Bài 3: Như có ai đi vắng Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Như có ai đi vắng sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi & làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 3.
Đọc: Như có ai đi vắng trang 126, 127
Nội dung chính Như có ai đi vắng:
Bạn nhỏ kể về những cuộc điện thoại được trò chuyện với ông nội dù ông nội ở rất xa chưa từng được về thăm.
* Khởi động
Câu hỏi trang 126 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chia sẻ về những điều em thường trao đổi qua điện thoại với người thân theo gợi ý:
Trả lời:
- Em thường trao đổi qua điện thoại với người thân để:
+ Hỏi thăm sức khỏe, công tác.
+ Hỏi về những thông tin mình còn thắc mắc
Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Văn bản: Như có ai đi vắng
* Câu hỏi, bài tập:
Câu 1 trang 127 sgk Tiếng Việt lớp 3: Bạn nhỏ kể về điều gì trong khổ thơ đầu?
Trả lời:
Bạn nhỏ kể rằng mình trò chuyện với ông nội qua điện thoại được nghe thấy tiếng ông dù ông không ở đây.
Câu 2 trang 127 sgk Tiếng Việt lớp 3: Những dòng thơ nào trong bài diễn tả tình cảm của bạn nhỏ với ông nội?
Trả lời:
- Đỡ nhớ ông biết mấy
- Mà quá chừng nhớ mong.
Câu 3 trang 127 sgk Tiếng Việt lớp 3: Cả nhà bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi đường dây điện thoại bị đứt? Vì sao?
Trả lời:
- Cả nhà thấy buồn, hụt hẫng, như có người vắng nhà.
Câu 4 trang 127 sgk Tiếng Việt lớp 3: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao.
* Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ em thích.
Trả lời:
- Em thích nhất hình ảnh khi đường dây điện thoại bị đứt cả nhà ai cũng nhớ mong, như có người đi vắng. Điều này thể hiện tình cảm của bạn nhỏ bố mẹ với ông nội.
- Em đọc thuộc lòng 3 khổ thơ em thích.
2. Đọc một bài văn về gia đình:
Câu hỏi trang 127 sgk Tiếng Việt lớp 3:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích
b. Trao đổi với bạn về 2-3 từ ngữ dùng hay trong bài văn.
Trả lời:
Bé Hoa
Bây giờ, Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Em cứ nhìn Hoa mãi. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ.
Đêm nay, Hoa hát hết các bài hát mà mẹ vẫn chưa về. Từ ngày bố đi công tác xa, mẹ bận việc nhiều hơn. Em Nụ đã ngủ. Hoa lấy giấy bút, viết thư cho bố. Vặn to đèn, em ngồi trên ghế, nắn nót viết từng chữ:
Bố ạ,
Em Nụ ở nhà ngoan lắm. Em ngủ cũng ngoan nữa. Con hết cả bài hát ru em rồi. Bao giờ bố về, bố dạy thêm bài khác cho con. Dạy bài dài dài ấy, bố nhé!
Theo VIỆT TÂM
a. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích
- Em thích nhất trong bài là sự trưởng thành của bạn Hoa bạn Hoa biết lo lắng cho em, chăm sóc em và bạn Hoa còn rất yêu thương bố mình
- Qua đó em thấy mình cần phải học tập bạn hoa để vun đắp tình cảm gia đình.
b. Trao đổi với bạn về 2-3 từ ngữ hay dùng hay trong bài văn.
- Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm
Viết trang 128
Viết:
Câu 1 trang 128 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nghe viết
- Viết từ:
Trả lời:
- Học sinh luyện viết cẩn thận, nắn nót
- Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu.
Câu 2 trang 128 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn vần êch hoặc vần uêch thích hợp với mỗi ô trống và thêm dấu thanh (nếu cần):
Trả lời:
Nguệch ngoạc bạc phếch chênh chếch
Trống huếch rỗng tuếch trắng bệch
Câu 3 trang 128 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi ô trống:
Trả lời:
a. Chữ ch hoặc chữ tr
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà
Trần Đăng Khoa
b. Vần ac hoặc vần at và thêm dấu thanh (nếu cần)
Ve ngân khúc nhạc
Gió hát lao xao
Lũy tre xào xào
Đồng quê bát ngát
Gia Hân
Luyện từ và câu trang 129
Luyện từ và câu:
Câu 1 trang 129 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm trong đoạn văn sau những cặp từ có nghĩa trái ngược nhau
Trả lời:
Cao – thấp
Rộng – hẹp
Dày – mỏng
Lớn – bé
Câu 2 trang 129 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ sau:
Trả lời:
Tròn – vuông
Nóng – lạnh
Lớn – bé
Cao – thấp
Tươi – héo
Chín – sống
Câu 3 trang 129 sgk Tiếng Việt lớp 3: Sử dụng 2-3 cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau ở bài tập 2 để đặt câu nói về đặc điểm khác nhau:
a. Giữa các đồ dùng trong nhà.
b. Giữa các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên
Trả lời:
a.
+ Chiếc bàn ăn thì to còn chiếc bàn học của em thì nhỏ
+ Nước cam thì lạnh còn cacao lại nóng
b.
+ Buổi sáng thì trời sáng còn buổi tối thì trời tối
Vận dụng:
Câu 1 trang 129 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đóng vai gọi điện cho ông bà hoặc người thân để hỏi thăm sức khỏe và kể một niềm vui của em ở trường
Trả lời:
Em: Alô, cháu chào ông cháu là Minh Châu con bố Cường, mẹ Nụ đây ạ.
Ông ngoại: Ôi! Chào cháu dạo này cháu học hành thế nào? Bố mẹ và em Na có khỏe không?
Em: Dạ, cháu học bình thường, cả nhà cháu khỏe ông ạ? Tình hình sức khỏe ông bà thế nào ạ? Bà có còn bị đau chân không ạ?
Ông ngoại: Ông bà vẫn khỏe cháu ạ.
Em: Dạ vâng, cháu gọi điện hỏi thăm ông bà và báo với ông bà 26 Tết này cả nhà cháu sẽ về ông bà ăn Tết ạ.
Ông ngoại: Ôi ông bà vui quá cả nhà nhớ về sớm nhé.
Em: Vâng ạ, thôi cháu dừng máy đây ạ, cháu chào ông.
Câu 2 trang 129 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chia sẻ cảm xúc của em khi gọi điện cho ông bà hoặc người thân theo gợi ý.
Trả lời:
Sau khi gọi điện cho người thân em rất vui, hạnh phúc.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Thuyền giấy
- Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập cuối học kì 1
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Chiếc áo của hoa đào
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 2: Đua ghe ngo
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Rộn ràng hội xuân
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải vbt Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)