Công thức bảo toàn khối lượng lớp 8 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức bảo toàn khối lượng lớp 8 trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức bảo toàn khối lượng lớp 8 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 8.

1. Công thức bảo toàn khối lượng lớp 8

- Nội dung định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

- Giả sử có phương trình phản ứng hóa học: A + B → C + D. Khi đó, công thức bảo toàn khối lượng là:

mA + mB = mC + mD.

Trong đó: mA; mB; mC; mD là khối lượng của mỗi chất.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Một lá sắt (iron) nặng 28 g để ngoài không khí, xảy ra phản ứng với oxygen, tạo ra gỉ sắt. Sau một thời gian, cân lại lá sắt, thấy khối lượng thu được là 31,2 g. Tính khối lượng khí oxygen đã phản ứng.

Hướng dẫn giải

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

Khối lượng lá sắt ban đầu + Khối lượng oxygen phản ứng = Khối lượng lá sắt sau.

Vậy khối lượng oxygen đã phản ứng là: 31,2 − 28 = 3,2 (g).

Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,384 gam magnesium trong khí oxygen thu được 0,640 gam magnesium oxide.

a) Viết phương trình chữ và phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng trên.

b) Có bao nhiêu gam oxygen đã tham gia phản ứng?

Hướng dẫn giải

a) Phương trình dạng chữ: Magnesium + Oxygen → Magnesium oxide.

Phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng:

mmagnesium + moxygen = mmagnesium oxide (1)

b) Từ (1) có moxygen = mmagnesium oxide − mmagnesium = 0,640 − 0,384 = 0,256 (g).

3. Bài tập tự luyện

Bài 1: Muối copper sulfate (CuSO4) ngậm nước khi đun nóng sẽ bị tách nước. Nếu đun 25 g muối ngậm nước, thu được 16 g muối khan thì số mol nước tách ra là

A. 0,25 mol.

B. 0,5 mol.

C. 1 mol.

D. 9 mol.

Bài 2: Đá vôi chứa thành phần chính là calcium carbonate Trong lò nung vôi xảy ra phản ứng hoá học:

Calcium carbonate → Calcium oxide + Carbon dioxide.

Một ca sản xuất ở lò nung vôi công nghiệp tiến hành nung đá vôi, thu được 43008 kg calcium oxide và 33792 kg carbon dioxide. Khối lượng calcium carbonate đã phản ứng là

A. 43008 kg.                   

B. 33792 kg.              

C. 80000 kg.        

D. 76800 kg.

Bài 3: Hấp thụ hoàn toàn một lượng khí carbon dioxide (CO2) vào nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2) dư, tạo ra 10 g kết tủa calcium carbonate (CaCO3). Phản ứng xảy ra như sau:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.

Khối lượng dung dịch nước vôi trong

A. giảm 10 g.

B. tăng 10 g.

C. giảm 5,6 g.

D. tăng 4,4 g.

Bài 4: Đốt cháy m gam carbon cần 4,8 gam oxygen thì thu được 6,6 gam carbon dioxide. Giá trị của m là

A. 1,6.

B. 1,8.

C. 11,4.

D. 0,15.

Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 14,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Zn, Mg bằng 9,8 gam dung dịch H2SO4 loãng thu được 2 gam khí H2 và m gam hỗn hợp Y. Giá trị của m là

A. 21,3.

B. 24,3.

C. 20,3.

D. 22,3.

Đáp án bài tập tự luyện

1

2

3

4

5

B

D

C

B

D

Xem thêm các bài viết về công thức Khoa học tự nhiên 8 hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học