Vở thực hành Ngữ Văn 7 Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề trong đời sống - Chân trời sáng tạo
Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề trong đời sống sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 7.
Câu tục ngữ |
Vấn đề cần nghị luận |
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng |
Ảnh hưởng từ môi trường sống đến sự phát triển nhân cách của mỗi người. |
Có công mài sắt, có ngày nên kim |
|
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây |
|
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn |
Trả lời:
Câu tục ngữ |
Vấn đề cần nghị luận |
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng |
Ảnh hưởng từ môi trường sống đến sự phát triển nhân cách của mỗi người. |
Có công mài sắt, có ngày nên kim |
Vai trò của tính kiên trì trong cuộc sống. |
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây |
Đạo lí uống nước nhớ nguồn của con người. |
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn |
Vẻ đẹp nhân cách đáng quý hơn vẻ đẹp ngoài hình |
Trả lời:
Mở bài:
- Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận:
- Ý kiến chung của người viết về vấn đề cần bàn luận:
Thân bài:
- Giải thích vấn đề cần bàn luận: từ ngữ / hình ảnh / câu:
- Khẳng định ý kiến tán thành hay phản đối:
- Trình bày các ý kiến kèm lí lẽ, bằng chứng:
+ Ý kiến 1:
Lí lẽ:
Bằng chứng:
+ Ý kiến 2:
Lí lẽ:
Bằng chứng:
+ Ý kiến 3:
Lí lẽ:
Bằng chứng:
Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến về vấn đề bàn luận:
- Bài học rút ra:
Trả lời:
Mở bài:
- Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
- Ý kiến chung của người viết về vấn đề cần bàn luận: lòng kiên trì có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người
Thân bài:
- Giải thích vấn đề cần bàn luận: từ ngữ / hình ảnh / câu:
+ Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo.
+ Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.
=> Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.
- Khẳng định ý kiến tán thành hay phản đối: Tán thành với tính đúng đắn của câu tục ngữ. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống
- Trình bày các ý kiến kèm lí lẽ, bằng chứng:
+ Ý kiến 1: Biểu hiện của người có lòng kiên trì
Lí lẽ: Biết đặt ra mục tiêu cho bản thân mình, luôn nỗ lực, cố gắng hết sức để thực hiện mục tiêu, công việc mình đề ra bằng ý thức tự giác nhất. Luôn hướng về phía trước, khi gặp vấp ngã, thất bại biết đứng lên, rút ra bài học và đi tiếp con đường mình đã chọn. Người có lòng kiên trì luôn sống với ước mơ, nhiệt huyết của mình, biết tận dụng thời gian và tiết kiệm thời gian của bản thân cũng như của người khác.
Bằng chứng: Luôn cố gắng tự hoàn thành các bài tập, công việc được giao. Không bỏ cuộc dù cho khó khăn đến đâu. Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công”…
+ Ý kiến 2: Ý nghĩa của lòng kiên trì
Lí lẽ: Lòng kiên trì, nhẫn nại, tích cực theo đuổi mục tiêu đề ra sẽ giúp con người có được thành công, đạt được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Kiên trì là đức tính tốt đẹp của con người, nó khiến bản thân mỗi người sống có lí tưởng, trở nên tốt đẹp hơn. Nếu xã hội con người ai sống cũng có lòng kiên trì thì xã hội này sẽ ngày càng phát triển tốt hơn.
Bằng chứng: Vincent Van Gogh từng nói rằng “Chúng ta càng tiến bước trên đường đời, mọi việc lại càng khó khăn hơn, nhưng chính trong khi chống lại sự gian khổ mà sức mạnh nội tâm của con tim được”. Chính trong sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ ấy mà con người có thể khám ả ra những sức mạnh nội lực của bản thân bởi nhiều khi chúng ở sâu đến nỗi chính ta cũng không nhận ra.
+ Ý kiến 3: Phản biện
Lí lẽ: Trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán.
Bằng chứng: Những người này dễ thất bại, sẽ không bao giờ có được thành công.
Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến về vấn đề bàn luận: Lòng kiên trì là một đức tính đáng quý và đáng có của con người. chúng ta nên giữ gìn và phát huy đức tính này, tạo dựng cho mình một đức tính cho bản thân mình.
- Bài học rút ra: Là một người học sinh, trước hết chúng ta cần kiên trì, nỗ lực trong học tập, rèn luyện bản thân để trở thành một người tốt; sống có ước mơ, lí tưởng, tích cực trau dồi với lòng kiên trì để trở thành con người mà ta mơ ước; biết đứng dậy sau khi vấp ngã,…
Trả lời:
Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.
Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.
Ai cũng biết cây kim thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ. Đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt nên kim là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim. Đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đáng khâm phục. Nhìn con đê sừng sững ven sông Hồng chúng ta mới hiểu được tổ tiên ta đã kiên trì, nhẫn nại tới mức nào để tạo ra bức tường thành ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng.
Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Từ một em bé sáu tuổi vào học lớp một, bắt đầu cầm phấn tập viết chữ o đầu tiên cho đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới tiếp thu xong những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có thể đạt được kết quả tốt.
Trong lịch sử chống ngoại xâm, Bác Hồ là một trong những tấm gương tiêu biểu về sự phấn đấu bền bỉ, lòng hiếu học và ý chí vượt qua mọi gian nguy để đạt được mục đích giàn lại độc lập, tự do cho dân tộc. Nhờ ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm, Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để không ngừng học tập và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn, bôn ba khắp nơi, tù đày, gian khổ… Vượt qua muôn vàn khó khăn, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và lãnh đạo đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” từ xưa cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị. Trong xã hội công nghệ thông tin hôm nay, internet có thể cho chúng ta cả một núi thông tin chỉ sau một cú click chuột, nhưng những kỹ năng, phương pháp để dẫn đến thành công, thì vẫn không gì có gì khác được ngoài sự rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện. Và để có được lòng kiên trì rèn luyện, cần có một sự quyết tâm, không bao giờ từ bỏ mục đích, dù khó khăn đến thế nào. Mỗi chúng ta hãy luôn ngẫm nghĩ về câu tục ngữ ấy để tự trau dồi ý chí tiến lên.
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Định hướng điều chỉnh |
|
Đánh giá chung |
Diễn đạt mạch lạc, lập luật chặt chẽ. |
|||
Bài viết đúng chính tả, trình bày sáng rõ. |
||||
Bài viết đủ cấu trúc ba phần |
||||
Mở bài |
Giới thiệu vấn đề cần bàn luận được gợi ra từ câu tục ngữ. |
|||
Nêu ý kiến chung của người viết về vấn đề bàn luận |
||||
Thân bài |
Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ và vấn đề bàn luận |
|||
Lần lượt trình bày các ý kiến (có ít nhất hai ý kiến) |
||||
Mỗi ý kiến kèm các lí lẽ thuyết phục, bằng chứng tin cậy, phong phú. |
||||
Mở rộng, lật ngược vấn đề. |
||||
Kết bài |
Khái quát lại ý kiến của người viết |
|||
Bài học liên hệ |
Trả lời:
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Định hướng điều chỉnh |
|
Đánh giá chung |
Diễn đạt mạch lạc, lập luật chặt chẽ. |
x |
||
Bài viết đúng chính tả, trình bày sáng rõ. |
x |
|||
Bài viết đủ cấu trúc ba phần |
x |
|||
Mở bài |
Giới thiệu vấn đề cần bàn luận được gợi ra từ câu tục ngữ. |
x |
||
Nêu ý kiến chung của người viết về vấn đề bàn luận |
x |
|||
Thân bài |
Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ và vấn đề bàn luận |
x |
||
Lần lượt trình bày các ý kiến (có ít nhất hai ý kiến) |
x |
|||
Mỗi ý kiến kèm các lí lẽ thuyết phục, bằng chứng tin cậy, phong phú. |
x |
|||
Mở rộng, lật ngược vấn đề. |
x |
|||
Kết bài |
Khái quát lại ý kiến của người viết |
x |
||
Bài học liên hệ |
x |
Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST