Bộ Đề kiểm tra, đề thi Địa Lí 12 Học kì 1 năm 2024 có đáp án (16 đề)
Phần dưới là danh sách Bộ Đề kiểm tra, đề thi Địa Lí 12 Học kì 1 năm 2024 có đáp án (16 đề) gồm các đề kiểm tra 15 phút, đề kiểm tra giữa kì, đề thi học kì. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Địa Lí 12.
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Địa Lí 12 Học kì 1 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 1 có đáp án (Lần 1 - 3 đề)
- Đề thi Địa Lí 12 Giữa kì 1 năm 2024 có đáp án (3 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 1 có đáp án (Lần 2 - 3 đề)
- Đề thi Địa Lí 12 Học kì 1 năm 2024 có đáp án (3 đề)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 1
Môn: Địa Lí 12
Thời gian làm bài: 15 phút
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của địa hình nước ta:
A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích cả nước.
B. Đồi núi thấp chiếm gần 60% diện tích cả nước.
C. Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích.
D. Địa hình có sự phân hóa đa dạng thành nhiều khu vực
Câu 2: Địa hình cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của:
A. Đồng bằng ven biển miền Trung.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng Nam Bộ
Câu 3: Ảnh hưởng nào sau đây không phải của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội?
A. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, lâm sản, khoáng sản.
B. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
C. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
D. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.
Câu 4: Nét nổi bật nhất của địa hình vùng núi Tây Bắc là:
A. Gồm các khối núi và cao nguyên.
B. Có bốn cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo.
C. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
D. Địa hình thấp và hẹp ngang.
Câu 5: Sự khác nhau rõ nét của vùng núi Trường Sơn Nam so Trường Sơn Bắc với là:
A. Địa hình cao hơn.
B. Tính bất đối xứng giữa hai sườn rõ nét hơn.
C. Hướng núi vòng cung.
D. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên
Câu 6: Đường biên giới quốc gia trên biển là đường:
A. nối liền các đảo ven bờ và các mũi đất dọc bờ biển.
B. song song với đường cơ sở, cách đường cơ sở 12 hải lí về phía biển.
C. xác định chủ quyền với diện tích vùng biển rộng hơn 1 triệu km2.
D. có ranh giới ngoài cùng chạy theo phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 7: Ý nghĩa văn hóa – xã hội của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta là:
A. Tạo điều kiện mở cửa, hội nhập, tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài.
B. chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị cùng phát triển với các nước.
C. giao lưu quốc tế bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ.
D. mở lối ra biển thuận lợi cho khu vực Lào, Thái Lan, Cam Pu Chia.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết các cao nguyên từ dãy Bạch Mã trở vào Nam theo thứ tự là:
A. Trường Sơn Nam, Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên.
B. Trường Sơn Nam, Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh.
C. Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên.
D. Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết điểm cực tây thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Lào Cai.
B. Sơn La.
C. Điện Biên.
D. Lai Châu.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết trong các đỉnh núi sau đỉnh núi nào cao nhất?
A. Ngọc Krinh.
B. Ngọc Linh.
C. Kon Ka Kinh.
D. Vọng Phu.
Câu 1: Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai.
Chọn: C.
Câu 2: Đồng bằng sông Hồng rộng khoảng 15 nghìn km2. Địa hình cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô.
Chọn: C.
Câu 3: Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày là lợi thế của khu vực đồi núi.
Chọn: D.
Câu 4: Nét nổi bật nhất của địa hình vùng núi Tây Bắc so với các vùng núi khác ở nước ta là Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất.
Chọn: C.
Câu 5: Sự khác nhau rõ nét giữa vùng núi Trường Sơn Nam so với vùng núi Trường Sơn Bắc nghĩa là chỉ ra đặc điểm Trường Sơn Nam có mà Trường Sơn Bắc không có. Trường Sơn Nam có sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng → Tính bất đối xứng giữa hai sườn rõ nét hơn Trường Sơn Bắc.
Chọn: B.
Câu 6: Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định bởi ranh giới của lãnh hải: các đường song song cách đều đường cơ sở 12 hải lí về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan. (SGK Địa lí 12 CB, trang 15).
Chọn: B.
Câu 7: Ý nghĩa văn hóa – xã hội của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta là: Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Chọn: B.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, xác định vị trí các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc vào Nam. Thứ tự đúng là: Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.
Chọn: D.
Câu 9: Điểm cực Tây: tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, với vĩ độ 22°22’B, kinh độ 102°09’Đ.
Chọn: C.
Câu 10: Đỉnh Ngọc Krinh cao 2025m. Ngọc Linh: 2598m. Kon Ka Kinh: 1761m. Vọng Phu: 2051m
Chọn: B.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Địa Lí 12
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?
A. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Là một trong các biển nhỏ ở Thái Bình Dương.
C. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương.
D. Phía đông và đông nam mở ra đại dương.
Câu 2: Các bộ phận thuộc vùng biển nước ta theo thứ tự từ trong ra ngoài là:
A. Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
B. Lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy và thềm lục địa
C. Đường cơ sở, lãnh hải, thềm lục địa và đặc quyền kinh tế
D. Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đường cơ sở và đặc quyền kinh tế
Câu 3: Ở vùng biển này nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên thiên nhiên là vùng:
A. Thềm lục địa
B. Tiếp giáp lãnh hải
C. Vùng đặc quyền kinh tế
D. Nội thủy
Câu 4: Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ:
A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.
B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.
C. Ảnh hưởng của gió Tín Phong.
D. Tiếp giáp với Biển Đông.
Câu 5: Vùng biển nước ta rộng bao nhiêu km2?
A. Rộng khoảng 0,5 triệu km2.
B. Rộng khoảng 1 triệu km2.
C. Rộng khoảng 1,5 triệu km2.
D. Rộng khoảng 2 triệu km2.
Câu 6: Biển Đông giàu về loại tài nguyên khoáng sản nào sau đây?
A. Dầu khí, than đá, quặng sắt.
B. Dầu khí, cát, muối biển.
C. quặng vàng, cát, muối biển.
D. Thuỷ sản, muối biển.
Câu 7: Quá trình chủ yếu chi phối địa mạo của vùng ven biển của nước ta là:
A. Xâm thực.
B. Mài mòn.
C. Bồi tụ.
D. Xâm thực - bồi tụ.
Câu 8: Tác động toàn diện của Biển Đông lên khí hậu nước ta là:
A. Mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.
B. Làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
C. Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông.
D. Làm giảm bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
Câu 9: Vân Phong là vịnh biển thuộc tỉnh (thành) nào sau đây:
A. Quảng Ninh.
B. Đà Nẵng.
C. Khánh Hoà.
D. Bình Thuận.
Câu 10: Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là:
A. Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
B. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km2.
C. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín.
D. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.
Câu 11: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí:
A. Thuộc châu Á.
B. Nằm ven biền Đông, phía tây Thái Bình Dương.
C. Nằm trong vùng nội chí tuyền.
D. Nằm trong vùng khí hậu gió mùa.
Câu 12: Gió mùa đông hoạt động ở nước ta trong thời gian nào?
A. Từ tháng 5 đến tháng 10.
B. Từ tháng 6 đến tháng 12.
C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
D. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.
Câu 13: Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:
A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
B. Gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.
Câu 14: Khu vực chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông bắc ở nước ta là:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Vùng núi Tây Bắc.
C. Vùng núi Đông Bắc.
D. Vùng núi Trường Sơn Bắc.
Câu 15: Kiểu rừng đặc trưng của nước ta hiện nay là:
A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
B. Rừng gió mùa thường xanh.
C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.
D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển.
Câu 16: Ở nước ta, Tín phong hoạt động mạnh nhất vào thời gian nào?
A. Giữa mùa gió Đông Bắc.
B. Giữa mùa Gió Tây Nam.
C. Đầu mùa gió Đông Bắc và giữa mùa gió Tây Nam.
D. Chuyển tiếp giữa hai mùa gió.
Câu 17: Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc phân chia thành 2 mùa là:
A. Mùa đông lạnh, nhiều mưa và mùa hạ nóng, ít mưa.
B. Mùa đông ấm áp, ít mưa và mùa hạ mát mẻ, ít mưa.
C. Mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
D. Mừa đông ấm áp, ít mưa và mùa hạ mát mẻ, mưa nhiều.
Câu 18: So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất. Nguyên nhân chính là:
A. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta.
B. Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu đông.
C. Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu đông nên ít bốc hơi.
D. Huế có lượng mưa khá lớn nhưng mùa mưa trùng với mùa lạnh nên ít bốc hơi.
Câu 19: Vì sao nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000 mm/năm?
A. Tín phong mang mưa tới.
B. Nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn.
C. Các khối không khí qua biển mang ẩm vào đất liền.
D. Địa hình cao đón gió gây mưa.
Câu 20: Tại sao hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta?
A. Hướng núi.
B. Độ cao địa hình.
C. Hoàn lưu gió mùa.
D. Sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa.
Câu 21: Nước ta cùng có đường biên giới trên biển và trên đất liền với:
A. Trung Quốc, Lào.
B. Lào, Campuchia.
C. Trung Quốc, Thái Lan.
D. Trung Quốc, Campuchia.
Câu 22: Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là:
A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.
C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.
D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.
Câu 23: Nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta là:
A. Nước ta là nước nhiều đồi núi.
B. Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.
C. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm.
D. Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.
Câu 24: Vì sao địa hình nước ta nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp?
A. Lãnh thổ nước ta được hình thành từ giai đoạn tiền Cambri cách đây trên 2 tỉ năm.
B. Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài sau đó lại được nâng lên.
C. Lãnh thổ nước ta được hình thành chủ yếu trong giai đoạn Cổ kiến tạo.
D. Lãnh thổ nước ta trải qua nhiều kì vận động tạo núi như Calêđôni, Hecxini, Inđôxini, Kimêri, Anpi.
Câu 25: Cho biểu đồ:
Nhận định nào không đúng trong các nhận định sau:
A. Tháng 7 có nhiệt độ và lượng mưa cao nhất trong năm.
B. Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 5.
C. Tháng có lượng mưa cao nhất trong năm là tháng 9.
D. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm.
Câu 26: Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA CỦA VIỆT NAM NĂM 2015
Lượng mưa trung bình năm của nước ta là?
A. 150.1mm C. 1800mm
B. 1500mm D. 2000mm
Câu 27: Cho bảng số liệu sau:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Đơn vị: mm
Nguồn: Tổng cục thống kê
Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ miền.
Câu 28: Cho biểu đồ:
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng.
B. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Hồng.
C. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng.
D. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Hồng.
Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh chung đường biên giới với Trung Quốc:
A. 6 B. 7 C. 8 D. 5
Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7 cho biết, Cao nguyên Lâm Viên nằm ở vùng núi nào sau đây:
A. Vùng núi Tây Bắc B. Vùng núi trường sơn Nam.
C. Vùng núi Đông Bắc D. Vùng núi Trường Sơn Bắc.
Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nhiều nhất là vùng nào?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Tây Bắc.
C. Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng Sông Hồng
Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23. Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:
A. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.
B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.
C. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.
D. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.
Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tháng 10, 11 bão đổ bộ vào nước ta vào khu vực nào?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đông Bắc Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm của TP.Hồ Chí Minh là:
A. Trên 24oC.
B. Từ 18 – 20oC.
C. Từ 20 – 24oC.
D. Dưới 18oC.
Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của TP.Hồ Chí Minh là:
A. Từ 200 – 400mm.
B. Từ 400 – 800mm.
C. Từ 800 – 1200mm.
D. Trên 1200mm.
Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh vừa có biên giới trên biển và trên đất liền với Trung Quốc là:
A. Lạng Sơn.
B. Điện Biên.
C. Kiên Giang.
D. Quảng Ninh.
Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây vừa có biên giới với Lào vừa giáp biển:
A. Quảng Ninh.
B. Sơn La.
C. Điện Biên.
D. Quảng Bình.
Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7 cho biết, cửa sông nào sau đây thuộc sông Tiền:
A. Cổ Chiên
B. Định An
C. Trần Đề
D. Tranh Đề
Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ dầu khí không phải là:
A. Hồng Ngọc
B. Rạng Đông
C. Bạch Hổ
D. Hòn Hải
Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 810, cho biết sông Đà thuộc hệ thống sông nào:
A. Sông Đà
B. Sông Hồng
C. Sông Kì Cùng – Bằng Giang
D. sông Thái Bình
Câu 1: Đặc điểm của Biển Đông là nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, là biển tương đối kín và là một biển rộng.
Chọn: A.
Câu 2: Các bộ phận thuộc vùng biển nước ta theo thứ tự từ trong ra ngoài là: Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Chọn: A.
Câu 3: Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền vùng lãnh hải và hợp với vùng lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có thẩm quyền trong bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chọn: C.
Câu 4: Nhờ có biển Đông nên các khối khí đi qua biển ảnh hưởng nên thiên nhiên nước ta có mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức.
Chọn: D.
Câu 5: Vùng biển Việt Nam có diện tích rộng khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông.
Chọn: B.
Câu 6: Tài nguyên khoáng sản của biển Đông: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan và trữ lượng muối biển lớn.
Chọn: B.
Câu 7: Bồi tụ là quá trình chủ yếu chi phối địa mạo ở các vùng vên biển nước ta. Đặc biệt là ở vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửa Long.
Chọn: C.
Câu 8: Tác động toàn diện của Biển Đông lên khí hậu nước ta làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
Chọn: B.
Câu 9: Vân Phong là vịnh biển “huyền thoại” thuộc địa phận của tỉnh Khánh Hòa. Đang được đầu tư xây dựng để trở thành những cảng biển trung chuyển hàng hóa lớn ở nước ta.
Chọn: C.
Câu 10: Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Chọn: A.
Câu 11: Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, chính vì vậy khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới với lượng nhiệt nhận được hàng năm rất lớn.
Chọn: C.
Câu 12: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là thời gian hoạt động của gió mùa đông ở nước ta.
Chọn: C.
Câu 13: Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
Chọn: C.
Câu 14: Vùng núi Đông Bắc là nơi đầu tiên và cuối cùng chịu những đợt ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc nên là nơi lạnh và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở nước ta.
Chọn: C.
Câu 15: Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh kiểu rừng đặc trưng của nước ta hiện nay.
Chọn: A.
Câu 16: Vào thời kì chuyển tiếp giữa gai mùa gió ở nước ta gió tín phong hoạt động mạnh nhất.
Chọn: D.
Câu 17: Trong chế độ khi hậu, ở miền Bắc phân chia thành 2 mùa là mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
Chọn: C.
Câu 18: So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất là do Huế có lượng mưa khá lớn nhưng mùa mưa trùng với mùa lạnh nên ít bốc hơi.
Chọn: D.
Câu 19: Các khối khí khi thổi vào nước ta đã đi qua biển mang theo một lượng hơi ẩm rất lớn, khi vào đến đất liền kết hợp với các dãy núi tạo nên những trung tâm mưa lớn.
Chọn: C.
Câu 20: Nguyên nhân chính hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta là do có sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa. Nơi khuất gió mưa ít, nơi đón gió mưa nhiều.
Chọn: D
Câu 21: Nước ta có hơn 4600km đường biên giới trên đất liền, giáp với các nước ba nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia. Biên giới trên biển tiếp giáp với Trung Quốc, Philippin, Maliaixia, Brunay, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.
Chọn: D.
Câu 22: Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông là một tong những trở ngại lớn nhất để phát triển kinh tế - xã hội ở của nước ta, đặc biệt là vùng núi.
Chọn: A.
Câu 23: Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng là do vùng đồi núi nước ta chiếm phần lớn với nhiều dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vòng cung và một số dãy đâm ngang ra biển (Hoành Sơn, Bạch Mã,…).
Chọn: A.
Câu 24: Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài do tác động của ngoại lực (gió, sông,…) sau đó lại được nâng lên của các kì vận động tạo núi nên địa hình nước ta có rất nhiều đồi núi nhưng lại chủ yếu là đồi núi thấp.
Chọn: B.
Câu 25: Nhìn vào biểu đồ ta có 1 số nhật xét sau:
Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất. Tháng 2 có lượng mưa thấp nhất. Tháng 5 có nhiệt độ cao nhất. Tháng 9 có lượng mưa cao nhất.
Đáp án: A.
Câu 26: Tính lượng mưa trung bình năm=Tổng lượng mưa 12 tháng.
Đáp án: C.
Câu 27: Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm là biểu đồ cột (cột ghép).
Đáp án: A.
Câu 28: Sông Mê Công (đỉnh lũ tháng 10) có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng (đỉnh lũ tháng 8).
Đáp án: C.
Câu 29: Việt Nam có các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc là: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Đáp án: B.
Câu 30: Cao nguyên Lâm Viên là một cao nguyên thuộc Tây Nguyên, Việt Nam với độ cao trung bình khoảng 1500 m so với mực nước biển. Phía nam cao nguyên có thành phố Đà Lạt. Phía đông và đông nam dốc xuống thung lũng sông Đa Nhim, tây nam hạ đột ngột xuống cao nguyên Di Linh. Diện tích khoảng 1080km²
Đáp án: B.
Câu 31: Vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nhiều nhất nước ta là Bắc Trung Bộ.
Đáp án: A.
Câu 32: Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu: Tây Trang (Điện Biên), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Bờ Y (Kon Tum).
Đáp án: C.
Câu 33: Xác định kí hiệu bão. Tháng 10, 11 bão đổ bộ vào nước ta vào vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
Đáp án: C.
Câu 34: Dựa vào tầng phân màu nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm của TP.Hồ Chí Minh là: Trên 240C.
Đáp án: A.
Câu 35: Dựa vào tầng phân màu lượng mưa. Tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của TP.Hồ Chí Minh là 200 – 400mm
Đáp án: A.
Câu 36: Tỉnh vừa có biên giới trên biển và trên đất liền với Trung Quốc là: Quảng Ninh
Đáp án: D.
Câu 37: tỉnh Quảng Bình vừa có biên giới với Lào vừa giáp biển.
Đáp án: D.
Câu 38: Định An, Trần Đề, Tranh Đề là các cửa sông thuộc sông Hậu
Đáp án: A.
Câu 39: Hòn Hải là tên 1 đảo ở nước ta.
Đáp án: D.
Câu 40: sông Đà thuộc hệ thống sông Hồng.
Đáp án: B.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 1
Môn: Địa Lí 12
Thời gian làm bài: 15 phút
Câu 1: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi có:
A. đầy đủ ba đai cao khí hậu ở địa hình miền núi.
B. đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển.
C. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.
D. hướng núi và thung lũng nổi bật là vòng cung.
Câu 2: Ở đai ôn đới gió mùa trên núi, nhiệt độ về mùa đông xuống dưới (°C):
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 3: Ở độ cao từ 1.600m đến 1.700m có:
A. rừng cận nhiệt lá rộng và lá kim.
B. rêu, địa y phù kín thân, cành cây.
C. nhiều chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc.
D. nhiều loài thú có lông dày như gấu, sóc,...
Câu 4: So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có:
A. ảnh hưởng giảm sút hơn của gió mùa Đông Bắc.
B. tính chất nhiệt đới giảm dần.
C. nhiều loài thực vật cận xích đạo hơn.
D. đồng bằng mở rộng hon.
Câu 5: Địa hình bờ biển của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đa dạng, biểu hiện là:
A. có nhiều vịnh, đảo, quần đảo, nơi thấp phẳng.
B. vùng biển có đáy nông, nhưng vẫn có vịnh nước sâu.
C. có vịnh Bắc Bộ với nhiều đảo.
D. có vịnh Hạ Long và vịnh Bắc Bộ.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh trong đai nhiệt đới gió mùa?
A. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ.
B. Phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm.
C. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.
D. Không có thực vật, động vật cận nhiệt và ôn đới.
Câu 7: Càng về phía Nam nước ta thì:
A. Nhiệt độ trung bình năm càng tăng.
D. Biên độ nhiệt năm càng tăng.
B. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm.
C. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm.
Câu 8: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là:
A. Đới rừng gió mùa cận xích đạo
B. Đới rừng nhiệt đới gió mùa
C. Đới rừng xích đạo
D. Đới rừng nhiệt đới
Câu 9: Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI HÀ NỘI
(Đơn vị: oC)
Tháng | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII |
Nhiệt độ | 25,8 | 26,7 | 27,9 | 28,9 | 28,3 | 27,5 | 27,1 | 27,1 | 26,8 | 26,7 | 26,4 | 25,7 |
Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là
A. 27,1oC. B. 25,1oC. C. 21,5oC. D. 23,5oC.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết ranh giới tự nhiên của hai miền Nam-Bắc của nước ta là dãy núi nào sau đây?
A. Dãy Trường Sơn. B. Dãy Ngọc Linh.
C. Dãy Hoành Sơn. D. Dãy Bạch Mã.
Câu 1: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hướng nghiêng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam, là nơi có địa hình cao nhất nước ta và cũng là nơi duy nhất có đầy đủ ba đai cao khí hậu ở địa hình miền núi.
Chọn: A.
Câu 2: Ở đai ôn đới gió mùa trên núi, nhiệt độ về mùa đông xuống dưới 5°C, có những thời kì nhiệt độ còn xuống dưới 0oC.
Chọn: C.
Câu 3: Ở nước ta, từ độ cao trên 1.600m rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài. Rêu, địa y phủ kín thân, cành cây và trong rừng có mặt các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
Chọn: B.
Câu 4: Do có dãy núi Himalaya chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chắn gió mùa đông Bắc nên ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Chọn: A.
Câu 5: Địa hình bờ biển miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là có nhiều vịnh, đảo, quần đảo, nơi thấp phẳng. Đây là nơi có nhiều đảo nhất nước ta.
Chọn: A.
Câu 6: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh trong đai nhiệt đới gió mùa có động thực vật rất đa dạng và phong phú, phần lớn các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm và có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ.
Chọn: D.
Câu 7: Phía Nam gần xích đạo hơn nên càng về phía Nam thì nhiệt độ trung bình năm càng tăng.
Chọn: A.
Câu 8: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là: Đới rừng nhiệt đới gió mùa.
Chọn: B.
Câu 9: Cách tính nhiệt độ trung bình năm = Tổng nhiệt độ 12 tháng/12
Chọn: B.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, ta thấy ranh giới tự nhiên của hai miền Nam-Bắc của nước ta là dãy núi Bạch Mã.
Chọn: D.
Xem thêm các đề thi Địa Lí 12 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12