Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 Tiết 3 (có đáp án): Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (phần 2)



Lời giải sgk Địa Lí 11 Bài 5:

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 Tiết 3 (có đáp án): Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (phần 2)

Câu 1: Tây Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa ba châu lục nào sau đây?

A. Âu – Á – Phi.

B. Âu – Á – Úc.

C. Á – Âu – Mĩ.

D. Á – Mĩ – Phi.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/28, địa lí 11 cơ bản.

Câu 2: Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?

A. Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.

B. Vị trí địa lý mang tính chiến lược.

C. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có.

D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/28, địa lí 11 cơ bản.

Câu 3: Đặc điểm nổi bật về xã hội của khu vực Tây Nam Á là

A. Vị trí trung gian của 3 châu lục, phần lớn lãnh thổ là hoang mạc.

B. Dầu mỏ ở nhiều nơi, tập trung nhiều ở vùng Vịnh Péc-xích.

C. Có nền văn minh rực rỡ, phần lớn dân cư theo đạo hồi.

D. Phần lớn dân cư theo đạo phật với nền văn minh lúa nước rực rỡ.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/29, địa lí 11 cơ bản.

Câu 4: Để trồng bông và cây công nghiệp ở khu vực Trung Á cần giải quyết vấn đề nào dưới đây?

A. Nước tưới.

B. Thị trường.

C. Lao động.

D. Giống.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/30, địa lí 11 cơ bản.

Câu 5: Đặc điểm khí hậu nổi bật ở Trung Á là

A. nóng ẩm.

B. lạnh ẩm.

C. khô hạn.

D. ẩm ướt.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/28, địa lí 11 cơ bản.

Câu 6: Đặc điểm nổi bật về xã hội của khu vực Trung Á là

A. đa dân tộc, thưa dân và tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao.

B. trình độ dân trí thấp, bùng nổ dân số và nghèo đói.

C. nhiều hủ tục lạc hậu, đô thị hóa tự phát và đói nghèo.

D. đói nghèo, di dân tự phát và đói nghèo.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/31, địa lí 11 cơ bản.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực Trung Á?

A. Điều kiện tự nhiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn thả gia súc.

B. Giàu tài nguyên thiên nhiên nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, tiềm năng thủy điện.

C. Từng có “con đường tơ lụa” đi qua nên tiếp thu giá trị văn hóa phương Đông và Tây.

D. Đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo hồi cao (trừ Mông Cổ).

Đáp án A.

Giải thích: SGK/31, địa lí 11 cơ bản.

Câu 8: Điểm tương đồng về kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là

A. Chịu ảnh hưởng sâu, rộng của đạo Hồi.

B. Bùng nổ dân số và nghèo đói.

C. Thu nhập bình quân đầu người cao.

D. Có thế mạnh về sản xuất nông, lâm, hải sản.

Đáp án A.

Giải thích: Khu vực Tây Nam Á và Trung Á đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của Hồi giáo:

- Ở Tây Nam Á, Đạo Hồi có ảnh hưởng sâu rộng nhưng hiện nay bị chia rẽ bởi nhiều giáo phái khác nhau. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái gây ra sự mất ổn định trong khu vực.

- Khu vực Trung Á có tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ).

Câu 9: Khu vực Trung Á tiếp thu nhiều giá trị văn hóa của cả phương đông và phương tây là do

A. quốc gia đa tôn giáo.

B. con đường tơ lụa.

C. vị trí chiến lược.

D. quốc gia đa dân tộc.

Đáp án B.

Giải thích: Con đường tơ lụa nối liền Trung Quốc (phương Đông), đi qua khu vực Trung Á tới các nước châu Âu. Không đơn thuần là con đường thương mại, đây còn là con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại và được coi như cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây. Như vậy, khu vực Trung Á nằm ở vị trí trung chuyển của con đường tơ lụa nên được tiếp thu nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây.

Câu 10: Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Dân số tăng nhanh.

B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.

C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.

D. Chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.

Đáp án B.

Giải thích: Những cuộc xung đột, nội chiến ở khu vực Tây Nam Á làm cho tình hình chính trị ở đây trở nên bất ổn và rối ren, đe dọa cuộc sống tính mạng những dân thường, phá hoại tài sản, của cải vật chất,…Vấn đề này kéo dài dai dẳng và không thể giải quyết ổn thỏa càng gia tăng thêm tình trạng nghèo đói cho người dân.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học