Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 25: Khai thác hợp lí nguồn lợi thuỷ sản

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 25: Khai thác hợp lí nguồn lợi thuỷ sản sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản.

1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc khai thác nguồn lợi thủy sản

1.1. Ý nghĩa

- Cung cấp thực phẩm cho con người

- Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu

- Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Đảm bảo quốc phòng, an ninh và giúp khẳng định chủ quyền biển đảo

2. Nhiệm vụ

+ Thực hiện các quy định ghi trong giấy phép khai thác thuỷ sản;

+ Tuân thủ các quy định quản lí vùng, nghề, kích cỡ loài, ngư cụ khai thác thuỷ sản;

+ Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cho người, tàu cá và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai; phải cứu nạn khi gặp người, tàu bị nạn;

+ Treo cờ Tổ quốc trên tàu cả khi hoạt động khai thác,

+ Mang theo giấy tờ cần thiết của tàu cá và thuyền viên;

+ Ghi, nộp báo cáo, nhật kí khai thác thuỷ sản theo quy định;

+ Bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng biển khai thác.

2. Một số phương pháp khai thác thủy sản phổ biến

2.1. Lưới kéo

- Là loại ngư cụ có cấu tạo dạng hình túi được sử dụng để khai thác các loại thuỷ sản (tôm, mực, cá,...) ở các thuỷ vực nước mặn, nước lợ và nước ngọt.

- Có nhiều loại lưới kéo: lưới kéo đáy, lưới kéo tầng giữa, lưới kéo tầng nổi.

- Khi sử dụng, lưới kéo được mở theo chiều ngang và mở đứng nhờ lực nổi của phao và lực chim của chỉ. Lưới kéo hoạt động theo nguyên lí lọc nước lấy cá.

- Hạn chế:

+ Khai thác cá chưa trưởng thành, động vật quý hiếm.

+ Tàn phá đáy biển và các hệ sinh thái biển.

Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 25: Khai thác hợp lí nguồn lợi thuỷ sản | Lâm nghiệp Thủy sản 12

2.2. Lưới vây

- Là loại ngư cụ được cấu tạo từ vàng lưới hình chữ nhật gồm cánh lưới, thân lưới và tùng lưới.

- Phương pháp khai thác thuỷ sản bằng lưới vây thường kết hợp thiết bị dẫn dụ cá (ảnh sáng, thả chà,...) thu hút sự tập trung của đàn cá.

- Hạn chế: khai thác cá chưa trưởng thành gây suy giảm nguồn lợi thủy sản.

2.3. Lưới rê

- Lưới rê có cấu tạo gồm: tấm lưới hình chữ nhật có chiều dài lớn, giềng phao ở mép lưới trên và giềng chỉ ở mép lưới dưới tạo cho lưới có sức căng theo phương thẳng đứng dưới nước.

- Lưới rê có nhiều loại như rễ trôi, rê đáy, rê túi,...

- Nghề lưới rê đóng góp khoảng 13% vào tổng sản lượng khai thác.

- Hạn chế:

+ Năng suất không ổn định.

+ Ô nhiễm rác thải nhựa, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật biển.

2.4. Câu

- Vàng câu nổi gồm dây câu và nhiều lưỡi câu, chiều dài của vàng câu cá ngừ đại dương từ 40 đến 45 km. Trên vàng câu còn có phao cờ, phao ganh

- Mồi câu thường sử dụng là cá nục, cá chuồn và mực.

- Phương pháp khai thác này thường được sử dụng để khai thác: cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng, cá kiếm biển....

- Nghề câu đã đóng góp khoảng 8% vào tổng sản lượng khai thác của nước ta.

- Hạn chế: có thể làm mắc câu hoặc bị thương một số loài thuỷ sản không mong muốn.

2.5. Mành vó

Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 25: Khai thác hợp lí nguồn lợi thuỷ sản | Lâm nghiệp Thủy sản 12

- Mành vó được cấu tạo từ vàng lưới hình chữ nhật. Các đầu góc lưới được cố định vào khung và thả chìm xuống nước

- Phương pháp khai thác thuỷ sản này thường áp dụng để khai thác các loài cá nổi (cá nục, cá chim, cá trích,...) và mực.

- Hạn chế: đánh bắt những loài còn non, những loài không mong muốn.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác