Vở thực hành Ngữ văn 9 Luyện tập tổng hợp - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Luyện tập tổng hợp sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.

Phiếu học tập số 1

Bài tập 1 trang 91 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc văn bản Bến đò trưa hè (Anh Thơ) và thực hiện các yêu cầu:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

A

B

C

D

Câu 2

A

B

C

D

Câu 3

A

B

C

D

Câu 4

A

B

C

D

Câu 5

A

B

C

D

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1:  Bố cục của bài thơ có ............ phần.

Nội dung chính của mỗi phần:

.........................................................................................................

Câu 2: Những hình ảnh trong bài thơ khắc họa rõ nét bức tranh phong cảnh làng quê Việt Nam một thời:

.........................................................................................................

Câu 3: Ấn tượng được gợi ra từ cảnh thiên nhiên nơi bến đò trưa hè: ......................

Câu 4: Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm của bức tranh thiên nhiên và nhịp sống của con người trong bài thơ:

.........................................................................................................

Câu 5: Tình cảm của nhà thơ đối với thiên nhiên và đời sống con người được thể hiện trong bài thơ:

.........................................................................................................

Trả lời:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

C

Câu 2

A

Câu 3

D

Câu 4

D

Câu 5

B

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1:

Bố cục của bài thơ có 2 phần.

Nội dung chính của mỗi phần:

- Khổ thơ đầu: Cảnh thiên nhiên nơi bến đò trưa hè;

- Hai khổ thơ còn lại: Cảnh sinh hoạt và đời sống con người nơi bến đò trưa hè ở làng quê.

Câu 2:

Những hình ảnh trong bài thơ khắc họa rõ nét bức tranh phong cảnh làng quê Việt Nam một thời: không gian vô cùng tĩnh lặng, vắng vẻ và cảnh sinh hoạt của con người với những nét đặc trưng, truyền thống (bến đò – cây đa – quán nước – tiếng gà trưa – con đê vắng,...)

Câu 3:

Ấn tượng được gợi ra từ cảnh thiên nhiên nơi bến đò trưa hè: vẻ đẹp của không gian tĩnh lặng, im vắng, khoáng đạt, rộng mở nhưng đượm buồn của bầu trời, dòng sông, cây đa, ngọn gió: “Mây đi vắng, trời xanh buồn rộng rãi.../ Sông im dòng đọng nắng đứng không trôi.”

Câu 4:

Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm của bức tranh thiên nhiên và nhịp sống của con người trong bài thơ: mối quan hệ tương đồng giữa vẻ đẹp của thiên nhiên và nhịp sống của con người: chậm chạp, lặng lẽ và dường như chìm vào một giấc mơ trưa: quán nước ẩn hàng bên rặng ruối, không gian thì vắng lặng, con người cũng lặng ngồi nghe cái vòi vọi vẳng lên của tiếng gà trong không gian, dòng sông, bến đò đều im vắng “không một thuyền ghé bến”, “không một chèo khua nắng”, bóng dáng thưa thớt của con người cũng như chìm trong không gian đó.

Câu 5:

Tình cảm của nhà thơ đối với thiên nhiên và đời sống con người được thể hiện trong bài thơ: Tình cảm của nhà thơ không được bộc lộ trực tiếp mà thể hiện qua cách miêu tả tỉ mỉ, chi tiết về cảnh và người (hình ảnh và âm thanh). Qua quan sát, lắng nghe thế giới thiên nhiên và con người, có thể nhận thấy tình cảm trìu mến, gắn bó đặc biệt của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt hiện lên trong ánh sáng và dòng nắng rọi thẳng từ đỉnh trời giữa trưa hè trong suốt và rõ mồn một, nhưng hoàn toàn không trần trụi, gắt gao mà vẫn đượm một cảm giác xa xăm, da diết, bâng khuâng như nỗi niềm nhà thơ.

Bài tập 2 trang 91 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) trình bày cảm nghĩ về bài thơ Bến đò trưa hè

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo:

"Bến đò trưa hè" của Anh Thơ là một bài thơ đầy cảm xúc và sâu lắng, đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng. Từ những dòng văn đơn giản nhưng sâu lắng, tác giả đã tạo nên một bức tranh tĩnh lặng của những khoảnh khắc bên bến đò trong buổi trưa hè. Tôi cảm nhận được không khí bình yên, thanh tịnh và lưu luyến trong từng chi tiết nhỏ, nhưng cũng chứa đựng những xao xuyến, những niềm nhớ về quê hương và tuổi thơ. Bài thơ đã đưa tôi trở lại với những kí ức ngọt ngào của mùa hè ấm áp, khi tôi ngồi bên bến đò, nhìn con sông êm đềm trôi qua và cảm nhận sự yên bình trong lòng. Đồng thời, nó cũng khiến tôi suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống, về việc giữ gìn những giá trị bền vững và đẹp đẽ trong cuộc sống hiện đại. Tôi tin rằng, những tác phẩm như "Bến đò trưa hè" là những kho báu vô giá, giúp chúng ta giữ vững tinh thần và tìm thấy sự an yên giữa cuộc sống hối hả ngày nay.

Bài tập 3 trang 91 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Nội dung chuẩn bị để tiến hành một cuộc phỏng vấn ngắn:

Đánh dấu √ vào vấn đề em chọn:

- Khi xa quê hương, điều gì sẽ trở thành hành trang không thể thiếu trong tâm hồn mỗi con người? □

- Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động có làm chúng ta lãng quên truyền thống và phai nhạt bản sắc dân tộc? □

- Thơ có còn sức thu hút với bạn đọc trong thời đại của công nghệ số và các phương tiên nghe – nhìn? □

Người được phỏng vấn: .................................................................

Các câu hỏi dự kiến: ...................................................................

Câu hỏi 1: ..............................................................................

Câu hỏi 2: ..............................................................................

Câu hỏi 3: ..............................................................................

Câu hỏi 4: ..............................................................................

Trả lời:

Đánh dấu √ vào vấn đề em chọn:

- Khi xa quê hương, điều gì sẽ trở thành hành trang không thể thiếu trong tâm hồn mỗi con người? ☑

- Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động có làm chúng ta lãng quên truyền thống và phai nhạt bản sắc dân tộc? □

- Thơ có còn sức thu hút với bạn đọc trong thời đại của công nghệ số và các phương tiên nghe – nhìn? □

Người được phỏng vấn: thảo luận viên 1, 2, 3

Các câu hỏi dự kiến:

Câu hỏi 1: Khi xa quê hương, điều gì sẽ trở thành hành trang không thể thiếu trong tâm hồn mỗi con người?

Phiếu học tập số 2

Bài tập 1 trang 92 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc văn bản Quyền được học tập và bảo vệ của phụ nữ và trẻ em trong hòa bình (Ma-la-la Y-u-xa-phơ-dây) và thực hiện các yêu cầu:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

A

B

C

 

Câu 2

A

B

C

D

Câu 3

A

B

C

D

Câu 4

A

B

C

D

Câu 5

A

B

C

D

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1: Đối tượng tác động của văn bản: ....................................................................

Câu 2: Những yếu tố được người trình bày sử dụng để nêu thông tin khách quan, bày tỏ ý kiến và tác động tới đối tượng cần thuyết phục: ............................................

Câu 3: Các phần được triển khai trong văn bản, mục đích và ý chính của từng phần:

Các phần của văn bản

Mục đích

Ý chính

Phần (1)

 

 

Phần (2)

 

 

Phần (3)

 

 

Phần (4)

 

 

Phần (5)

 

 

Câu 4: Trong phần (3) của văn bản, tác giả cho rằng: “Khi nhìn thấy bóng tối, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của ánh sáng.”.

Vấn đề được nêu như vậy là:    Đúng □           Sai □

Lí do: ........................................................................

 

Trả lời:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

B

Câu 2

D

Câu 3

B

Câu 4

C

Câu 5

D

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1:

Đối tượng tác động của văn bản: các nhà lãnh đạo thế giới và Liên hợp quốc.

Câu 2:

Những yếu tố được người trình bày sử dụng để nêu thông tin khách quan, bày tỏ ý kiến và tác động tới đối tượng cần thuyết phục:

- Thực trạng khủng bố đã xảy ra với chính người phát biểu và với những người dân thường ở Pa-ki-xtan và một số nước khác trên thế giới: “những kẻ khủng bố đã bắn vào bên trái trán tôi”, “họ cũng bắn vào các bạn của tôi”, “họ đã giết 14 sinh viên trường y vô tội”, “họ giết hại nhiều nữ giáo viên và các nhân viên tiêm vắc-xin sởi ở Khi-bơ Pa-khun-khơ-ta-va,...

- Hậu quả nghiêm trọng của nạn khủng bố đối với phụ nữ, trẻ em: “Nghèo đói, thiếu con người cơ bản là những vấn nạn tri thức, bị đối xử bất công và bị tước đoạt các quyền con người chính mà cả nam giới và phụ nữ phải đối mặt”

- Người phát biểu bày tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ, quan điểm với thực trạng và hậu quả nói trên: “Tôi không chỉ nói cho riêng mình mà còn cho cả những người không được lên tiếng. Họ cần được lắng nghe.”; “Nhưng không có gì thay đổi trong cuộc sống của tôi, ngoại trừ một điều: sự yếu đuối, sợ hãi và tuyệt vọng đã không còn tồn tại trong tôi.”...

Câu 3:

Các phần của văn bản

Mục đích

Phần (1)

Đưa ra vấn đề về nhân quyền.

Phần (2)

Tiếng nói không chỉ đại diện của nhân vật tôi mà còn của rất nhiều người khác.

Phần (3)

Những minh chứng cụ thể của việc nhân quyền đang không được đảm bảo

Phần (4)

Phần (5)

Kêu gọi mọi người đấu tranh và những người lãnh đạo cần quan tâm và bảo vệ.

Câu 4:

Trong phần (3) của văn bản, tác giả cho rằng: “Khi nhìn thấy bóng tối, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của ánh sáng.”.

Vấn đề được nêu như vậy là:    Đúng ☑            Sai □

Lí do: khi chiến tranh kéo tới, con người phải sống trong bất ổn, sợ hãi (bóng tối) chúng ta mới nhận ra việc hòa bình, ổn định quan trọng tới mức nào. Lúc đó chúng ta mới quý trọng thứ “ánh sáng” và biết giữ gìn, bảo vệ nó.

Bài tập 2 trang 92 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Lựa chọn một vấn đề để viết bài văn nghị luận xã hội:

Đánh dấu √ vào vấn đề em chọn:

- Việc học tập có thực sự cần thiết và có thể đem lại những lợi ích gì cho cuộc sống của mỗi trẻ em trên thế giới? □

- Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình? □

Dàn ý cho bài văn:

Mở bài

 

Thân bài

Luận điểm 1

 

Luận điểm 2

 

Luận điểm 3

 

...

 

Kết bài

 

Trả lời:

Lựa chọn một vấn đề để viết bài văn nghị luận xã hội:

Đánh dấu √ vào vấn đề em chọn:

- Việc học tập có thực sự cần thiết và có thể đem lại những lợi ích gì cho cuộc sống của mỗi trẻ em trên thế giới? ☑

- Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình? □ 

Dàn ý cho bài văn:

Mở bài

- Con người ai cũng trải qua việc học, nhưng không phải ai cũng có ý thức xác định mục đích và mục đích đúng đắn của việc học.

- Mỗi thời đại, con người có mục đích học tập không giống nhau. Tổ chức UNESCO đã đề xướng... nhằm xác định mục đích học tập có tính toàn cầu.

Thân bài

Luận điểm 1

Giải thích và làm rõ tầm quan trọng của việc học

Luận điểm 2

Bàn bạc, mở rộng vấn đề

Luận điểm 3

Bài học về nhận thức và hành động của bản thân

...

 

Kết bài

- Khẳng định vai trò của học tập: học để không bị ngu dốt, nghèo nàn và lạc hậu. Học để khẳng định sự thành đạt của cá nhân và sự tiến bộ của nhân loại.

- Liên hệ bản thân: Đã xác định được mục đích đúng đắn cho việc học của mình chưa? Cần phải làm gì để đạt được mục tiêu ấy?

Bài tập 3 trang 92 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Thảo luận với các bạn trong nhóm học tập:

Đánh dấu √ vào vấn đề em chọn để thảo luận:

- Giáo dục có thể góp phần làm thay đổi cuộc sống của mỗi con người như thế nào? □

- Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình? □

Chuẩn bị nội dung ý kiến để tham gia thảo luận: ...........................................

Trả lời:

Thảo luận với các bạn trong nhóm học tập:

Đánh dấu √ vào vấn đề em chọn để thảo luận:

- Giáo dục có thể góp phần làm thay đổi cuộc sống của mỗi con người như thế nào? □

- Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình? ☑

Chuẩn bị nội dung ý kiến để tham gia thảo luận:

Xin chào thầy cô và các bạn, hôm nay em sẽ trình bày phần thảo luận về vấn đề “Vì sao mọi trẻ em trên thế giới đều cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình?”

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” - điều đó quả thật không sai. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề quyền trẻ em.

Quyền trẻ em cần phải hiểu là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và phát triển một cách lành mạnh. Những quyền lợi này sẽ được quy định cụ thể ở từng nước khác nhau. Đồng thời, trên thế giới cũng có một quy định chung do Liên Hợp Quốc ban hành: “Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ Em” - ban hành những quy định chung nhất về quyền trẻ em. Mà khi đó các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Có thể kể đến những quyền cơ bản nhất của trẻ em được quy định ở đây đó là: Quyền được đối xử bình đẳng và bảo vệ chống lại sự kỳ thị phân biệt tôn giáo, nguồn gốc và bình đẳng giới; Quyền có tên gọi và quốc tịch; Quyền về sức khỏe và y tế; Quyền được giáo dục và đào tạo Quyền giải trí, vui chơi và tiêu khiển; Quyền tự tìm hiểu thông tin, quyền phát biểu, quyền được lắng nghe và tụ họp; Quyền riêng tư và sự giáo dục không bạo lực trong ý nghĩa của bình đẳng và hòa bình; Quyền được trợ giúp ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp và thảm họa, và được bảo vệ khỏi sự tàn ác, bỏ bê, lạm dụng, khai thác và bách hại; Quyền có một gia đình, được sự chăm sóc của cha mẹ và có một chỗ trú ngụ an toàn; Quyền được chăm sóc cho trẻ em khuyết tật…

Trong những năm gần đây, trẻ em đã mắc vào các tệ nạn xã hội chẳng hạn như nghiện ma tuý, cờ bạc… Có nhiều trẻ em ở các vùng miền xa xôi, hẻo lánh phải chịu đói, không được học hành. Hơn 2,6 triệu trẻ em bị mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng lại không có người thân kề bên chăm sóc. Số trẻ em bị tai nạn thương tích ngày càng giảm, tuy nhiên nổi lên những năm gần đây là số lượng trẻ em bị bạo hành, xâm hại ngày càng cao. Có tình trạng trẻ em gái bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc đi khỏi địa phương, đi nơi khác làm việc hoặc bị bán ra nước ngoài nhưng các cơ quan chức năng, kể cả gia đình chưa chủ động nắm bắt, vẫn còn lơ là trong việc bảo vệ trẻ nhỏ. Thậm chí vấn đề bất bình đẳng giữa trẻ em giàu - nghèo, người dân tộc thiểu số hay nông thôn - thành thị vẫn còn khá rõ rệt. Nhiều trẻ em còn bị bạo hành về thể xác lẫn tinh thần. Đặc biệt nhất là vấn đề xâm hại tình dục với trẻ em đang diễn ra ngày càng nhiều.

Những thức tế trên đặt ra cho con người câu hỏi cần làm gì để có thể thực hiện tốt những quyền lợi mà trẻ em đáng được hưởng. Có thể thấy chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, hướng các em đến một môi trường lành mạnh, cơ bản, để phát triển toàn diện, sẽ cần rất nhiều thời gian. Điều này không đơn thuần chỉ là trách nhiệm, mà chúng ta, mỗi gia đình, cả cộng đồng xã hội đều phải vào cuộc bằng cả cái nhìn tích cực và trái tim yêu thương dành cho trẻ. Hơn thế, còn phải biết lắng nghe trái tim trẻ em nói bằng sự tôn trọng của người lớn, chỉ như thế, chúng ta mới dễ dàng vượt qua được những thách thức.

Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần có sự quản lý chặt chẽ hơn về quyền bảo vệ trẻ em. Cũng như những biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em.

Phần thảo luận của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác