Nêu và phân tích quy trình viết bốn bước được thể hiện trong phần Viết
Câu 8 trang 124 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Nêu và phân tích quy trình viết bốn bước được thể hiện trong phần Viết ở một bài học cụ thể trong sách Ngữ văn 7, tập hai.
Ví dụ với Bài 8: Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”.
Thứ tự các bước |
Nhiệm vụ cụ thể |
Bước 1: Chuẩn bị |
|
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý |
|
Bước 3: Viết |
|
Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa |
|
Trả lời:
Thứ tự các bước |
Nhiệm vụ cụ thể |
Bước 1: Chuẩn bị |
- Đọc kĩ lại văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) và xem lại nội dung đọc hiểu của văn bản này. - Xem mục Định hướng để nắm vững các yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống xã hội. - Tập hợp những hiểu biết từ sách, báo,..và đời sống thực tế về những câu nói nổi tiếng và tấm gương có lối sống cao đẹp, giản dị. |
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý |
- Tìm ý: Đặt các câu hỏi: + Thế nào là giản dị? + Tính giản dị được biểu hiện qua những phương diện nào? + Tại sao cần sống giản dị? + Em biết những tấm gương nào về lối sống giản dị trong thực tế, sách, báo,...? + Em có suy nghĩ như thế nào về việc rèn luyện cho mình lối sống giản dị? - Lập dàn ý: + Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận. - Nêu vấn đề: Cần sống giản dị. + Thân bài: - Nêu quan niệm về lối sống giản dị. - Nêu biểu hiện của lối sống giản dị trong sinh hoạt đời sống - Phân tích ý nghĩa của lối sống giản dị. - Liên hệ với bản thân trong việc rèn luyện lối sống giản dị. Cần diễn đạt chân thật, cụ thể suy nghĩ của mình. + Kết bài: - Khẳng định vai trò của lối sống giản dị. - Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em. |
Bước 3: Viết |
- Rèn luyện các đoạn văn: đoạn mở bài, đoạn kết bài; đoạn văn phát triển một ý ở thân bài;... - Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh. |
Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa |
- Kiểm tra lại xem bài viết đã đầy đủ và đúng trình tự được nêu ở dàn ý chưa. - Tự phát hiện và biết cách sửa các lỗi về viết như: lỗi về ý, lỗi về diễn đạt, chính tả |
Xem thêm các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Câu 1 trang 116 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai theo bảng sau:
- Câu 2 trang 117 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Nêu nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập hai theo bảng sau:
- Câu 3 trang 120 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: : Nêu những điểm cần chú ý về các đọc thơ, truyện ngụ ngôn, kí (tùy bút, tản văn) và văn bản nghị luận, văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7, tập hai.
- Câu 4 trang 121 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Nêu những thể loại khác nhau của các văn bản văn học đã học ở hai tập sách Ngữ văn 7.
- Câu 5 trang 121 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Nêu những điểm khác nhau về đề tài, phạm vi của văn bản nghị luận và văn bản thông tin đã học trong hai tập sách Ngữ văn 7.
- Câu 6 trang 122 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Nêu yêu cầu cụ thể của các kiểu văn bản đã luyện viết trong sách Ngữ văn 7, tập hai theo bảng sau:
- Câu 7 trang 122 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Nêu và phân tích một số ví dụ cụ thể để thấy mối quan hệ giữa các nội dung đọc hiểu và yêu cầu viết trong các bài ở sách Ngữ văn 7, tập hai theo mẫu dưới đây:
- Câu 9 trang 125 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Nêu các nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 7, tập hai. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết?
- Câu 10 trang 127 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 7, tập hai là những nội dung nào
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều