Lý thuyết Công nghệ 12 Cánh diều Bài 19: Quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP
Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 19: Quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản.
1. VietGAP trong nuôi trồng thủy sản
1.1. Khái niệm
- Quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP tuân theo các yêu cầu đối với thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt trong ao, có thể kiểm soát các yếu tố đầu vào từ khâu chuẩn bị ao, thả giống đến khâu thu hoạch để làm thực phẩm.
- Quy trình:
+ Chuẩn bị cơ sở nuôi
+ Lựa chọn và thả giống
+ Quản lí và chăm sóc
+ Thu hoạch
+ Thu gom xử lí chất thải
+ Lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc
+ Kiểm tra nội bộ.
1.2. Lợi ích của nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP
- Đối với cơ sở nuôi: giảm chi phí sản xuất, sản phẩm có chất lượng ổn định, tạo dựng được mối quan hệ tốt với người lao động và cộng đồng xung quanh.
- Đối với người lao động: được làm việc trong môi trường an toàn đảm bảo vệ sinh, nâng cao kĩ năng lao động thông qua đào tạo về VietGAP.
- Đối với người tiêu dùng và xã hội: biết rõ được nguồn gốc thực phẩm, công bằng trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn.
- Đối với cơ sở chế biến thuỷ sản: có nguồn nguyên liệu đảm bảo, giảm chi phí ở các công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm thuỷ sản, tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm.
2. Quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP
2.1. Chuẩn bị cơ sở nuôi
a. Lựa chọn địa điểm
- Nẳm ở khu vực ít bị ảnh hưởng hoặc có nguy cơ thấp bởi các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.
- Nằm ngoài phạm vi các khu bảo tồn quốc gia và quốc tế.
- Nằm ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn đất ngập nước và khu bảo tồn biển.
- Không nằm trong khu vực có rừng ngập mặn và hệ sinh thái biển, cửa sông bị phá.
- Có đủ yêu cầu pháp lí về quyền sử dụng đất, mặt nước.
b. Cơ sở hạ tầng
- Bờ ao được xây dựng bằng các vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thuỷ sản nuôi, không rò rỉ nước.
- Hệ thống nước cấp, nước thải riêng biệt.
- Có nơi chứa và xử lí nước thải, bùn thải từ ao nuôi.
- Có nơi chứa và xử lí nước thải, chất thải sinh hoạt nếu có người lao động ở tại cơ sở nuôi.
- Khu vực chứa rác thải nguy hại riêng biệt với nơi chứa, xử lí thuỷ sản chết; tách biệt với khu nuôi trồng và không làm ảnh hưởng đến môi trường.
- Khu vực chứa vật tư đầu vào theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo không có sự xâm nhập của địch hại và tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
- Có sơ đồ chỉ dẫn khu nuôi thuỷ sản phù hợp với thực tế và có biển báo cho từng khu vực
- Có các biện pháp đảm bảo ngăn ngừa địch hại và các vật nuôi khác (chó, mèo, vịt, gà,...) xâm nhập vào cơ sở nuôi.
c. Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ.
- Phù hợp với yêu cầu sản xuất của môi trường trồng thủy sản và phù hợp.
- Vật liệu dễ vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường, không gây mất an toàn thực phẩm.
- Vận hành, bảo dưỡng, bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
d) Yêu cầu về nhân sự
- Người quản lí có kiến thức về nuôi trồng thủy sản, được tập huấn thực hành nuôi trồng thủy sản.
- Người lao động đủ 16 tuổi trở lên, được trang bị bảo hộ lao động. đảm bảo điều kiện làm việc, được tập huấn về nuôi trồng thủy sản và về thực hành nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Đảm bảo yêu cầu về đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và trách nhiệm xã hội.
2.2. Lựa chọn thả giống
- Lựa chọn giống: thuộc Danh mục các loài thuỷ sản được phép kinh doanh, đảm bảo chất lượng và được kiểm dịch theo quy định, không sử dụng con giống biến đổi gene và không sử dụng con giống khai thác từ bãi đẻ, khu vực di cư sinh sản.
- Thả giống: vận chuyển không ảnh hưởng đến sức sống và chất lượng con giống, lưu ý cân bằng giữa môi trường ao (bể) nuôi và môi trường nước vận chuyển, tránh gây sốc cho con giống, mật độ và mùa vụ thả phải tuân theo quy trình nuôi.
2.3. Quản lí và chăm sóc
a. Sử dụng thức ăn:
- Thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng, độ tuổi của đối tượng nuôi.
- Thức ăn không chứa chất cấm theo quy định của pháp luật, không sử dụng hormone và chất kích thích sinh trưởng trong quá trình nuôi, không sử dụng sản phẩm hết hạn, không rõ nhãn, không đảm bảo chất lượng,…
b. Theo dõi môi trường
- Nước cấp vào ao nuôi phải được xử lí và kiểm soát các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.
- Chất lượng nước nuôi phải thích hợp với loài thuỷ sản và không là mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.
- Định kì kiểm tra chất lượng nước ao nuôi về một số chỉ tiêu lí – hoá phù hợp với loài thuỷ sản và hình thức nuôi trồng.
c. Quản lí dịch bệnh
- Thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện dấu hiệu bị sốc, bị bệnh, nghi ngờ bị bệnh, các dấu hiệu bất thường khác trên thuỷ sản nuôi và thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa phát sinh dịch bệnh.
- Thực hiện cách li, ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh giữa các ao nuôi và từ ao nuôi ra bên ngoài.
- Nếu thuỷ sản mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh thuỷ sản phải công bố dịch thì phải báo cáo ngay cho các cơ quan có trách nhiệm nơi gần nhất.
- Cơ sở nuôi sử dụng thuốc thú y thuỷ sản nằm trong danh mục thuốc được lưu hành theo phác đồ của cán bộ chuyên môn, không sử dụng thuốc trong danh mục cấm và phải tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lí.
2.4. Thu hoạch
Kế hoạch, biện pháp thu hoạch phù hợp với loài thuỷ sản và hình thức nuôi trồng
2.5. Thu gom và xử lí rác thải
- Thu gom và xử lí đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả ra môi trường.
- Đối với chất thải rắn: thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi quy định bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
- Đối với chất thải nguy hại: phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lí theo quy định về quản lí chất thải nguy hại.
- Đối với thủy sản bị chết, bị nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh trong Danh mục bệnh thuỷ sản: công bố dịch phải được xử lí đúng cách tránh gây lây lan dịch bệnh.
- Cơ sở nuôi phải thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh, phải thực hiện tẩy trùng, cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi trồng.
2.6. Lưu trữ hồ sơ và truy xuất nguồn gốc
a) Tài liệu và lưu trữ hồ sơ
- Tài liệu được phê duyệt, cập nhật, phê duyệt lại khi cần và kiểm soát bởi người có thẩm quyền của cơ sở nuôi.
- Hồ sơ ghi chép hàng ngày, lưu trữ ít nhất 24 thấng tính từ thời điểm thu hoạch.
b) Truy xuất nguồn gốc
- Quy trình truy xuất nguồn gốc được vận hành thử trước khi chính thức thực hiện.
- Có quy định xử lí, thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm.
2.7. Kiểm tra nội bộ
Kiểm tra định kì việc tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn không quá 1 năm một lần, phát hiện điểm không phù hợp, xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 20: Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 21: Bảo quản và chế biến thuỷ sản
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 22: Phòng, trị một số bệnh thuỷ sản phổ biến
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 23: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thuỷ sản
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Công nghệ 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều