Lý thuyết Công nghệ 6 Cánh diều Chủ đề 4: Đồ dùng điện trong gia đình

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 6 Chủ đề 4: Đồ dùng điện trong gia đình hay nhất, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 6.




Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 12: Đèn điện

• Nội dung chính

- Công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc của đèn điện.

- Sử dụng đèn điện đúng cách, tiết kiệm và an toàn.

- Chọn đèn điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện gia đình.

I. Đèn sợi đốt

1. Cấu tạo

Gồm:

- Sợi đốt: làm bằng wolfram chịu được nhiệt độ caocó chức năng phát sáng.

- Bóng thủy tinh: làm bằng thủy tinh chịu nhiệt, có chức năng bảo vệ sợi đốt.

- Đuôi đèn: làm bằng sắt tráng kẽm hoặc đồng, có chức năng cung cấp điện cho đèn. Gồm 2 loại:

+ Đuôi đèn xoáy

+ Đuôi đèn cài.

Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 12: Đèn điện

2. Nguyên lí làm việc

Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 12: Đèn điện

3. Thông số kĩ thuật

- Điện áp định mức:

+ Là chỉ số điện áp để đồ dùng điện hoạt động bình thường.

+ Đơn vị: vôn (V)

- Công suất định mức:

+ Là công suất của đồ dùng điện khi hoạt động bình thường.

+ Đơn vị: oát (W)

- Sử dụng đồ dùng điện quá điện áp định mức, đồ dùng điện sẽ bị hỏng.

- Thông số kĩ thuật trên đèn sợi đốt: 220 V – 15 W; 220V – 75 W.

4. Đặc điểm

- Ánh sáng liên tục và gần ánh sáng tự nhiên.

- Hiệu suất phát quang thấp.

- Tuổi thọ trung bình thấp.

II. Đèn huỳnh quang ống

1. Cấu tạo

Gồm:

- Ống thủy tinh:

+ Dạng thẳng, mặt trong có phủ lớp bột huỳnh quang, trong ống có ít hơi thủy ngân và khí trơ.

+ Chức năng: bảo vệ điện cực.

- Điện cực:

+ Làm bằng dây wolfram gắn ở hai đầu ống thủy tinh.

+ Mỗi điện cực có hai chân đèn nối với nguồn điện qua đui ở máng đèn.

+ Chức năng: phóng điện.

- Ngoài ra còn có Tắc te và chấn lưu làm mồi phóng điện.

Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 12: Đèn điện

Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 13: Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại

• Nội dung chính

- Công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc của nồi cơm điện, bếp hồng ngoại

- Sử dụng nồi cơm điện, bếp hồng ngoại đúng cách, tiết kiệm và an toàn.

- Lựa chọn nồi cơm điện, bếp hồng ngoại tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện gia đình.

I. Nồi cơm điện

1. Cấu tạo

Gồm ba bộ phận chính:

- Thân nồi: có 2 lớp, giữa 2 lớp có lớp cách nhiệt để giữ nhiệt bên trong.

- Nồi nấu: làm bằng hợp kim nhôm, phía trong phủ lớp chống dính.

- Bộ phận đốt nóng: đặt ở đáy nồi.

Ngoài ra, còn có: nắp nồi, rơ le nhiệt, bộ phận điều khiển.

Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 13: Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại

2. Nguyên lí

Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 13: Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại

3. Thông số kĩ thuật

- Công suất định mức

- Điện áp định mức

- Dung tích định mức

Ví dụ: 220 V – 400 W – 0,75 lít; 220 V – 500 W – 1,5 lít, …

4. Đặc điểm

- Tiết kiệm thời gian, công sức khi nấu.

- Dễ sử dụng và có nhiều công dụng: hấp bánh, nấu cháo.

5. Sử dụng nồi cơm điện đúng cách, an toàn, tiết kiệm

- Đọc kĩ thông tin trên nồi và hướng dẫn sử dụng.

- Sử dụng đúng dung tích, điện áp định mức.

- Thường xuyên vệ sinh các bộ phận của nồi.

II. Bếp hồng ngoại

1. Cấu tạo

Gồm các bộ phận:

- Mâm nhiệt hồng ngoại: làm bằng sợi carbon siêu bền, là bộ phận đốt nóng.

- Mặt bếp: làm bằng vật liệu chịu nhiệt và chịu lực tốt, dùng để đỡ và ngăn cách nồi nấu với mâm nhiệt hồng ngoại.

Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 13: Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại

2. Nguyên lí

Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 13: Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại

3. Thông số

- Thông số kĩ thuật: 220 V – 1 000 W; 220 V – 1 500 W,…

....................................

....................................

....................................

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác