Công thức tính độ tan của một chất trong nước lớp 8 (hay, chi tiết)
Bài viết Công thức tính độ tan của một chất trong nước lớp 8 trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức tính độ tan của một chất trong nước lớp 8 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 8.
1. Công thức tính độ tan của một chất trong nước lớp 8
- Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở nhiệt độ, áp suất xác định.
- Độ tan của một chất trong nước được tính theo công thức:
Trong đó:
+ S là độ tan, đơn vị g/100 g nước;
+ mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam (g);
+ mnước là khối lượng nước, đơn vị là gam (g).
- Độ tan của hầu hết các chất rắn như đường, muối ăn,… đều tăng khi nhiệt độ tăng.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Ở 18℃, khi hoà tan hết 53 gam Na2CO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hoà. Tính độ tan của Na2CO3 trong nước ở nhiệt độ trên.
Hướng dẫn giải
Độ tan của Na2CO3 trong nước ở 18℃ là:
= 21,2 (g/100 g nước).
Ví dụ 2: Tính khối lượng sodium chloride cần hoà tan trong 200 gam nước ở 20℃ để thu được dung dịch sodium chloride bão hoà. Biết độ tan của muối ăn là 35,9 g/100 g nước ở 20℃.
Hướng dẫn giải
Khối lượng sodium chloride cần hòa tan trong 200 gam nước ở 20℃ để thu được dung dịch sodium chloride bão hoà là:
3. Bài tập tự luyện
Bài 1: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:
A. Đều tăng.
B. Đều giảm.
C. Phần lớn là tăng.
D. Phần lớn là giảm.
Bài 2: Ở 25℃ hoà tan 76,75 gam Na2CO3 vào trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của Na2CO3 ở nhiệt độ 25℃ là
A. 40,7 g/100 g nước.
B. 70,3 g/100 g nước.
C. 76,75 g/100 g nước.
D. 30,7 g/100 g nước.
Bài 3: Ở 20℃ hoà tan 30 gam KNO3 vào trong 95 gam nước thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là
A. 30,1 g/100 g nước.
B. 34,2 g/100 g nước.
C. 31,6 g/100 g nước.
D. 43,5 g/100 g nước.
Bài 4: Ở nhiệt độ 25℃, khi cho 12 gam muối X vào 20 gam nước, khuấy kĩ thì còn lại 5 gam muối không tan. Độ tan của muối X là
A. 35 g/100 g nước.
B. 45 g/100 g nước.
C. 55 g/100 g nước.
D. 65 g/100 g nước.
Bài 5: Khi hoà tan 50 gam đường glucose (C6H12O6) vào 250 gam nước ở 20°C thì thu được dung dịch bão hoà. Độ tan của đường ở 20°C là
A. 20 g/100 g nước.
B. 10 g/100 g nước.
C. 15 g/100 g nước.
D. 30 g/100 g nước.
Đáp án bài tập tự luyện
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
D |
C |
A |
A |
Xem thêm các bài viết về công thức Khoa học tự nhiên 8 hay, chi tiết khác:
- Công thức tính nồng độ phần trăm lớp 8
- Công thức tính nồng độ mol lớp 8
- Công thức tính nồng độ phần trăm theo độ tan lớp 8
- Công thức bảo toàn khối lượng lớp 8
- Công thức tính hiệu suất phản ứng lớp 8
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)