Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thuỷ sản
Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thuỷ sản sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản.
1. Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho động vật thủy sản
1.1. Khái niệm thức ăn thủy sản
- Là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thuỷ sản, bao gồm: thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu.
1.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thủy sản
- Thành phần dinh dưỡng gồm: nước, protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng.
- Thức ăn có nguồn gốc động vật (bột cá, bột thịt, bột máu,...), thức ăn tươi sống (trùn chỉ, động vật phù du): có hàm lượng protein cao.
- Thức ăn có nguồn gốc thực vật: thường có mùi, vị kém hấp dẫn động vật thuỷ sản và khó tiêu hoá hơn do có chứa các chất kháng dinh dưỡng.
2. Vai trò của các nhóm thức ăn thủy sản
2.1. Thức ăn hỗn hợp
- Khái niệm: là loại thức ăn được phối hợp từ nhiều loại thành phần nguyên liệu khác nhau theo một công thức nhất định nhằm tạo ra thành phẩm thức ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như: protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng chất để phù hợp với từng loại vật nuôi theo từng thời kì sinh trưởng khác nhau.
- Phân loại:
+ Thức ăn hỗn hợp được sản xuất bằng quy trình công nghệ cao
+ Thức ăn hỗn hợp tự chế biến từ một số nguyên liệu sẵn có
2.2. Thức ăn bổ sung
- Khái niệm: là thức ăn đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn hoặc bổ sung vào môi trường nuôi để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho đối tượng nuôi.
2.3. Thức ăn tươi sống
- Khái niệm: là các loại thức ăn ở dạng tươi hoặc sống như cá tạp, các sinh vật phù du (luân trùng, artemia, copepoda,...).
- Vai trò: là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho động vật thuỷ sản.
- Ưu điểm: hàm lượng dinh dưỡng cao, cân đối và dễ tiêu hoá.
- Lưu ý kiểm soát chất lượng nước.
2.4. Nguyên liệu thức ăn
- Khái niệm: là một thành phần đơn lẻ hoặc kết hợp (hỗn hợp) được thêm vào để chế biến thành thức ăn thuỷ sản.
- Nguồn gốc từ động vật (bột cá, bột thịt, bột máu,...) hoặc từ thực vật (ngũ cốc, phụ phẩm xay xát, dầu đậu tương,…) hay cũng có thể là chất bổ sung như vitamin, khoáng chất, chất kết dính, chất tạo màu,…
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thuỷ sản
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 18: Kĩ thuật nuôi một số loài thuỷ sản phổ biến
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 19: Quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 20: Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 21: Bảo quản và chế biến thuỷ sản
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Công nghệ 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều