Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Như có ai đi vắng trang 87, 88, 89, 90, 91 Tập 1 - Chân trời sáng tạo
Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Như có ai đi vắng trang 87, 88, 89, 90, 91 Tập 1 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 3.
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu 1
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 88 Câu 2
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 89 Câu 3
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 89 Câu 4
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 5
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 6
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 7
Câu 1 (trang 87 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc một bài văn về gia đình.
Trả lời:
- Tên bài thơ: Gia đình hạnh phúc
- Tên tác giả: Trần Thiên Ân
- Chỉ hoạt động: chăm sóc, giúp đỡ, dạy dỗ, chia sẻ
- Chỉ tình cảm: yêu thương, gắn bó
- Hình ảnh đẹp: 3 ngọn nến
Câu 2 (trang 88 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Nghe – viết: Vườn trường (SGK, tr.128)
Trả lời:
Học sinh nghe viết vào vở ô ly.
Vườn trưa
Không có gì hiền lành, đáng yêu như khu vườn trưa lặng lẽ. Cây cối là người bạn hiền, buông từng lời thủ thỉ chan chứa màu xanh trong từng chiếc lá. Cao nhất là cây dừa. Thấp lè tè là bụi rau răm,... Ta có thể nghe được tiếng xạc xào của những bụi chuối phát ra từ những lá cờ xanh đùa trong gió.
Theo Băng Sơn
Câu 3 (trang 89 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Điền vần êch hoặc vần uêch vào chỗ trống và thêm dấu thanh (nếu cần):
Trả lời:
Nguệch ngoạc |
Bạc phếch |
Chênh vếch |
Trống huếch |
Rỗng tuếch |
Trắng bếch |
Câu 4 (trang 89 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Điền vào chỗ trống:
Trả lời:
a.
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.
b.
Ve ngân khúc nhạc
Gió hát lao xao
Luỹ tre xạc xào
Đồng quê bát ngát.
Câu 5 (trang 90 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Viết những cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau trong đoạn văn sau:
Giá sách được bài trí so le: ngăn cao, ngăn thấp, ngăn rộng, ngăn hẹp. Những cuốn sách dày, mỏng đứng cạnh nhau. Trên cùng là hai bức tranh một lớn, một bé. Nhưng tất cả đều hài hoà, gọn gàng, đẹp mắt.
Phúc Quảng
M: cao – thấp
Trả lời:
Rộng – hẹp
Dày – mỏng
Lớn – bé
Câu 6 (trang 90 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Viết từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ ngữ sau:
Trả lời:
- tròn: méo
- nóng: lạnh
- lớn: bé
- cao: thấp
- tươi: héo
- chín: xanh
Câu 7 (trang 91 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Sử dụng 2 – 3 cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau ở bài tập 6 để viết câu về đặc điểm khác nhau:
a. Giữa các đồ dùng trong nhà.
M: Cốc uống nước thì lớn còn cốc uống trà thì bé.
b. Giữa các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
M: Cây dừa thì cao còn cây chanh thì thấp.
Trả lời:
a. Máy giặt thì thấp, tủ lạnh thì cao.
Trong nhà thì lạnh, ngoài trời thì nóng.
b. Quả cam thì chín, quả bưởi thì xanh.
Quả dưa thì lớn, quả nho thì bé.
Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 3:
Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải vbt Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)