Top 10 Đề thi KTPL 11 Giữa kì 1 năm 2024 có đáp án (ba sách)
Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Kinh tế Pháp luật 11, dưới đây là Top 10 Đề thi KTPL 11 Giữa kì 1 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Kinh tế Pháp luật 11.
Xem thử Đề GK1 KTPL 11 KNTT Xem thử Đề GK1 KTPL 11 CTST Xem thử Đề GK1 KTPL 11 CD
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi KTPL 11 Giữa kì 1 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Xem thử Đề GK1 KTPL 11 KNTT Xem thử Đề GK1 KTPL 11 CTST Xem thử Đề GK1 KTPL 11 CD
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Kinh tế Pháp luật 11
Thời gian làm bài: phút
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Câu 1: “Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Cạnh tranh.
B. Đấu tranh.
C. Đối đầu.
D. Đối kháng.
Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “…….. là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội”.
A. Văn hóa tiêu dùng.
B. Đạo đức kinh doanh.
C. Cạnh tranh lành mạnh.
D. Cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 3: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh?
A. Xâm phạm bí mật kinh doanh.
B. Nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa.
C. Đầu tư, cải tiến trang thiết bị, máy móc.
D. Đãi ngộ tốt với lao động có tay nghề cao.
Câu 4: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể sản xuất luôn phải cạnh tranh, giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm
A. mua được hàng hóa có chất lượng tốt hơn.
B. mua được hàng hóa với giá thành rẻ hơn.
C. thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.
D. đạt được lợi ích cao nhất từ việc trao đổi.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế?
A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
B. Sự tương đồng về chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất giữa các chủ thể kinh tế.
C. Các chủ thể kinh tế luôn giành giật những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận cao nhất.
D. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra chất lượng sản phẩm khác nhau.
Câu 6: Lượng cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây?
A. Chính sách của nhà nước.
B. Thu nhập của người tiêu dùng.
C. Trình độ công nghệ sản xuất.
D. Số lượng người tham gia cung ứng.
Câu 7: Điềm từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau: “….. là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định”.
A. cung.
B. cầu.
C. giá trị.
D. giá cả.
Câu 8: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất và kinh doanh khi
A. giá cả thị trường giảm xuống
B. lượng cung nhỏ hơn lượng cầu.
C. giá trị thấp hơn giá cả.
D. nhu cầu tiêu dùng tăng lên.
Câu 9: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:
Trường hợp. Nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tại khu vực nông thôn, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ gồm miễn, giảm tiền thuê đất và hỗ trợ tín dụng đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại để thực hiện dự án. Nhờ có những chính sách trên, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vốn vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm nghiệp thuỷ sản.
A. Giá bán sản phẩm.
B. Chính sách của nhà nước.
C. Trình độ công nghệ sản xuất.
D. Số lượng người tham gia cung ứng.
Câu 10: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:
Trường hợp. Xu hướng tiêu dùng “sản phẩm xanh” đang dần trở thành phổ biến ở Việt Nam. Người tiêu dùng ngày càng chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố “xanh”, lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường. Đây là những thay đổi tích cực của xu hướng tiêu dùng, làm cho cộng đồng “người tiêu dùng xanh” ngày càng trở nên đông đảo.
A. Thu nhập của người tiêu dùng.
B. Tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng.
C. Giá cả của hàng hóa, dịch vụ thay thế.
D. Quy mô dân số thế giới ngày càng tăng.
Câu 11: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1.000%) được gọi là tình trạng
A. lạm phát vừa phải.
B. lạm phát phi mã.
C. siêu lạm phát.
D. lạm phát nghiêm trọng.
Câu 12: Trong điều kiện lạm phát thấp,
A. giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.
B. giá cả thay đổi nhanh chóng; nền kinh tế cơ bản ổn định.
C. đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm.
D. đồng tiền mất giá một cách nghiêm trọng; kinh tế khủng hoảng.
Câu 13: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, ngoại trừ việc
A. lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
B. giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
C. tổng cầu của nền kinh tế tăng.
D. chi phí sản xuất tăng cao.
Câu 14: Để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy, nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây?
A. Thu hút vốn đầu tư, giảm thuế.
B. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.
C. Giảm mức cung tiền.
D. Tăng thuế.
Câu 15: Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm được gọi là
A. thất nghiệp.
B. sa thải.
C. giải nghệ.
D. bỏ việc.
Câu 16: Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với các doanh nghiệp?
A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.
B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.
C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.
Câu 17: Xác định loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp sau:
Trường hợp. Ông B không đáp ứng được yêu cầu của việc làm mới khi doanh nghiệp chuyển đổi sang quy trình sản xuất hiện đại nên phải nghỉ việc.
A. Thất nghiệp tạm thời.
B. Thất nghiệp cơ cấu.
C. Thất nghiệp chu kì.
D. Thất nghiệp tự nguyện.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
A. Người lao động thiếu kĩ năng làm việc.
B. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật.
C. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.
D. Sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
Câu 19: Hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm được gọi là
A. lao động.
B. làm việc.
C. việc làm.
D. khởi nghiệp.
Câu 20: Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trưởng lao động sẽ góp phần
A. giảm số lượng việc làm; gia tăng thất nghiệp.
B. gia tăng số lượng việc làm; giảm thất nghiệp.
C. gia tăng số lượng việc làm; gia tăng thất nghiệp.
D. giảm số lượng việc làm; giảm thất nghiệp.
Câu 21: Nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động được gọi là
A. thị trường việc làm.
B. thị trường lao động.
C. giới thiệu việc làm.
D. môi giới việc làm.
Câu 22: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “Thị trường việc làm là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa ………. về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc”.
A. người lao động với nhau.
B. người sử dụng lao động với nhau.
C. người lao động và người sử dụng lao động.
D. người lao động với nhân viên môi giới việc làm.
Câu 23: Khi khả năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến tới tình trạng nào?
A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.
B. Thiếu hụt lực lượng lao động.
C. Cả hai phương án A, B đều đúng.
D. Cả hai phương án A, B đều sai.
Câu 24: Thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm có vai trò
A. giúp các doanh nghiệp điều tiết lực lượng lao động.
B. nâng cao kiến thức cho người lao động và người sử dụng lao động.
C. là cơ sở để người sử lao động tìm được việc làm phù hợp cho mình.
D. là cầu nối trong việc gắn kết thị trường lao động với thị trường việc làm.
Câu 25: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm
A. tồn tại dưới nhiều hình thức, bị giới hạn về không gian và thời gian.
B. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất và bị giới hạn về không gian.
C. tồn tại dưới nhiều hình thức; không giới hạn về không gian, thời gian.
D. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất, không giới hạn về thời gian.
Câu 26: Một trong những xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay là
A. gia tăng tuyển dụng các ngành/ nghề lao động giản đơn.
B. xu hướng lao động “phi chính thức" sụt giảm mạnh mẽ.
C. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với phát triển kỹ năng mềm.
D. Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.
Câu 27: Thông qua các dịch vụ kết nối nhà tuyển dụng và người lao động, thị trường việc làm giúp cho thị trường lao động nhanh chóng đạt đến trạng thái
A. thiếu hụt lực lượng lao động.
B. dư thừa lực lượng lao động.
C. chênh lệch cung - cầu lao động.
D. cân bằng cung - cầu lao động.
Câu 28: Đoạn thông tin dưới đây cho biết điều gì về xu hướng tuyển dụng lao động tại Việt Nam hiện nay?
Thông tin. Năm 2018, lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 37,7%, giảm 24,5% so với năm 2000. Trong khi đó, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 13% tới 26,7% và khu vực dịch vụ tăng từ 24,8% tới 35,6% so với cùng thời kì. Số liệu còn cho thấy đã có sự chuyển dịch của lao động khu vực nông, lâm, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ; đưa tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng lên 26,7%, khu vực dịch vụ lên 35,6%, ở mức cao nhất kể từ năm 2000 đến nay.
A. Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.
B. Lao động chưa qua đào tạo tăng lên và chiếm ưu thế so với lao động được đào tạo.
C. Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm hơn khu vực sản xuất.
D. Lao động trong công nghiệp và dịch vụ giảm; lao động trong nông nghiệp tăng.
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm sau? Vì sao?
a. Người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước mới được coi là có việc làm.
b. Nhu cầu tuyển dụng lao động thường tăng lên vào dịp cuối năm.
c. Để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động, các cơ quan hữu quan phải chia sẻ nguồn dữ liệu về cung - cầu lao động.
d. Người làm giúp việc cho một gia đình được coi là có việc làm.
Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy nhận xét việc làm của các tổ chức, cá nhân dưới đây:
Trường hợp a. Xã A sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tổ chức hai khoá dạy nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Sau đó, các học viên này vẫn không có việc làm vì không có bất cứ một dự án sản xuất mây tre đan nào được tổ chức tại địa phương.
Trường hợp b. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, chính quyền xã X đã đến từng hộ gia đình thống kê số người thất nghiệp đề tìm giải pháp kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, nhưng một số gia đình không hợp tác vì cho rằng Nhà nước không thể giải quyết được vấn đề này.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Kinh tế Pháp luật 11
Thời gian làm bài: phút
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Câu 1: “Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Cạnh tranh.
B. Đấu tranh.
C. Đối đầu.
D. Đối kháng.
Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “…….. là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội”.
A. Văn hóa tiêu dùng.
B. Đạo đức kinh doanh.
C. Cạnh tranh lành mạnh.
D. Cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 3: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh?
A. Xâm phạm bí mật kinh doanh.
B. Nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa.
C. Đầu tư, cải tiến trang thiết bị, máy móc.
D. Đãi ngộ tốt với lao động có tay nghề cao.
Câu 4: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể sản xuất luôn phải cạnh tranh, giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm
A. mua được hàng hóa có chất lượng tốt hơn.
B. mua được hàng hóa với giá thành rẻ hơn.
C. thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.
D. đạt được lợi ích cao nhất từ việc trao đổi.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế?
A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
B. Sự tương đồng về chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất giữa các chủ thể kinh tế.
C. Các chủ thể kinh tế luôn giành giật những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận cao nhất.
D. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra chất lượng sản phẩm khác nhau.
Câu 6: Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà
A. người tiêu dùng sẵn sàng mua khi các đơn vị phân phối có chương trình khuyến mại.
B. nhà phân phối đang thực hiện hoạt động đầu cơ để tạo sự khan hiếm trên thị trường.
C. nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định.
D. người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định.
Câu 7: Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định được gọi là
A. cung.
B. cầu.
C. giá trị.
D. giá cả.
Câu 8: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi giá cả thị trường giảm xuống thì các doanh nghiệp thường có xu hướng
A. tăng giá trị cá biệt của hàng hóa.
B. mở rộng quy mô sản xuất.
C. tăng khối lượng cung hàng hóa.
D. thu hẹp quy mô sản xuất.
Câu 9: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:
Trường hợp. Trong bối cảnh khan hiếm nguồn nguyên liệu, giá cả các yếu tố sản xuất tăng cao, một số doanh nghiệp phải tăng chi phí để mua đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất. Một số doanh nghiệp khác chấp nhận tình trạng sản xuất gián đoạn do không chuẩn bị đủ nguyên liệu đầu vào.
A. Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất.
B. Chính sách hỗ trợ của nhà nước.
C. Kỳ vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh.
D. Số lượng người tham gia cung ứng.
Câu 10: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:
Trường hợp. Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ thế giới biến động làm giá xăng dầu tăng lên, với mức thu nhập không đổi, nhiều người tiêu dùng ở thành phố đã phải cân nhắc khi sử dụng phương tiện giao thông. Thay vì sử dụng phương tiện ô tô, xe máy cá nhân hoặc taxi, nhiều người đã lựa chọn dùng phương tiện công cộng như xe buýt.
A. Quy mô dân số và dự đoán của người tiêu dùng về thị trường.
B. Gia tăng chi phí của các yếu tố đầu vào sản xuất và quy mô dân số.
C. Thu nhập của người tiêu dùng và giá cả của hàng hóa, dịch vụ thay thế.
D. Quy mô dân số và sự kì vọng của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ.
Câu 11: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1.000%) được gọi là tình trạng
A. lạm phát vừa phải.
B. lạm phát phi mã.
C. siêu lạm phát.
D. lạm phát nghiêm trọng.
Câu 12: Trong điều kiện lạm phát thấp,
A. giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.
B. giá cả thay đổi nhanh chóng; nền kinh tế cơ bản ổn định.
C. đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm.
D. đồng tiền mất giá một cách nghiêm trọng; kinh tế khủng hoảng.
Câu 13: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, ngoại trừ việc
A. lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
B. giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
C. tổng cầu của nền kinh tế tăng.
D. chi phí sản xuất tăng cao.
Câu 14: Để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy, nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây?
A. Thu hút vốn đầu tư, giảm thuế.
B. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.
C. Giảm mức cung tiền.
D. Tăng thuế.
Câu 15: Thất nghiệp là tình trạng người lao động
A. có nhiều cơ hội việc làm nhưng không muốn làm việc.
B. mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
C. muốn tìm công việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ.
D. muốn tìm công việc yêu thích và và gần với địah bàn cư trú.
Câu 16: Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với xã hội?
A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.
B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.
C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.
Câu 17: Doanh nghiệp A tạm ngưng sản xuất do thiếu đơn hàng, chị P phải nghỉ việc và không tìm được việc làm khác trong tình hình kinh tế thành phố đang đình trệ. Chị mong chờ doanh nghiệp A hồi phục sản xuất, tuyển dụng lại lao động tạm nghỉ việc để chị lại có được việc làm như trước.
A. Thất nghiệp tạm thời.
B. Thất nghiệp cơ cấu.
C. Thất nghiệp chu kì.
D. Thất nghiệp tự nguyện.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
A. Sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trên thị trường lao động.
B. Người lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng làm việc.
C. Nền kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.
D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên đặt ra yêu cầu mới về chất lượng lao động.
Câu 19: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……..là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội”.
A. Lao động.
B. Làm việc.
C. Việc làm.
D. Khởi nghiệp.
Câu 20: Thị trường lao động được cấu thành bởi 3 yếu tố là:
A. cung, cầu và năng suất lao động.
B. cung, cầu và giá cả sức lao động.
C. cung, cầu và chất lượng lao động.
D. cung, cầu và trình độ chuyên môn.
Câu 21: Hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm được gọi là
A. lao động.
B. làm việc.
C. việc làm.
D. khởi nghiệp.
Câu 22: Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay chú trọng vào
A. lao động giản đơn.
B. lao động chất lượng cao.
C. lao động phổ thông.
D. lao động chưa qua đào tạo.
Câu 23: Đoạn thông tin dưới đây cho biết điều gì về xu hướng tuyển dụng lao động tại Việt Nam hiện nay?
Thông tin. Trong quý I năm 2022, trong tổng số 50 triệu lao động có việc làm tại Việt Nam, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng 38,7%, tương đương 19,4 triệu người, lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng 33,5%, tương dương 16,8 triệu người, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỉ trọng 27,8%, tương đương 13,9 triệu người. So với quý trước và cùng kì năm trước, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đều giảm lần lượt là 426,8 nghìn người và 192,2 nghìn người; lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 82,7 nghìn người so với quý trước nhưng tăng 661,3 nghìn người so với cùng kì năm trước; lao động trong ngành dịch vụ tăng mạnh so với quý trước (gần 1,5 triệu người) nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kì năm trước 336,8 nghìn người.
A. Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.
B. Lao động chưa qua đào tạo tăng lên và chiếm ưu thế so với lao động được đào tạo.
C. Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm hơn khu vực sản xuất.
D. Lao động trong công nghiệp và dịch vụ giảm; lao động trong nông nghiệp tăng.
Câu 24: Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng nào?
A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.
B. Thiếu hụt lực lượng lao động.
C. Cả hai phương án A, B đều đúng.
D. Cả hai phương án A, B đều sai.
Câu 25: Trong hoạt động sản xuất, lao động được coi là
A. yếu tố đầu vào, ảnh hưởng tới chi phí sản xuất.
B. yếu tố đầu ra, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
C. yếu tố đầu vào, không có ảnh hưởng gì tới chi phí sản xuất.
D. yếu tố đầu ra, không có ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm.
Câu 26: Khai thác thông tin dưới đây và cho biết: nhận xét nào đúng về tình hình cung - cầu lao động trên thị trường ở Việt Nam năm 2021?
Thông tin. Năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam đạt 50,6 triệu người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 49,1 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ước tính là 3,20%, tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,10%.
A. Nguồn cung lao động nhỏ hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.
B. Có sự cân bằng giữa nguồn cung lao động với nhu cầu tuyển dụng.
C. Nguồn cung lao động lớn hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.
D. Cán cân cung - cầu lao động được giữ ở mức cân bằng và ổn định.
Câu 27: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm
A. tồn tại dưới nhiều hình thức, bị giới hạn về không gian và thời gian.
B. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất và bị giới hạn về không gian.
C. tồn tại dưới nhiều hình thức; không giới hạn về không gian, thời gian.
D. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất, không giới hạn về thời gian.
Câu 28: Thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ như thế nào?
A. Tác động qua lại chặt chẽ với nhau.
B. Tồn tại độc lập, không có mối liên hệ gì.
C. Tác động một chiều từ phía thị trường lao động.
D. Tác động một chiều từ phía thị trường việc làm.
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau? Vì sao?
a. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
b. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
c. Lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.
d. Lạm phát luôn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy đưa ra lời khuyên cho nhân vật trong trường hợp sau:
Trường hợp. Bạn B đang học lớp 11. Từ nhỏ, bạn đã có niềm đam mê với công nghệ, mong muốn trở thành một kĩ sư công nghệ thông tin nhưng bố mẹ không ủng hộ vì muốn bạn theo học đại học Y để trở thành bác sĩ.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Kinh tế Pháp luật 11
Thời gian làm bài: phút
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Câu 1: “Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Cạnh tranh.
B. Đấu tranh.
C. Đối đầu.
D. Đối kháng.
Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “…….. là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội”.
A. Văn hóa tiêu dùng.
B. Đạo đức kinh doanh.
C. Cạnh tranh lành mạnh.
D. Cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 3: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh?
A. Xâm phạm bí mật kinh doanh.
B. Nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa.
C. Đầu tư, cải tiến trang thiết bị, máy móc.
D. Đãi ngộ tốt với lao động có tay nghề cao.
Câu 4: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể sản xuất luôn phải cạnh tranh, giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm
A. mua được hàng hóa có chất lượng tốt hơn.
B. mua được hàng hóa với giá thành rẻ hơn.
C. thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.
D. đạt được lợi ích cao nhất từ việc trao đổi.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế?
A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
B. Sự tương đồng về chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất giữa các chủ thể kinh tế.
C. Các chủ thể kinh tế luôn giành giật những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận cao nhất.
D. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra chất lượng sản phẩm khác nhau.
Câu 6: Lượng cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây?
A. Chính sách của nhà nước.
B. Thu nhập của người tiêu dùng.
C. Trình độ công nghệ sản xuất.
D. Số lượng người tham gia cung ứng.
Câu 7: Điềm từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau: “….. là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định”.
A. cung.
B. cầu.
C. giá trị.
D. giá cả.
Câu 8: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất và kinh doanh khi
A. giá cả thị trường giảm xuống
B. lượng cung nhỏ hơn lượng cầu.
C. giá trị thấp hơn giá cả.
D. nhu cầu tiêu dùng tăng lên.
Câu 9: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:
Trường hợp. Nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tại khu vực nông thôn, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ gồm miễn, giảm tiền thuê đất và hỗ trợ tín dụng đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại để thực hiện dự án. Nhờ có những chính sách trên, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vốn vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm nghiệp thuỷ sản.
A. Giá bán sản phẩm.
B. Chính sách của nhà nước.
C. Trình độ công nghệ sản xuất.
D. Số lượng người tham gia cung ứng.
Câu 10: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:
Trường hợp. Xu hướng tiêu dùng “sản phẩm xanh” đang dần trở thành phổ biến ở Việt Nam. Người tiêu dùng ngày càng chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố “xanh”, lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường. Đây là những thay đổi tích cực của xu hướng tiêu dùng, làm cho cộng đồng “người tiêu dùng xanh” ngày càng trở nên đông đảo.
A. Thu nhập của người tiêu dùng.
B. Tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng.
C. Giá cả của hàng hóa, dịch vụ thay thế.
D. Quy mô dân số thế giới ngày càng tăng.
Câu 11: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1.000%) được gọi là tình trạng
A. lạm phát vừa phải.
B. lạm phát phi mã.
C. siêu lạm phát.
D. lạm phát nghiêm trọng.
Câu 12: Trong điều kiện lạm phát thấp,
A. giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.
B. giá cả thay đổi nhanh chóng; nền kinh tế cơ bản ổn định.
C. đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm.
D. đồng tiền mất giá một cách nghiêm trọng; kinh tế khủng hoảng.
Câu 13: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, ngoại trừ việc
A. lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
B. giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
C. tổng cầu của nền kinh tế tăng.
D. chi phí sản xuất tăng cao.
Câu 14: Để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy, nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây?
A. Thu hút vốn đầu tư, giảm thuế.
B. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.
C. Giảm mức cung tiền.
D. Tăng thuế.
Câu 15: Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm được gọi là
A. thất nghiệp.
B. sa thải.
C. giải nghệ.
D. bỏ việc.
Câu 16: Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với các doanh nghiệp?
A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.
B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.
C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.
Câu 17: Xác định loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp sau:
Trường hợp. Ông B không đáp ứng được yêu cầu của việc làm mới khi doanh nghiệp chuyển đổi sang quy trình sản xuất hiện đại nên phải nghỉ việc.
A. Thất nghiệp tạm thời.
B. Thất nghiệp cơ cấu.
C. Thất nghiệp chu kì.
D. Thất nghiệp tự nguyện.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
A. Người lao động thiếu kĩ năng làm việc.
B. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật.
C. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.
D. Sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
Câu 19: Hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm được gọi là
A. lao động.
B. làm việc.
C. việc làm.
D. khởi nghiệp.
Câu 20: Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trưởng lao động sẽ góp phần
A. giảm số lượng việc làm; gia tăng thất nghiệp.
B. gia tăng số lượng việc làm; giảm thất nghiệp.
C. gia tăng số lượng việc làm; gia tăng thất nghiệp.
D. giảm số lượng việc làm; giảm thất nghiệp.
Câu 21: Nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động được gọi là
A. thị trường việc làm.
B. thị trường lao động.
C. giới thiệu việc làm.
D. môi giới việc làm.
Câu 22: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “Thị trường việc làm là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa ………. về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc”.
A. người lao động với nhau.
B. người sử dụng lao động với nhau.
C. người lao động và người sử dụng lao động.
D. người lao động với nhân viên môi giới việc làm.
Câu 23: Khi khả năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến tới tình trạng nào?
A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.
B. Thiếu hụt lực lượng lao động.
C. Cả hai phương án A, B đều đúng.
D. Cả hai phương án A, B đều sai.
Câu 24: Thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm có vai trò
A. giúp các doanh nghiệp điều tiết lực lượng lao động.
B. nâng cao kiến thức cho người lao động và người sử dụng lao động.
C. là cơ sở để người sử lao động tìm được việc làm phù hợp cho mình.
D. là cầu nối trong việc gắn kết thị trường lao động với thị trường việc làm.
Câu 25: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm
A. tồn tại dưới nhiều hình thức, bị giới hạn về không gian và thời gian.
B. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất và bị giới hạn về không gian.
C. tồn tại dưới nhiều hình thức; không giới hạn về không gian, thời gian.
D. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất, không giới hạn về thời gian.
Câu 26: Một trong những xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay là
A. gia tăng tuyển dụng các ngành/ nghề lao động giản đơn.
B. xu hướng lao động “phi chính thức" sụt giảm mạnh mẽ.
C. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với phát triển kỹ năng mềm.
D. Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.
Câu 27: Thông qua các dịch vụ kết nối nhà tuyển dụng và người lao động, thị trường việc làm giúp cho thị trường lao động nhanh chóng đạt đến trạng thái
A. thiếu hụt lực lượng lao động.
B. dư thừa lực lượng lao động.
C. chênh lệch cung - cầu lao động.
D. cân bằng cung - cầu lao động.
Câu 28: Đoạn thông tin dưới đây cho biết điều gì về xu hướng tuyển dụng lao động tại Việt Nam hiện nay?
Thông tin. Năm 2018, lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 37,7%, giảm 24,5% so với năm 2000. Trong khi đó, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 13% tới 26,7% và khu vực dịch vụ tăng từ 24,8% tới 35,6% so với cùng thời kì. Số liệu còn cho thấy đã có sự chuyển dịch của lao động khu vực nông, lâm, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ; đưa tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng lên 26,7%, khu vực dịch vụ lên 35,6%, ở mức cao nhất kể từ năm 2000 đến nay.
A. Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.
B. Lao động chưa qua đào tạo tăng lên và chiếm ưu thế so với lao động được đào tạo.
C. Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm hơn khu vực sản xuất.
D. Lao động trong công nghiệp và dịch vụ giảm; lao động trong nông nghiệp tăng.
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm sau? Vì sao?
a. Người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước mới được coi là có việc làm.
b. Nhu cầu tuyển dụng lao động thường tăng lên vào dịp cuối năm.
c. Để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động, các cơ quan hữu quan phải chia sẻ nguồn dữ liệu về cung - cầu lao động.
d. Người làm giúp việc cho một gia đình được coi là có việc làm.
Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy nhận xét việc làm của các tổ chức, cá nhân dưới đây:
Trường hợp a. Xã A sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tổ chức hai khoá dạy nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Sau đó, các học viên này vẫn không có việc làm vì không có bất cứ một dự án sản xuất mây tre đan nào được tổ chức tại địa phương.
Trường hợp b. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, chính quyền xã X đã đến từng hộ gia đình thống kê số người thất nghiệp đề tìm giải pháp kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, nhưng một số gia đình không hợp tác vì cho rằng Nhà nước không thể giải quyết được vấn đề này.
Xem thêm đề thi lớp 11 có đáp án sách mới các môn học hay khác:
- Bộ đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Bộ đề thi Ngữ văn 11 (có đáp án)
- Bộ đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Bộ đề thi Hóa 11 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Bộ đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Bộ đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử 11 (có đáp án)
- Bộ đề thi Giáo dục Quốc phòng 11 (có đáp án)
- Bộ đề thi Công nghệ 11 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Bộ đề thi GDCD 11 (có đáp án)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)