3 Đề thi Học kì 2 Vật Lí 12 Cánh diều (có đáp án, cấu trúc mới)

Với bộ 3 Đề thi Học kì 2 Vật Lí 12 Cánh diều năm 2025 theo cấu trúc mới có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Vật Lí 12 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 2 Vật Lí 12.

Xem thử

Chỉ từ 70k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Vật lí 12 Cánh diều theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

năm 2025

Môn: Vật Lí 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.

Câu 1. Một thanh nam châm bao giờ cũng có

A. một loại cực từ.

B. hai loại cực từ.

C. ba loại cực từ.

D. một hoặc hai loại cực từ.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây nói lên tính chất khác biệt của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu?

A. Nam châm điện có cực từ bắc và cực từ nam.

B. Nam châm điện có thể hút các vật làm bằng vật liệu từ.

C. Có thể bật hoặc tắt từ trường của nam châm điện.

D. Không thể đảo ngược được cực từ của nam châm điện.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hạt nhân có số khối càng lớn thì càng bền vững.

B. Hạt nhân nào có năng lượng liên kết lớn hơn thì bền vững hơn.

C. Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.

D. Trong các hạt nhân đồng vị, hạt nhân nào có số khối càng lớn càng kém bền vững.

Câu 4. Khi sét đánh, có dòng điện tích âm chuyển động từ đám mây xuống mặt đất. Từ trường của Trái Đất hướng về phía bắc. Tia sét bị từ trường Trái Đất làm chệch hướng theo hướng nào?

A. Bắc.

B. Nam.

C. Đông.

D. Tây.

Câu 5. Một đoạn dây dài 2,0 m mang dòng điện 0,60 A được đặt trong vùng từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,50 T, theo phương song song với phương của cảm ứng từ. Lực từ tác dụng lên dây có độ lớn là

A. 6,7 N.

B. 0,30 N.

C. 0,15 N.

D. 0 N.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây về tia g là sai?

A. Tia g có khả năng đâm xuyên mạnh.

B. Tia g là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn.

C. Tia g là dòng các hạt photon năng lượng cao.

D. Tia g bị lệch trong điện trường.

Câu 7. Một dây đồng dài 25 cm, có khối lượng là 10 g nằm trong từ trường 0,20 T. Cường độ dòng điện nhỏ nhất chạy qua dây gây ra lực từ có độ lớn bằng trọng lượng của dây là

A. 1,3 A.

B. 1,5 A.

C. 2,0 A.

D. 4,9 A.

Câu 8. Một sóng vô tuyến AM được phát ra và truyền đi trên mặt đất. Biết thành phần điện trường của sóng luôn vuông góc với mặt đất. Thành phần từ trường của sóng luôn có hướng

A. song song với mặt đất và vuông góc với phương truyền sóng.

B. vuông góc với mặt đất và phương truyền sóng.

C. song song với mặt đất và phương truyền sóng.

D. vuông góc với mặt đất và song song với phương truyền sóng.

Câu 9. Giá trị cực đại của một dòng điện xoay chiều là 10 A, giá trị hiệu dụng của nó là

A. 28 A.

B. 3,1 A.

C. 7,1 A.

D. 14 A.

Câu 10. Số hạt nucleon mang điện tích trong hạt nhân bạc 47107Ag

A. 47.

B. 60.

C. 107.

D. 154.

Câu 11. Trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất?

A. Tia g.

B. Tia a.

C. Tia b+.

D. Tia b.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hiện tượng phóng xạ là quá trình hạt nhân tự động phát ra tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.

B. Sự phóng xạ xảy ra trong nội bộ hạt nhân, không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài.

C. Hai chất phóng xạ khác nhau có thể cho cùng một loại tia phóng xạ.

D. Khối lượng chất phóng xạ càng lớn thì chu kì bán rã của chất phóng xạ đó càng lớn.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1. Để làm tăng từ trường của một nam châm điện, trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Tăng cường độ dòng điện của nó.

b) Đảo ngược chiều dòng điện trong nó.

c) Thay lõi sắt của nó bằng lõi nhôm.

d) Giữ nguyên cường độ dòng điện, tăng số vòng dây của nó.

Câu 2. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Hạt nhân có năng lượng liên kết càng lớn thì càng bền vững.

b) Hai hạt nhân đồng vị có số neutron khác nhau nên có khối lượng khác nhau.

c) Trong phản ứng phân hạch, một hạt nhân có số khối trung bình hấp thụ một neutron chậm rồi vỡ ra thành các hạt nhân có số khối nhỏ.

d) Khối lượng của một hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nucleon tạo thành nó.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4

Câu 1. Một dây dẫn thẳng, cứng, dài 20 cm, có khối lượng 50 g được giữ nằm yên theo phương ngang trong một từ trường có độ lớn cảm ứng từ là 0,49 T và có hướng nằm ngang, vuông góc với dây. Cường độ dòng điện chạy trong dây là bao nhiêu ampe để khi dây được thả ra thì nó vẫn nằm yên (làm tròn đến hàng đơn vị)? Lấy g = 9,8 m/s2.

Đáp án: …

Câu 2. Một khung dây dẫn gồm 200 vòng có diện tích 8,5.10-4 m2 và mặt phẳng khung dây vuông góc với cảm ứng từ có độ lớn thay đổi từ 0,03 T đến 0,12 T trong 15 ms. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung dây (đơn vị: Vôn; làm tròn đến hàng thập phân thứ hai).

Đáp án: …

Câu 3. Số hạt neutron có trong 532 g plutonium 94239Pu là x.1026 hạt. Giá trị của x là bao nhiêu (làm tròn đến hàng thập phân thứ ba).

Đáp án: …

Câu 4. Một phòng thí nghiệm ban đầu mua về một mẫu polonium có chứa 2,1 g84210Po. Các hạt nhân 84210Po phóng xạ α và biến thành hạt nhân bền X. Xác định chu kì bán rã của 84210Po theo đơn vị năm (làm tròn đến hàng đơn vị), biết rằng trong 1 năm sau đó nó tạo ra 0,0084 mol khí He.

Đáp án: …

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Hai dây dẫn song song, cách nhau 0,80 mm, mỗi dây dài 1,0 m mang dòng điện 1,0 A, ngược chiều nhau. Xác định lực do dây này tác dụng lên dây kia.

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

Câu 2. Một khung dây dẫn hình chữ nhật gồm 50 vòng có kích thước(0,10m)x(0,20m). Trong 0,10 s, khung dây quay từ vị trí mặt phẳng của khung vuông góc đến vị trí mặt phẳng của khung song song với hướng của cảm ứng từ. Biết B = 0,50 T. Tìm độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây dẫn.

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

Câu 3. Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt có công suất 500,0 kW và sử dụng nhiên liệu là 92235U. Coi mỗi hạt nhân 92235U phân hạch toả ra năng lượng trung bình là 175 MeV và uranium chỉ bị tiêu hao bởi quá trình phân hạch. Tính khối lượng 92235U mà lò tiêu thụ nếu hoạt động liên tục trong 72 giờ.

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

LỜI GIẢI CHI TIẾT

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B

7

C

2

C

8

A

3

C

9

C

4

D

10

A

5

D

11

B

6

D

12

D

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án (Đ/S)

1

a

Đ

b

S

c

S

d

Đ

2

a

S

b

Đ

c

S

d

Đ

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

5

3

1,943

2

1,02

4

138

B. TỰ LUẬN

Câu 1:

Dòng điện I tạo ra cảm ứng từ ở vị trí cách trục dây dẫn một khoảng r là B=2,0.107Ir.

Sử dụng quy tắc bàn tay phải xác định được chiều cảm ứng từ của các dòng điện tác dụng lên dòng điện còn lại có phương song song, cùng chiều nhau, sau đó sử dụng quy tắc bàn tay trái xác định được lực từ của 2 dòng điện này tác dụng lên nhau có chiều đẩy nhau.

Xét lực từ do dòng điện I1 tác dụng lên dòng điện I2.

F12=B1I2l2sinθ=2.107.I1r.I2.l.sin90°2.107.10,8.103.1.1.sin90°=2,5.104N.

Câu 2:

ec=NBScosα2cosα1Δt=50.0,5.0,1.0,2.cos90°cos0°0,1=5V.

Câu 3:

Năng lượng toả ra trong 72 giờ là: Q = P.t = 500000.72.3600 = 1,296.1011 J

Số phản ứng hạt nhân: N=1,296.1011175.1,6.1013=4,63.1021

Khối lượng hạt nhân 235U cần sử dụng: m=NNA.A=4,63.10216,023.1023.235=1,81g.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Vật Lí 12 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Vật Lí 12 Cánh diều có đáp án hay khác:

Để học tốt lớp 12 các môn học sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học