Vở thực hành Ngữ Văn 7 Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất - Chân trời sáng tạo
Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 7.
Câu tục ngữ |
Đặc điểm |
Tấc đất, tấc vàng. |
Số vế: Số chữ: Loại vần: |
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. |
Số vế: Số chữ: Loại vần: |
Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa. |
Số vế: Số chữ: Loại vần: |
Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. |
Số vế: Số chữ: Loại vần: |
Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất. |
Số vế: Số chữ: Loại vần: |
Lúa chiêm nép ở đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên. |
Số vế: Số chữ: Loại vần: |
Tác dụng của cách gieo vần: |
Trả lời:
Câu tục ngữ |
Đặc điểm |
Tấc đất, tấc vàng. |
Số vế: 2 Số chữ: 4 Loại vần: sát |
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. |
Số vế: 2 Số chữ: 8 Loại vần: sát |
Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa. |
Số vế: 2 Số chữ: 8 Loại vần: cách |
Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. |
Số vế: 2 Số chữ: 6 Loại vần: sát |
Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất. |
Số vế: 2 Số chữ: 10 Loại vần: cách |
Lúa chiêm nép ở đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên. |
Số vế: 2 Số chữ: 14 Loại vần: chân |
Tác dụng của cách gieo vần: Làm cho câu có nhịp điệu, hấp dẫn người đọc. |
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên
Trả lời:
- Biện pháp tu từ: nhân hóa: nghe tiếng sấm, phất cờ
- Tác dụng: thể hiện kinh nghiệm của người dân trong việc nhìn nhận lợi ích của thời tiết trong lao động và sản xuất lương thực.
Bài tập 3 trang 26 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Kinh nghiệm gì được thể hiện trong mỗi câu tục ngữ bên dưới:
Trả lời:
Câu tục ngữ |
Kinh nghiệm |
Tấc đất, tấc vàng. |
Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người. |
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. |
Cần chú ý việc bón phân đối với cây lúa. Con người cũng như mọi việc, muốn tốt đẹp phải chăm chút, tô vẽ. |
Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa. |
Cày sâu thì lúa tốt, vì đất có tơi xốp lúa mới dễ hút màu; ví như cơm nhai kỹ thì ruột hấp thụ được nhiều. |
Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. |
(ruộng lạ: ruộng trồng đổi vụ, vụ này trồng lúa thì vụ sau trồng khoai và ngược lại; ruộng quen: ruộng không đổi vụ, quanh năm chỉ để gieo mạ): một kinh nghiệm trồng trọt, khoai trồng ruộng lạ mới tốt, nhưng mạ thì phải gieo ở ruộng quen mới tốt. |
Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất. |
Mưa tháng tư làm trôi màu của đất. Mưa tháng ba làm hoa màu tươi tốt. |
Lúa chiêm nép ở đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên. |
Trồng lúa vào vụ chiêm (vụ lúa trong mùa hè thường khô hạn và thiếu nước) nên cây lúa chỉ đật tầm ngang bờ ruộng thôi. Hễ nghe sấm động (có sấm động dẫn đến mưa dông) cây lúa sẽ trổ bông và cho mùa màng bội thu. |
Trả lời:
Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” nói về giá trị của đất được coi như vàng .Ông cha ta muốn truyền đạt rằng: đất là nơi sinh ra lúa , gạo nuôi chúng ta thành người, cũng là nơi ta “chôn rau cắt rốn” nó ví như vàng . Mỗi một mảnh đất đều do tự nhiên ở đó bồi đắp nên rất màu mỡ thuẫn lợi cho người nông dân trồng lúa và hoa màu. Đất và vàng được đặt cùng chung một cấp độ như nhau, nên nếu ta không biết quý trọng từng tấc đất cũng như không biết quý trọng tiền của của chính mình. Vì vậy, chúng ta cần quý trọng mảnh đất mà ta đang có, vun đắp nó, trồng trên mảnh đất đó những cây hoa màu hay lúa chính là vàng, bạc mà ta làm nên.
Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST