn nào được điểm cao nhất nhận một “đứa con” từ cây.

b. Các bạn học sinh háo hức và cố gắng học thật tốt để nhận được một chậu cây con

c. Vì nhờ có phương pháp giảng dạy này của cô mà bạn ấy đã thay đổi cuộc đời.

d. Thì cuộc sống trở nên tươi đẹp, ý nghĩa hơn, mọi người dễ dàng cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách.

Câu 2:      

Rồi tôi ung dung nhắm nhánh cỏ lũ trẻ vừa tranh nhau tuồn vào thưởng cho tôi. Làm như không thèm để ý đến câu chuyện vặt! Xiến Tóc tức rung sừng, rung răng, nhưng không biết làm thế nào, vì có lũ trẻ ngồi đông trên bãi cỏ. Cuối cùng Xiến Tóc cất cánh vù đi.

      (Theo Dế Mèn phiêu lưu kí)

Câu 3:

Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một. Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.

      (Theo Trần Hòa Bình)

- Tác dụng của câu đó là : nêu lên hoạt động của con người.

Câu 4:

a) Ở nhà, mẹ tôi chuẩn bị những món ăn thật ngon đợi bố con tôi đi học, đi làm về là thưởng thức.

b) Vào những ngày tết, gia đình tôi thường về thăm ông bà nội ngoại ở quê.

c) Đầu giờ học, cả lớp chúng tôi đứng ngay ngắn để chào cô giáo.

Câu 5:

a) Mỗi khi về quê, bà tôi / lấy lá cọ đan thành chiếc giỏ xinh xinh cho tôi chơi.

b) Con chim mẹ / lấy chiếc mỏ nhọn của mình mớm từng tí thức ăn cho chim con.

c) Các chú công nhân / khuân từng cây gỗ xếp ngay ngắn để chuyển vào kho.

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học