Công thức tính độ biến dạng lò xo lớp 6 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức tính độ biến dạng lò xo lớp 6 trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức tính độ biến dạng lò xo từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên.

1. Công thức

Độ biến dạng (độ dãn) của lò xo là hiệu giữa chiều dài của lò xo khi lò xo biến dạng l và chiều dài tự nhiên l0 của lò xo: Δl=ll0.

Từ đây, ta có thể tính được:

+ Chiều dài của lò xo sau khi treo vật: l=Δl+l0.

+ Chiều dài tự nhiên của lò xo: l0=lΔl.

Chú ý: Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

m1m2=P1P2

2. Ví dụ

Ví dụ 1:Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?

A. 96 cm.

B. 100 cm.

C. 0,1 cm.

D. 0,96 cm.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Khi treo một quả nặng, chiều dài của lò xo lúc đó là 98 cm và độ dãn của lò xo là 2cm. Vậy l=l0+2=98l0=96cm

Ví dụ 2:Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài là 24 cm thì lò xo đã bị biến dạng là bao nhiêu?

A. 2 cm.

B. 3 cm.

C. 4 cm.

D. 1 cm.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

- Độ biến dạng của lò xo khi bị dãn bằng chiều dài lúc dãn trừ đi chiều dài ban đầu.

- Độ biến dạng = 24 cm - 20 cm = 4 cm

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Giả sử một chiếc lò xo có chiều dài ban đầu là l0, khi chịu tác dụng của một lực, chiều dài lò xo là l1l1>l0. Độ biến dạng của lò xo khi đó là:

A. l.

B. l0.

C. l0l1.

D. l1l0.

Đáp án: D. l1l0

Bài 2:Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng gắn vật m1 và m2 (m2 > m1) lần lượt vào mỗi lò xo thì

A. lò xo treo vật m1 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m2.

B. lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1.

C. lò xo treo vật m1 dãn bằng lò xo treo vật m2.

D. lò xo treo vật m2 dãn ít hơn lò xo treo vật m1.

Đáp án: B. lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1.

Bài 3:Một lò xo có độ dài ban đầu là 12 cm. Khi treo một vật có trọng lượng 10 N, độ dài của nó là 20 cm. Độ dãn của lò xo khi treo vật đó là

A. 8 cm.

B. 4 cm.

C. 2 cm.

D. 20 cm.

Đáp án: A. 8 cm.

Bài 4:Một lò xo xoắn dài 26 cm khi treo vật nặng 0,5N. Treo thêm một vật 1 N vào lò xo thì độ dài của nó là 28 cm. Độ dài tự nhiên của lò xo là

A. 23 cm.

B. 25 cm.

C. 24 cm.

D. 26 cm.

Đáp án: B. 25 cm.

Bài 5: Một lò xo có độ dài ban đầu là 15 cm. Khi treo một vật có trọng lượng 20 N, độ dài của nó là 25 cm. Độ biến dạng của lò xo khi treo vật đó là

A. 8 cm.

B. 4 cm.

C. 2 cm.

D. 10 cm.

Đáp án: D. 10 cm.

Xem thêm các bài viết về công thức Khoa học tự nhiên hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học