Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 Tiết 3 (có đáp án): Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á



Lời giải sgk Địa Lí 11 Bài 5:

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 Tiết 3 (có đáp án): Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

Câu 1. Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

A. Giáp với nhiều biển và đại dương

B. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á , Âu, Phi

C. Có đường chí tuyến chạy qua

D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới

Đáp án: B

Giải thích : Tây Nam Á là khu vực có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng, là nơi tiếp giáp của 3 châu lục (Á, Phi và Âu) và giàu có nhất về tài nguyên dầu mỏ, khí đốt; là nơi bất ổn chính trị nhất thế giới hiện nay.

Câu 2. Nguồn tài nguyên quan trọng nhấ ở khu vực Tây Nam Á là

A. Than và uranium

B. Dầu mỏ và khí tự nhiên

C. Sắt và dầu mỏ

D. Đồng và kim cương

Đáp án: B

Giải thích : Mục I.1, SGK/29 địa lí 11 cơ bản.

Câu 3. Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở

A. Ven biển Đỏ

B. Ven biển Ca-xpi

C. Ven Địa Trung Hải

D. Ven vịnh Péc-xich

Đáp án: D

Giải thích : Mục I.1, SGK/29 địa lí 11 cơ bản.

Câu 4. Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á theo

A. Ấn Độ giáo

B. Thiên chúa giáo

C. Phật giáo

D. Hồi giáo

Đáp án: D

Giải thích : Mục I.1, SGK/29 địa lí 11 cơ bản.

Câu 5. Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á và Trung Á

A. Đều nằm ở vĩ độ rất cao

B. Đều có khí hậu khô hạn, có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên

C. Đều có khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên rừng.

D. Đều có khí hậu lạnh, giàu tài nguyên thủy sản

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/29 - 30 địa lí 11 cơ bản.

Câu 6. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển ngành trồng trọt ở khu vực Trung Á là

A. Nguồn lao động

B. Bảo vệ rừng

C. Giống cây trồng

D. Giải quyết nước tưới

Đáp án: D

Giải thích : Mục I.2, SGK/30 địa lí 11 cơ bản.

Câu 7. Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là

A. Đông dân và gia tăng dân số cao

B. Xung độ sắc tộc, tôn giáo và khủng bố

C. Phần lớn dân cư theo đạo Ki-tô

D. Phần lớn dân số sống theo đạo Ki-tô

Đáp án: B

Giải thích : Mục II, SGK/31 - 32 địa lí 11 cơ bản.

Câu 8. Tình trạng đói nghèo ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á chủ yếu là do

A. Thiếu hụt nguồn lao động

B. Chiến tranh, xung đột tôn giáo

C. Sự khắc nghiệt của tự nhiên

D. Thiên tai xảy tai thường xuyên

Đáp án: B

Giải thích : Mục II.2, SGK/32 địa lí 11 cơ bản.

Cho biểu đồ

Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11

Biểu đồ thể hiện lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới năm 2015

Dựa vào biểu đồ, trả lời các câu hỏi 9,10:

Câu 9. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Tây Nam Á là khu vực có lượng dầu mỏ khai thác nhiều nhất thế giới

B. Trung Á là khu vực có lượng dầu thô khai thác đứng thứ hai thế giới

C. Tây Âu là khu vực có lượng dầu thô tiêu dùng nhiều nhất thế giới

D. Nga là nước có lượng dầu thô tiêu dùng ít nhất

Đáp án: A

Giải thích : Qua biểu đồ, rút ra nhận xét:

- Tây Nam Á là khu vực có lượng dầu mỏ khai thác nhiều nhất thế giới, tiếp đến là Bắc Mỹ, Nga,… và Đông Âu là khu vực có lượng dầu mỏ khai thác ít nhất thế giới.

- Bắc Mĩ là khu vực có lượng dầu thô tiêu thụ lớn nhất thế giới, tiếp đến là Đông Á, Tây Âu, Tây Nam Á,…

Câu 10. Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của khu vực nào nhiều nhất?

A. Tây Nam Á.      B. Trung Á

C. Tây Âu       D. Đông Á

Đáp án: A

Giải thích : Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của khu vực Tây Nam Á là 20,5 triệu thùng/ngày; Nga là 7/9 triệu thùng/ngày; Trung Á là 1,4 triệu thùng/ngày. Còn các khu vực khác lượng dầu thô khai thác không đủ để tiêu dùng mà còn phải nhập khẩu từ các nước khác

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học