Công thức tính nồng độ mol lớp 8 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức tính nồng độ mol lớp 8 trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức tính nồng độ mol lớp 8 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 8.

1. Công thức tính nồng độ mol lớp 8

- Nồng độ mol (kí hiệu CM) của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

- Nồng độ mol được xác định bằng biểu thức:

CM=nV.

Trong đó:

+ CM là nồng độ mol của dung dịch, có đơn vị là mol/L và thường được biểu diễn là M;

+ n là số mol chất tan, đơn vị là mol;

+ V là thể tích dung dịch, đơn vị là lít (L).

Ví dụ 1: Hoà tan 16 gam CuSO4 khan vào nước thu được 200 ml dung dịch CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4.

Hướng dẫn giải

Số mol chất tan: nCuSO4 =16160=0,1(mol).

Đổi 200 ml = 0,2 lít.

Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là: CM =nV = 0,10,2 =0,5(M).

Ví dụ 2: Trộn lẫn 2 lít dung dịch urea 0,02 M (dung dịch A) với 3 lít dung dịch urea 0,1 M (dung dịch B), thu được 5 lít dung dịch C.

a) Tính số mol urea trong dung dịch A, B và C.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch C. Nhận xét về giá trị nồng độ mol của dung dịch C so với nồng độ mol của dung dịch A và B.

Hướng dẫn giải

Nồng độ mol được xác định bằng biểu thức: CM=nvn = CM.V.

a) Số mol urea trong dung dịch A là: n(A) = 0,02.2 = 0,04 (mol).

Số mol urea trong dung dịch B là: n(B) = 0,1.3 = 0,3 (mol).

Số mol urea trong dung dịch C là: n(C) = 0,04 + 0,3 = 0,34 (mol).

b) Nồng độ mol của dung dịch C là: CM(C) =0,345= 0,068(M).

Ta có: Nồng độ mol của dung dịch A < Nồng độ mol của dung dịch C < Nồng độ mol của dung dịch B.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1: Tính số gam chất tan cần để pha chế 100 ml dung dịch CuSO4 0,1 M.

A. 1,6 gam.

B. 1,8 gam.

C. 2,0 gam.

D. 2,2 gam.

Bài 2: Khối lượng CuSO4 có trong 100 ml dung dịch CuSO4 0,5 M là

A. 80 g.

B. 160 g.

C. 16 g.

D. 8 g.

Bài 3: Rót từ từ 100 ml dung dịch sulfuric acid nồng độ 0,15 M vào 200 ml nước cất. Tính nồng độ của dung dịch thu được (coi thể tích dung dịch thu được bằng tổng thể tích dung dịch ban đẩu và nước cất).

A. 0,03 M.

B. 0,05 M.

C. 0,08 M.

D. 0,09 M.

Bài 4: Trộn 200 ml dung dịch HCl 1M và 300 ml dung dịch HCl 2M. Nồng độ mol của dung dịch HCl thu được là

A. 1,5 M.

B. 1,6 M.

C. 1,8 M.

D. 2,0 M.

Bài 5: Biết 250 ml dung dịch sulfuric acid chứa 9,8 gam H2SO4. Nồng độ mol của dung dịch là

A. 0,4 M.

B. 0,6 M.

C. 0,8 M.

D. 0,2 M.

Đáp án bài tập tự luyện

1

2

3

4

5

A

D

B

B

A

Xem thêm các bài viết về công thức Khoa học tự nhiên 8 hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học