Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 8 (có đáp án): Quy luật Menđen: Quy luật phân li (Phần 3)



Với bài tập & câu hỏi trắc nghiệm Sinh 12 Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn trắc nghiệm Sinh học 12.

Câu 21: Để giải thích tỉ lệ phân li ở F2 xấp xỉ 3:1, Menđen tiến hành

A. cho các cây F1 tự thụ phấn và phân tích sự phân li ở đời con của từng cây.

B. cho các cây F2 lai phân tích và phân tích sự phân li ở đời con của từng cây.

C. cho các cây F2 lai với nhau và phân tích sự phân li ở đời con của từng cây.

D. cho các cây F2 lai thuận nghịch và phân tích sự phân li ở đời con của từng cây.

Đáp án: A

Câu 22: Quy luật phân li đúng với hiện tượng trội không hoàn toàn do:

A. Trong trường hợp trội không hoàn toàn các alen vẫn phân li đồng đều về các giao tử

B. F1 chỉ thu được 1 loại kiểu hình nếu P thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản

C. Hiện tượng trội không hoàn toàn chỉ nói về tính trạng trung gian giữa bố và mẹ

D. Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 1:2:1 nếu P thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản

Đáp án: A

Câu 23: Bố mẹ truyền nguyên vẹn cho con cái

A. kiểu hình.     B. kiểu gen.

C. gen (alen).     D. nhiễm sắc thể.

Đáp án: C

Câu 24: Trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen, để các alen của một cặp gen phân li đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì?

A. Số lượng cá thể con lai phải lớn.

B. Bố mẹ phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.

C. Quá trình giảm phân phải diễn ra bình thường

D. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.

Đáp án: C

Câu 25: Sử dụng phép lai nào sau đây có thể xác định được kiểu gen của cơ thể mang kiểu hình trội?

A. Lai thuận nghịch

B. Lai phân tích

C. Lai khác dòng

D. Lai khác loài

Đáp án: B

Câu 26: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là

A. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

B. Sự tổ hợp của cặp NST trong thụ tinh.

C. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.

D. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.

Đáp án: C

Câu 27: Một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ xuất hiện cây thân cao?

A. Aa x Aa.     B. Aa x aa.

C. aa x aa.     D. Aa x AA.

Đáp án: D

Câu 28: Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa vàng. Cho 4 cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai F1 có thể là:

a) 3 đỏ : 1 vàng.     b) 19 đỏ : 1 vàng.

c) 11 đỏ : 1 vàng.      d) 7 đỏ : 1 vàng,

e) 15 đỏ : 1 vàng.     f) 100% đỏ.

g) 13 đỏ : 3 vàng.      h) 5 đỏ : 1 vàng.

Tổ hợp đáp án đúng gồm:

A. c, d, e, g, h.     B. a, d, e, f, g.

C. b, c, d, f, h.     D. a, b, c, e, f.

Đáp án: B

A đỏ >> a vàng.

Cho 4 cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai F1 có thể là:

a) 3 đỏ : 1 vàng. → P: 4 Aa

d) 7 đỏ : 1 vàng → P: 2AA: 2Aa

e) 15 đỏ : 1 vàng. → P: 3AA: 1Aa

f) 100% đỏ. → P: 4AA

g) 13 đỏ : 3 vàng.

Câu 29: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai Aa aa cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là:

A. 1 : 1.     B. 1 : 2 : 1.

C. 3 : 1.     D. 9 : 3 : 3 : 1.

Đáp án: A

Câu 30: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tử trội?

A. AA x Aa.     B. AA x AA.

C. Aa x Aa.     D. Aa x aa.

Đáp án: B

Câu 31: Cho biết A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Có bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ?

A. 1.     B. 3.     C. 2.     D. 4.

Đáp án: C

Câu 32: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ vượt trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con của phép lai Aa × Aa là:

A. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

B. 100% hoa đỏ.

C. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

D. 100% hoa trắng.

Đáp án: C

Câu 33: Ở một loài thú, tính trạng màu lông do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Alen A1 quy định lông đen trội hoàn toàn so với các alen A2, A3, A4; Alen A2 quy định lông xám trội hoàn toàn so với các alen A3, A4; Alen A3 quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định lông trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cho cá thể lông xám giao phối với cá thể lông vàng, thu được F1 có tối đa 4 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình.

II. Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông trắng, đời con có thể có tỉ lệ kiểu hình là 1 con lông đen : 1 con lông vàng.

III. Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông trắng, đời con có thể có tỉ lệ kiểu hình là 1 con lông đen : 1 con lông xám.

IV. Cho 1 cá thể lông vàng giao phối với 1 cá thể lông vàng, đời con có thể có tỉ lệ kiểu hình là 3 con lông vàng : 1 con lông xám.

A. 1.     B. 2.     C. 3.     D. 4.

Đáp án: D

I đúng. Ví dụ khi bố mẹ có kiểu gen là A2A4 × A3A4. Thì đời con có 4 loại kiểu gen là: 1A2A3 : 1A2A4 : 1A3A4 : 1A4A4. Và có 3 loại kiểu hình là: lông xám (1A2A3 : 1A2A4); Lông vàng (1A3A4); Lông trắng (1A4A4).

II đúng vì nếu cá thể lông đen có kiểu gen là A1A3 thì khi lai với cá thể lông trắng (A4A4) thì sẽ thu được đời con có thể có tỉ lệ 1A1A4 :1A3A4 → Có 1 con lông đen : 1 con lông vàng.

III đúng vì nếu cá thể lông đen có kiểu gen là A1A2 thì khi lai với cá thể lông trắng (A4A4) thì sẽ thu được đời con có thể có tỉ lệ 1A1A4 :1A2A4 → Có con lông đen : 1 con lông xám.

IV đúng vì nếu cá thể lông xám có kiểu gen là A2A4 và cá thể lông vàng có kiểu gen A3A4 thì khi lai với nhau (A2A4 × A3A4) thì sẽ thu được đời con có thể có tỉ lệ 1A2A3 : 1A2A4 :1A3A4 :1A4A4 → Có tỉ lệ kiểu hình là 2 cá thể lông xám : 1 cá thể lông vàng : 1 cá thể lông trắng.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:




Các loạt bài lớp 12 khác