Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 1: Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 1: Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản.

1. Vai trò của lâm nghiệp

1.1. Vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống

Các vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường:

- Cung cấp gỗ cho công nghiệp, xây dựng, tiêu dùng xã hội và phát triển kinh tế.

- Cung cấp sản phẩm ngoài gỗ:

+ Thực phẩm: mật ong, rau rừng, măng,...

+ Nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, mĩ phẩm, thủ công mĩ nghệ,...

- Đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, bảo vệ an ninh, quốc phòng.

- Tạo việc làm, đem lại thu nhập cho người trồng rừng và toàn chuỗi giá trị.

- Đem lại giá trị thẩm mĩ, văn hoá và tinh thần, dịch vụ du lịch và giải trí,...

Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 1: Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp | Lâm nghiệp Thủy sản 12

1.2. Vai trò của lâm nghiệp đối với môi trường

- Phòng hộ đầu nguồn: giữ đất, giữ nước, chống xói mòn, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, ...

- Phòng hộ ven biển: chắn sóng, chắn gió, chống xâm nhập mặn, ...

- Phòng hộ xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp và khu đô thị: làm sạch không khí, giảm thiểu tiếng ồn, ...

- Điều hòa khí hậu.

- Là môi trường sống cho động vật, thực vật và vi sinh vật.

- Góp phần bảo tồn nguồn gene cây rừng và đa dạng sinh học.

2. Triển vọng của lâm nghiệp

2.1. Về kinh tế - xã hội

* Về kinh tế:

- Góp phần phát triển kinh tế bền vững, hội nhập quốc tế, phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế tài nguyên rừng nhiệt đới đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản hàng đầu của thế giới với công nghệ hiện đại.

- Đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

- Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra mục tiêu:

+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5,0% đến 5,5%/năm.

+ Năm 2025: giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt khoảng 20 tỉ USD, giá trị tiêu thụ lâm sản nội địa đạt 5 tỉ USD,sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt 35 triệu m3.

+ Năm 2030: ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng.

Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 1: Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp | Lâm nghiệp Thủy sản 12

* Về xã hội

- Góp phần quan trọng xây dựng đất nước Việt Nam an toàn và thịnh vượng.

- Nông thôn giàu, đẹp và văn minh

- Tạo việc làm, cải thiện sinh kế

- Giữ gìn không gian sinh sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, bản sắc văn hóa truyền thống, di tích lịch sử, góp phần giữ gìn quốc phòng, an ninh.

- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

- Nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế; tạo cảnh quan đô thị; du lịch, nghỉ dưỡng,...

- Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra mục tiêu:

+ Năm 2025: tỉ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 45%.

+ Năm 2030: tỉ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 50%.

+ Tầm nhìn đến năm 2050, ngành lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế - kĩ thuật hiện đại.

2.2. Về môi trường

- Tiếp tục quản lí rừng bền vững, đảm bảo tỉ lệ che phủ rừng của nước ta duy trì ở mức từ 42% đến 43 %.

- Bảo tồn lâu dài tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

- Giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, chống suy thoái đất đai.

- Cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

- Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng.

3. Yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp

- Có kiến thức, kĩ năng về lâm nghiệp và kinh tế.

- Có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, vận hành máy móc công nghệ cao, thiết bị thông minh.

- Yêu quý sinh vật và có sở thích làm việc trong lâm nghiệp.

- Có sức khỏe tốt, chăm chỉ và có trách nhiệm.

- Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc an toàn lao động và có ý thức bảo vệ môi trường.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác