Công thức tính cường độ trường hấp dẫn lớp 6 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức tính cường độ trường hấp dẫn lớp 6 trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức tính cường độ trường hấp dẫn từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên.

1. Công thức

Cưngđtrưnghpdn=TrnglưngKhilưng

+ Trên bề mặt Trái Đất, vật có khối lượng 1kg bị Trái Đất hút với lực là 10 N thì cường độ trường hấp dẫn ở bề mặt Trái Đất là 10 N/kg.

+ Tại cùng một vị trí thì có giá trị cường độ trường hấp dẫn như nhau.

Từ đây, ta có thể tính được:

- Trọng lượng = cường độ trường hấp dẫn . khối lượng

 Khilưng=TrnglưngCưngđtrưnghpdn

2. Ví dụ

Ví dụ 1: Một vật có trọng lượng 100 N trên mặt đất, có cường độ trường hấp dẫn là 10 N/kg. Hỏi có khối lượng là bao nhiêu?

A. 100 kg.

B. 10 kg.

C. 1 kg.

D. 10 g.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Khối lượng của vật là

m=10010=10kg

Ví dụ 2: Một vật có khối lượng là 10 kg tương ứng trọng lượng 98 N trên Trái Đất. Hỏi cường độ trường hấp dẫn tại vị trí đó là bao nhiêu?

A. 98 N/kg.

B. 98 N.

C. 9,8 N/kg.

D. 9,8 kg.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Cường độ trường hấp dẫn là 9810=9,8N/kg.

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Bạn Hương có khối lượng 35 kg, ở tại mặt đất có cường độ trường hấp dẫn là 10 N/kg. Hỏi trọng lượng khi đó của bạn Hương là bao nhiêu?

A. 350 N.

B. 35 N.

C. 3,5 N.

D. 350 KN.

Đáp án: A. 350 N.

Bài 2: Có một vật ở độ cao 100 m, người ta thu được trọng lượng của nó là 104 N tương ứng với khối lượng là 10,5 kg. Hỏi cường độ trường hấp dẫn ở vị trí đó là bao nhiêu?

A. 9,8 N/kg.

B. 9,9 N/kg.

C. 10 N/kg.

D. 9,7 N/kg.

Đáp án: B. 9,9 N/kg.

Bài 3: Một vật được treo vào một cái lực kế theo phương thẳng đứng thu được số chỉ lực kế là 4 N. Biết khối lượng của vật là 400 g. Hỏi cường độ trường hấp dẫn ở vị trí đó là bao nhiêu?

A. 9,8 N/kg.

B. 9,9 N/kg.

C. 10 N/kg.

D. 9,7 N/kg.

Đáp án: C. 10 N/kg.

Bài 4: Bạn An treo lên đỉnh núi để thử xem trọng lượng và khối lượng của mình thay đổi thế nào so với khi ở dưới mặt đất. Bạn thu được trọng lượng là 490 N và khối lượng là 50 kg. Hỏi cường độ trường hấp dẫn ở vị trí bạn An đứng trên đỉnh núi là bao nhiêu?

A. 9,8 N/kg.

B. 9,9 N/kg.

C. 10 N/kg.

D. 9,7 N/kg.

Đáp án: A. 9,8 N/kg.

Bài 5: Ta có hai vật có thông số như sau:

Vật 1 có trọng lượng là 34 N và khối lượng là 3,4 kg.

Vật 2 có trọng lượng là 12 N và có khối lượng là 1,2 kg.

Bạn hãy so sánh cường độ trường hấp dẫn ở nơi chứa hai vật.

A. Cường độ trường hấp dẫn ở nơi chứa hai vật khác nhau.

B. Vật 1 ở nơi có cường độ trường hấp dẫn nhỏ hơn.

C. Cường độ trường hấp dẫn ở nơi chứa hai vật như nhau.

D. Vật 2 ở nơi có cường độ trường hấp dẫn nhỏ hơn.

Đáp án: C. Cường độ trường hấp dẫn ở nơi chứa hai vật như nhau.

Xem thêm các bài viết về công thức Khoa học tự nhiên hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học