Bài tập trắc nghiệm Tính chất hóa học của ankađien



Chuyên đề: Hidrocacbon không no

Bài tập trắc nghiệm Tính chất hóa học của ankađien

Câu 1: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là

A. CH3CHBrCH=CH2.    B. CH3CH=CHCH2Br.

C. CH2BrCH2CH=CH2.    D. CH3CH=CBrCH3.

Câu 2: Chất nào sau đây không phải là sản phẩm cộng giữa dung dịch brom và isopren (theo tỉ lệ mol 1:1) ?

A. CH2BrC(CH3)BrCH=CH2.    B. CH2BrC(CH3)=CHCH2Br.

C. CH2BrCH=CHCH2CH2Br.    D. CH2=C(CH3)CHBrCH2Br.

Câu 3: Ankađien A + brom (dd) CH3C(CH3)BrCH=CHCH2Br. Vậy A là

A. 2-metylpenta-1,3-đien.    B. 2-metylpenta-2,4-đien.

C. 4-metylpenta-1,3-đien.    D. 2-metylbuta-1,3-đien.

Câu 4: Ankađien liên hợp X có CTPT C5H8. Khi X tác dụng với H2 có thể tạo được hiđrocacbon Y công thức phân tử C5H10 có đồng phân hình học. CTCT của X là

A. CH2=CHCH=CHCH3.     B. CH2=C=CHCH2CH3.

C. CH2=C(CH3)CH=CH2.     D. CH2=CHCH2CH=CH2.

Câu 5: Cho dãy chuyển hoá sau: CH4 → A → B → C → Cao su buna.

Công thức phân tử của B là

A. C4H6.    B. C2H5OH.    C. C4H4.    D. C4H10.

Câu 6: Cao su buna là sản phẩm có thành phần chính là polime thu được từ quá trình

A. trùng hợp butilen, xúc tác natri.

B. trùng hợp buta–1,3–đien, xúc tác natri.

C. polime hoá cao su thiên nhiên.

D. đồng trùng hợp buta–1,3–đien với natri.

Câu 7: Kết luận nào sau đây là không đúng ?

A. Buta–1,3–đien và đồng đẳng có công thức phân tử chung CxH2x-2 (x ≥ 3).

B. Các hiđrocacbon có công thức phân tử dạng CxH2x-2 với x ≥ 3 đều thuộc dãy đồng đẳng của ankađien.

C. Buta–1,3–đien là một ankađien liên hợp.

D. Trùng hợp buta–1,3–đien (có natri làm xúc tác) được cao su buna.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 3,40 gam ankađien X, thu được 5,60 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là

A. C4H6.    B. C4H8.    C. C4H6.    D. C5H8.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí X (đktc) gồm buta–1,3–đien và etan sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch H2SO4 đặc thì khối lượng dung dịch axit tăng thêm bao nhiêu gam ?

A. 3,6 g.     B. 5,4 g.    C. 9,0 g.    D. 10,8 g.

Câu 10: 2,24 lít hỗn hợp X gồm buta–1,3–đien và penta–1–3-đien (đktc) có thể tác dụng hết tối đa bao nhiêu lít dung dịch brom 0,10 M ?

A. 2 lít.    B. 1 lít.    C. 1,5 lít.    D. 2,5 lít.

Đáp án và hướng dẫn giải

1. A2. C3. C4. A5. C
6. B7. B8. D9. B10. A

Câu 8:

CTPT ankadien: CnH2n-2 : nankadien = nCO2/n = 0,25/n

=> Mankadien = 13,5n => n =5

Câu 9:

nH2O = 3.nX = 3.0,1 = 0,3 mol

=> m↑ = mH2O = 0,3.18 = 5,4 gam

Câu 10:

nBr2 = 2nX = 0,2 mol

=> VBr2 = 0,2/0,1 = 2 lít

Tham khảo các bài Chuyên đề 6 Hóa 11 khác:


chuyen-de-hidrocacbon-khong-no.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học