Bài 4: Thứ Bảy xanh Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Thứ Bảy xanh sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi & làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 4.
Đọc: Thứ Bảy xanh trang 100, 101
Nội dung chính Thứ Bảy xanh:
Ngày thứ bảy xanh các bạn học sinh khối lớp 3 đã tạo nên những chậu cây độc đáo, đẹp đẽ. Làm cánh cửa sổ lớp học trở nên mới mẻ và đầy sức sống.
* Khởi động
Câu hỏi trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể tên một số đồ dùng hoặc đồ chơi tự làm mà em biết
Trả lời
- Ống heo tiết kiệm bằng chai nhựa cũ.
- Ống đựng bút từ lõi giấy vệ sinh.
- Búp bê từ len chỉ quần áo cũ.
Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi
Văn bản: Thứ Bảy xanh
* Câu hỏi, bài tập
Câu 1 trang 101 sgk Tiếng Việt lớp 3: Các bạn học sinh làm gì trong ngày thứ Bảy xanh?
Trả lời
Ngày thứ Bảy xanh, các bạn học sinh hào hứng tạo nên nhiều mẫu chậu cây độc đáo từ những chiếc chai nhựa đã qua sử dụng
Câu 2 trang 101 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chậu cây tái chế của mỗi lớp có hình gì?
Trả lời
- Những chậu cây trầu bà của lớp 3A nối đuôi nhau giống đoàn tàu hỏa
- Những chậu cây mười giờ của lớp 3B hình chú gấu ngộ nghĩnh
- Những bông sen cạn của lớp 3C có miệng chậu hình li rượu.
Câu 3 trang 101 sgk Tiếng Việt lớp 3: Mỗi lớp trồng cây và treo chậu cây tái chế như thế nào?
Trả lời
- Ở khung cửa lớp 3A, những chậu cây trầu bà khoét ngang, nối đuối nhau giống đoàn tàu hỏa đang chở bầu không khí tươi mát vào lớp học.
- Hàng chục chậu cây mười giờ hình chú gấu ngộ nghĩnh được treo so le như những đường thêu ngẫu hứng, chia khung cửa sổ lớp 3B thành ô họa tiết ca rô nhiều màu sắc trông rất vui mắt
- Khung cửa sổ lớp 3C thật duyên dáng với những bông sen cạn đỏ thắm nở từ miệng chậu hình li rượu
Câu 4 trang 101 sgk Tiếng Việt lớp 3: Trong câu cuối bài, mỗi chậu cây tái chế được so sánh với hình ảnh nào?
Trả lời
Mỗi chậu cây tái chế như một ánh mắt biết cười.
Câu 5 trang 101 sgk Tiếng Việt lớp 3: Theo em vì sao ngày thứ Bảy được gọi là thứ Bảy xanh.
Trả lời
Theo em, vì ngày thứ Bảy này mọi người sẽ làm những việc để góp phần bảo vệ môi trường sống.
Câu hỏi trang 101 sgk Tiếng Việt lớp 3: Trao đổi với bạn ý tưởng trang trí lớp học từ chậu cây tái chế.
Trả lời
-Chia nhau thành 4 nhóm
+ Nhóm 1: Tìm chai nhựa cũ, đã sử dụng hết, với nhiều hình dạng kích cỡ khác nhau và xẻng, xén nhỏ để trồng cây
+ Nhóm 2+3: Tìm kiếm nhiều những giống cây nhỏ ở gia đình, người thân phù hợp để trồng trong các chai nhựa
+ Nhóm 4: Chuẩn bị đất, bình tưới cây.
- Cả lớp sẽ cùng nhau trồng cây vào tiết sinh hoạt cuối tuần
Nói và nghe: Nghe - kể Ông Trạng giỏi tính toán trang 102
Nói và nghe
Câu chuyện: Ông Trạng giỏi tính toán
1. Lần đó, khi sứ thần nhà Minh sang thăm nước ta, vua Lê Thánh Tông cử Lương Thế Vinh ra tiếp đón. Sứ thần vốn nghe tiếng trạng nguyên nước Việt chẳng những nổi tiếng về văn chương, âm nhạc, mà còn tinh thông cả về toán học, nên rất muốn thử tài.
2. Nhìn thấy một con voi to đang kéo gỗ dưới sông, sứ thần liền thách đố:
- Quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?
Lương Thế Vinh từ tốn đáp:
- Xin vâng.
3. Ra đến bến sông, ông chỉ chiếc thuyền bỏ không, sai lính dắt voi lên. Thuyền đang nổi, do voi nặng nên đầm sâu xuống. Lương Thế Vinh cho lính đánh dấu mép nước bên mạn thuyền rồi dắt voi lên.
4. Lúc này, ông lại ra lệnh cho quân lính chất đá lên thuyền. Chờ thuyền đầm xuống, đúng đến chỗ đánh dấu thì dừng lại.
5. Sau đó, ông cho người cân từng viên đá trên thuyền và cộng lại. Tính xong, ông thong thả nói với sứ nhà Minh:
- Đây, con voi ông vừa chỉ, nặng chừng này cân!
6. Kết quả khiến sứ thần phục lăn.
Theo Giai thoại Danh nhân Việt Nam
Câu 1 trang 102 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nghe kể chuyện
Trả lời
Các em nghe kể câu chuyện “Ông trạng giỏi tính toán” (Theo Giai thoại Danh nhân Việt Nam)
Câu 2 trang 102 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và câu gợi ý dưới tranh.
Trả lời
Bức tranh 1: Có một lần, sứ thần của vua Minh bên Trung Quốc sang thăm dò người giỏi ở nước ta. Vua Lê giao cho Lương Thế Vinh tiếp.
Bức tranh 2: Sứ thần muốn thử tài Lương Thế Vinh. Trong một buổi đi chơi dọc sông Tô Lịch, sứ Minh cho lấy cái cân và nhờ Vinh cân xem voi nặng bao nhiêu. Tuy biết Lương Thế Vinh là người giỏi, nhưng lần này sứ Minh yên trí sẽ làm ngượng mặt được quan Trạng nước ta.
Bức tranh 3: Biết được bụng dạ của viên sứ, Vinh mỉm cười cầm cân và cho quản tượng dắt voi xuống thuyền. Sứ Minh còn đang ngơ ngác thì thấy Vinh đã đo xong chiều cao của phần thuyền bị chìm.
Bức tranh 4: Sau đó, Vinh sai lính dắt voi lên và xếp đá xuống.
Bức tranh 5: Khi thuyền đã chìm sâu đến mức chở voi ban nãy, thì Vinh cho ngừng chuyển đá, và dùng cân, cân số đá trên thuyền.
Bức tranh 6: Sứ thần phục lăn. Nước tôi chưa chắc có người hơn được tài quan Trạng. Xin bái phục! Xin bái phục!
Câu 3 trang 102 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Trả lời
Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện “Ông Trạng giỏi tính toán”
Lớn lên, Lương Thế Vinh đỗ vào Trường Giám, học giỏi hiểu rộng. Ông thi đỗ Trạng nguyên, đem tài năng của mình ra giúp nước. Lương Thế Vinh rất giỏi toán, đã viết sách về toán, lại nổi tiếng thơ văn. Ông còn được tôn là ông tổ nghề múa rối nước của ta.
Có một lần, sứ thần của vua Minh bên Trung Quốc sang thăm dò người giỏi ở nước ta. Vua Lê giao cho Lương Thế Vinh tiếp. Trong một buổi đi chơi dọc sông Tô Lịch, sứ Minh cho lấy cái cân và nhờ Vinh cân xem voi nặng bao nhiêu. Tuy biết Lương Thế Vinh là người giỏi, nhưng lần này sứ Minh yên trí sẽ làm ngượng mặt được quan Trạng nước ta.
Biết được bụng dạ của viên sứ, Vinh mỉm cười cầm cân và cho quản tượng dắt voi xuống thuyền. Sứ Minh còn đang ngơ ngác thì thấy Vinh đã đo xong chiều cao của phần thuyền bị chìm. Sau đó, Vinh sai lính dắt voi lên và xếp đá xuống. Khi thuyền đã chìm sâu đến mức chở voi ban nãy, thì Vinh cho ngừng chuyển đá, và dùng cân, cân số đá trên thuyền.
– Nước tôi chưa chắc có người hơn được tài quan Trạng. Xin bái phục! Xin bái phục!
Viết sáng tạo trang 103
Viết sáng tạo
Câu 1 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nói về lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe dựa vào gợi ý:
a. Em muốn nói về nhân vật nào?
b. Lí do em thích hoặc không thích nhân vật ấy?
Trả lời
a. Em muốn viết về nhân vật I-sắc Niu-tơn
b. Em rất thích nhân vật I-sắc Niu-tơn vì: Cậu bé là người rất thông minh, chăm chỉ, say mê tìm tòi khám phá. Lại biết nghĩ cho mọi người. Khi sáng tạo ra chiếc đồng hồ cậu bé để đặt ở giữa làng để nó có thể báo cho tất cả mọi người biết giờ
Trả lời
Trong những câu chuyện đã đọc em thích nhất câu chuyện Đồng hồ Mặt Trời câu chuyện kể về sự thông minh và say mê tìm tòi của I-sắc Niu-tơn. Với sự chăm chỉ, ưa thích khám phá, nghiên cứu của mình, cậu bé đã sáng tạo ra chiếc Đồng hồ Mặt trời đầu tiên. Khi sáng tạo thành công chiếc đồng hồ cậu bé đã đặt nó ở giữa làng.
Vận dụng
Câu hỏi trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 3: Giải ô chữ sau:
Trả lời
Ô chữ tìm được: SÁNG TẠO
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 2: Thư thăm bạn
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Đôi bạn
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Hai người bạn
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Ông ngoại
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải vbt Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)